Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Một số nhận xét
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp u , chính quyền thành phố Lai Châu đối với kinh tế du lịch trong những năm từ 2010 đến năm 2022 đã đạt được một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, Đảng bộ thành phố Lai Châu quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, Tỉnh uỷ Lai Châu, đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế du lịch phù hợp thực tiễn địa phương.
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Lai Châu, địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch ở địa phương, Đảng bộ Thị xã – Thành phố Lai Châu luôn quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh u Lạng Sơn, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của địa phương để đề ra các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế du lịch phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch của thành phố ngày càng phát triển.
Trong những năm 2010 - 2022, các chủ trương của Đảng bộ thành phố Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II, III, IV và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, của U ban nhân dân thành phố, như: Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 7/1/2011 về “thực hiện chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị, giai đoạn 2011 - 2015”; Nghị quyết số 07 -NQ/TU ngày 21/10/2011 về lãnh đạo xây dựng phát triển thị xã Lai Châu đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2013 và thành lập thành phố trực thuộc tỉnh Lai Châu; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 22/9/2020 về phát triển thương mại và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2020 – 2025;… thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ Tỉnh vào tình hình thực tiễn của một thành phố mới được thành lập, đang chuyển mình.
Các nghị quyết trên là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch vào điều kiện cụ thể của địa phương, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống nông dân. Trên cơ sở bám sát đường lối, chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ thành phố Lai Châu đã đề ra quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế du lịch trong từng giai đoạn cụ thể, xác định những vấn đề trọng tâm, những khâu then chốt để từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch.
Từ chủ trương chung của Đảng bộ thành phố Lai Châu, U ban nhân dân thành phố ban hành nhiều quyết định, triển khai hệ thống chương trình, chính sách, dự án... nhằm triển khai một cách cụ thể mọi vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, như: Đề án phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 – 2020; Đề án số 445/ĐA-UBND ngày 09/12/2021 của U ban nhân dân thành phố về “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc thành phố Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 78/KH-UBND, ngày 30/3/2021 của U ban nhân dân thành phố về kế hoạch thực hiện đề án du lịch năm 2022;…
Ở cấp xã, phường, các nội dung chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế du lịch của thành phố ban hành đã nhanh chóng được tuyên truyền, triển khai đến người dân. Nhờ đó, nhân dân các dân tộc thành phố Lai Châu với vai trò là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế du lịch luôn nắm được chủ trương, chính sách cụ thể trong từng giai đoạn, giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch theo hướng hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có được sự đồng thuận của nhân dân.
Thứ hai, định hướng phát triển du lịch của Đảng bộ thành phố Lai Châu có bước phát triển qua từng thời kì, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển
Nhiệm kì 2010 – 2015, Đảng bộ thị xã – thành phố Lai Châu chưa có nghị quyết chuyên đề, chưa có chủ trương cụ thể, trọng tâm về phát triển kinh tế du lịch. Các chủ trương, về phát triển du lịch chủ yếu lồng ghép trong các chỉ đạo
về phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Do đó, kinh tế du lịch Lai Châu giai đoạn này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương, đóng góp của kinh tế du lịch còn thấp.
Đến giai đoạn 2015 – 2022, tại các kì Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kì (2015 – 2020) và nhiệm kì (2020 – 2025) đều đề ra chủ trương đưa du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Với chủ trương đó, trong những năm từ 2015 – 2020, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã có các chủ trương, kế hoạch trong công tác quy hoạch du lịch của thành phố cụ thể; xây dựng các tuor du lịch, gắn với các loại hình du lịch; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch,… Trong những năm (2020 – 2022), Đảng bộ tiếp tục có các chủ trương lãnh đạo thúc đẩy sự phát triển hơn nữa kinh tế du lịch, khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương: phát triển dịch vụ du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với lợi thế của địa phương,…
Định hướng phát triển du lịch của Đảng bộ thành phố qua các thời kì phản ánh sự đổi mới về tư duy trong phát triển du lịch của Đảng bộ thành phố, phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành du lịch trên phạm vi cả nước và của tỉnh Lai Châu, phù hợp với đặc điểm tình hình của thành phố.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Đảng bộ thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức của người dân thành phố Lai Châu về vai trò của kinh tế du lịch. Qua đó, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch.
