Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 54 - 58)

Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2022

2.1. Những nhân tố mới tác động đến công tác đẩy mạnh lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Thái Bình

2.1.3. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế

chủ yếu có tính đột phá, phấn đấu xây dựng Thái Bình sớm có nền nông nghiệp, công nghiệp theo hướng hiện đại: “Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phương pháp quản lí tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp...; khuyến khích phát triển mạnh hình thức sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại;... quan tâm đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn” [21].

Đối với ngành công nghiệp - xây dựng, trong Chương trình hành động số 25-CTr/TU, ngày 10/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định đến năm 2030 ngành công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh.

Hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa...; tầm nhìn đến năm 2045, Thái Bình trở thành tỉnh có ngành công nghiệp phát triển hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, Tỉnh ủy Thái Bình đã đề ra các giải pháp như: “Phát triển công nghiệp theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất gắn với đẩy mạnh chuyển dịch tăng tỉ trọng các ngành có kĩ thuật, công nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách và ít gây ô nhiễm môi trường. Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, chế biến nông, thủy sản và công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục phát triển hợp lí một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở địa bàn và quy mô phù hợp. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường... Củng cố và mở rộng các làng nghề truyền thống, phát triển nghề và làng nghề mới...; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh; hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều

kiện thuận lợi, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, nghề và làng nghề”.

Đối với công nghiệp nặng, tập trung vào công nghiệp khai thác khí thiên nhiên tại vùng biển Thái Bình. Đóng mới, sửa chữa và hoán cải các tàu vận thủy. Đối với công nghiệp nhẹ, tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; sản xuất bia rượu, nước khoáng, công nghiệp dược; sản xuất gạch không nung, vải cao cấp, phụ liệu may, các sản phẩm may mặc, giày da cao cấp; sản xuất lắp ráp một số thiết bị điện tử, tin học, máy văn phòng..

Với mục tiêu và định hướng như vậy, tỉnh Thái bình có ưu tiên trọng tâm như: Tập trung phát triển công nghiệp hướng về phía biển; phát triển công nghiệp phải đảm bảo quy hoạch, ưu tiên phát triển trong các khu, cụm công nghiệp; thu hút nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đầu tư kinh doanh hạ tầng; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ nhu cầu cho cả nước và xuất khẩu; đầu tư có chọn lọc, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao và các lĩnh vực sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên;

khuyến khích thu hút các dự án sử dụng tiết kiệm đất, có hiệu quả.

Đối với ngành dịch vụ, Đảng bộ tỉnh Thái Bình chủ trương thát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. “Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển thương mại nội địa và xuất nhập khẩu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối. Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ ở đô thị và nông thôn, ưu tiên chợ đầu mối; khuyến khích phát triển các cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất. Khuyến khích phát triển các dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Hiện đại hóa và mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác... Phát triển dịch vụ giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, văn hóa, thể thao” [21, tr.46].

Đối với ngành nông nghiệp: Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững cả trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh cơ giới hoá, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng liên kết sản xuất giữa nhà nông và doanh nghiệp. Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại. Từng bước xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm sạch. Đổi mới phương thức quản lý gắn với cơ chế, chính sách phù hợp trong việc đầu tư trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới; thực hiện nhất quán và triệt để phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn theo nguyên tắc dân chủ và tự nguyện quyết định kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện và giám sát xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở từng thôn, làng, khu dân cư. Quan tâm đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình năm 2020 đã đề ra mục tiêu tổng quát trong phát triển kinh tế “huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, chú trọng phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng”. Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp mới đối với sự phát triển kinh tế: “Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng theo nhu cầu của thị trường. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh,

hiện đại gắn với đô thị hóa. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung thực hiện có hiệu quả việc cơ cấu lại các ngành công nghiệp. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, điện khí và điện gió theo quy hoạch; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, cải thiện năng lực quản lý. Chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; ưu tiên phát triển chợ đầu mối, các loại hình dịch vụ logistics. Khuyến khích phát triển thương mại điện tử, thương mại nội địa, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối; các dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn”.

Những chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2015 đến năm 2022 đã phù hợp với bối cảnh lịch sử mới, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương nên đã thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển không ngừng.

Dựa vào chủ trương mới của Đảng tỉnh, Đảng bộ thành phố Thái Bình đã quán triệt và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố thái bình, tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)