Thứ ba, chủ trương và chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ thành phố Lai Châu đã tạo ra kết quả tích cực về phát triển kinh tế du lịch
Nếu như năm 2010, ngành kinh tế du lịch chưa được quan tâm, đẩy mạnh, số lượt khách du lịch đến với thành phố khoảng trên 10 nghìn lượt, thì đến năm 2015, thành phố Lai Châu đã tiếp đón 98.750 lượt khách du lịch, trong đó lượng khách quốc tế là 9.750 lượt, đạt 110% kế hoạch đề ra.
Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến thành phố Lai Châu giai đoạn 2010 -2022
(Đơn vị tính: Lượt khách) Năm Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa
Số lượng Số lượng Số lượng
2010 10.000 2.100 7.900
2015 98.750 9.750 89.000
2020 111.500 12.500 99.000
2022 125.414 18.700 106.714
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu) Sau những năm thực hiện quy hoạch, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, năm 2020 doanh thu du lịch thành phố đã đạt 156 tỉ đồng, đến năm 2022 ngành du lịch thành phố Lai Châu thu được hơn 165,4 tỉ đồng, với hơn 125.414 lượt khách du lịch đến thành phố, tức là lượng khách du lịch tăng gấp 12,5 lần so với năm 2010. Với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch, ngành du lịch thành phố Lai Châu cũng góp phần đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trở thành nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển những ngành khác trong thành phố Lai Châu nói riêng và trong tỉnh nói chung.
Từ năm 2015 trở lại đây có sự tăng đột biến, lực lượng lao động trong ngành du lịch. Nếu năm 2010, du lịch thành phố Lai Châu chỉ thu hút 267 lao động thì đến năm 2022 con số này đã là 1.550 người lao động trực tiếp, tăng 9,3 lần. Kinh tế du lịch phát triển đã góp phần không nhỏ vào trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và giảm t lệ thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch đã thu được nhiều kết quả. Một số khu du lịch trọng điểm được đầu tư xây dựng như: Khu Lâm viên thành phố, công viên Hồ Thủy Sơn, bản văn hóa dân tộc Mông gắn với hệ thống hang động bản Gia hâu 1 xã Sùng Phài, điểm du lịch xã San Thàng được đẩy nhanh. Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, chủ đầu tư đã chấp hành tốt các chế độ quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản của Nhà nước từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến nghiệm thu thanh toán các hạng mục công trình dự án.
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu tham gia du lịch nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Ngành du lịch đã không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Thành phố Lai Châu có 68 cơ sở lưu trú (vượt 0,9%) với 1.040 buồng/phòng, công suất sử dụng phòng đạt bình quân 63%/năm; 01 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, 03 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa; 72 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống; các quầy bán ẩm thực địa phương, ẩm thực truyền thống ngày càng phát triển, nhất là tại các điểm du lịch, bên cạnh đó các khu vui chơi giải trí đã bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách. Được thể hiện cụ thể dưới bảng thống kê sau:
Bảng 3.2. Các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2010 – 2022
Đơn vị 2010 2015 2020 2022
Cơ sở lưu trú Cơ sở 26 37 58 68
Số lượng phòng Phòng 405 640 955 1.040
Số lượng giường Giường 590 760 1.120 1.470 1. Phân theo loại hình
hách sạn Cơ sở 4 10 21 27
Nhà khách, nhà nghỉ Cơ sở 22 27 35 38
Làng du lịch Cơ sở 0 0 2 2
hu du lịch Cơ sở 1 0 0 0
2. Phân theo sở hữu
Nhà nước Cơ sở 2 3 5 6
Tư nhân Cơ sở 19 26 39 40
Cổ phần Cơ sở 5 9 14 22 3. Phân theo quy mô
Dưới 10 phòng Cơ sở 14 20 31 35
Từ 10 đến 19 phòng Cơ sở 12 16 25 28
Từ 20 đến 99 phòng Cơ sở 0 1 2 5
4. Phân theo hạng sao
Chưa xếp hạng Cơ sở 8 4 7 4
Đạt tiêu chuẩn Cơ sở 14 23 30 37
Từ 1-2 sao Cơ sở 4 9 19 25
Trên 3 sao Cơ sở 0 1 2 2
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu) Từ năm 2015, Đảng bộ thành phố Lai Châu đã từng bước khắc phục những khó khăn để đưa kinh tế du lịch có được những kết quả đáng kể. Với mức tăng trưởng như thời gian qua có thể thấy được du lịch thành phố Lai Châu đang có hướng đi phù hợp, sự quan tâm đầu tư phát triển của thành phố thời gian qua cho du lịch cùng với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững hơn.
Kinh doanh du lịch đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành nghề phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. Có được những thành tựu đó, là nhờ sự đồng lòng, nhất trí, đoàn kết của toàn dân thành phố dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Lai Châu.
Nguyên nhân của những ưu điểm
Về khách quan, trong quá trình lãnh đạo phát triển du lịch, Đảng bộ và nhân dân thành phố Lai Châu luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh u Lai Châu. Sự quan tâm đó, thể hiện ở hệ thống các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế du lịch của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy Lai Châu thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị cụ
thể, từ đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của thành phố Lai Châu.
Đối với thành phố Lai Châu, ngoài tiềm năng, lợi thế với nhiều nét đặc trưng, độc đáo trong các sản phẩm du lịch và là nơi được xem như xương sống của tỉnh, một địa bàn có nhiều các dân tộc anh em sinh sống, thành phố luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu. Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Tỉnh u Lai Châu được cụ thể hóa bằng các chính sách, tạo điều kiện cho kinh tế du lịch thành phố phát triển.
Về chủ quan, những ưu điểm trên là do có sự đánh giá, xác định đúng về vai trò, vị trí của kinh tế du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong những năm 2010 - 2022, Đảng bộ thành phố Lai Châu đã chọn đúng các vấn đề mấu chốt, có tính chiến lược cho từng giai đoạn, từ đó xây dựng thành các kế hoạch, đề án để tập trung đầu tư, chỉ đạo thống nhất có trọng tâm, hướng tới mục tiêu chung, tạo đòn bẩy tác động đến phát triển kinh tế du lịch của địa phương.
Đảng bộ thành phố Lai Châu đã biết vận dụng, phát huy những kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố trước năm 2010 cũng như chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch của các địa phương bạn, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đảng bộ thành phố huy động được mọi nguồn lực của địa phương cả về nhân lực, tài lực, vật lực, sức mạnh của nhân dân để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch, xây dựng kinh tế du lịch theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đặc sắc.
Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn từng bước được kiện toàn, sắp xếp lại, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của thành phố trong việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực này. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từng bước được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện.
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh tạo sự thông thoáng đối với kinh doanh nói chung và đối với hoạt động du lịch nói riêng.
Có được thành quả đó, cũng dựa vào sự đồng thuận, nhất trí và khát vọng học hỏi tự vươn mình của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Người dân là chủ thể của hoạt động phát triển kinh tế du lịch, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, nhân dân thành phố cũng tự vận động, học tập và trau dồi các kỹ năng, kinh nghiệm để tự phát triển bản thân, phát triển kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế du lịch toàn thành phố.
Như vậy, với sự hội tụ chín muồi của các yếu tố khách quan và chủ quan, từ năm 2010 đến năm 2022, kinh tế du lịch thành phố Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của thành phố, sớm khẳng định thành phố là địa bàn thu hút du khách với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Lai Châu.