Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 87 - 97)

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

Thứ nhất. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch.

Thành tựu đạt được của thành phố Lai Châu trong hơn 10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch là minh chứng khẳng định một trong những nguyên nhân quan trọng là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén và sâu sát của Đảng bộ thành phố. Để có được những chủ trương, chính sách đúng

đắn trong lãnh đạo phát triển du lịch, trước hết Đảng bộ thành phố đã nhận thức một cách sâu sắc vai trò của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch của thành phố. Trên cơ sở đó, Đảng bộ thành phố quán triệt chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, chủ trương của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển du lịch, vận dụng linh hoạt vào điều kiện tình hình cụ thể của địa phương, đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp, xác định chỉ tiêu phấn đấu, biện pháp thực hiện và tổ chức quán triệt tới cấp ủy cơ sở, các ban, ngành của thành phố.

Đảng bộ thành phố Lai Châu đã thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với từng ban, ngành, đoàn thể để hướng vào những mục tiêu chung trong phát triển kinh tế du lịch mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tổ chức thực hiện. Công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển du lịch được thực hiện sâu rộng trong nhân dân, nhờ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế du lịch.

Đảng bộ thành phố đã chú trọng công tác quy hoạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đảng bộ thành phố thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm giữa ban lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư nhằm thu thập, giải quyết những vướng mắc, những tâm tư nguyện vọng của họ; thành phố cũng tổ chức các đoàn cán bộ đi kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp nắm tình hình và hỗ trợ kịp thời những khó khăn trong quá trình triển khai, hoạt động. Đảng bộ thành phố cũng chỉ đạo ban ngành chuyên môn và các cấp chính quyền công khai minh bạch trong mọi hoạt động đảm bảo tính công bằng, dân chủ cho tất cả các doanh nghiệp. Công tác quản lý, giám sát của các cơ quan trong bộ máy chính quyền cần được Đảng bộ thành phố phân định rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý, nhũng nhiễu gây phiền hà và can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doang nghiệp.

Đảng bộ chú trọng chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án về du lịch có hiệu quả, đồng thời lồng ghép việc thực hiện phát triển kinh tế du lịch với các

chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, quá tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, các ban, ngành và đơn vị phối hợp triển khai, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ để phát triển kinh tế du lịch.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông: Quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền Luật Du lịch và tổ chức các chương trình văn hóa - thể thao tại các khu, điểm du lịch cộng đồng.

Cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương có nhu cầu. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá bằng trực quan tại trung tâm thành phố và các khu, điểm du lịch. Lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, các đơn vị truyền thông trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về hình ảnh du lịch thành phố Lai Châu trên cổng thông tin điện tử của thành phố, các ứng dụng nền tảng mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến du lịch. Tăng cường tuyên truyền thông qua các nền tảng số như: facebook, zalo,…xây dựng, biên tập chương trình đối thoại, tọa đàm, quảng bá, giới thiệu hình ảnh các khu du lịch trong thành phố tới du khách trong và ngoài tỉnh.

Phòng Kinh tế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin lập quy hoạch đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn, tham mưu U ban nhân dân thành phố tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo các chương trình, dự án phát triển du lịch của Trung ương, tỉnh tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch; xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông gắn với yêu cầu phát triển du lịch;

Kiểm tra giám sát về xây dựng cơ bản tại các khu, điểm du lịch cộng đồng đảm bảo tuân thủ đúng Luật Du lịch.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện dự kiến kinh phí xây dựng hằng năm để kịp thời đưa vào kế hoạch, bổ sung nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở tại các điểm du lịch và nguồn kinh phí kích cầu phát triển du lịch tại

địa phương. Phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin xây dựng kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về phát triển du lịch.

Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch quy hoạch đất đai để có quỹ đất phù hợp dành cho phát triển du lịch tại các khu du lịch trên địa bàn thành phố. Thực hiện việc cho mượn, thuê, cấp quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng tại các điểm du lịch. Xây dựng kế hoạch cụ thể về đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu điểm du lịch. Khoanh vùng bảo vệ đặt biển, cắm mốc các khu di tích, các hang động. Quản lý việc khai thác tài nguyên khoáng sản không để xâm hại đến du lịch nhất là các khu di tích đã được xếp hạng.

Công an thành phố thường xuyên phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, nhất là các điểm du lịch.

Có phương án tổ chức tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn giao thông. Đẩy mạnh công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm những trường hợp gây rối trong khu, điểm du lịch, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với du khách.

U ban nhân dân các xã, phường chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, dự án phát triển du lịch tại địa phương theo chủ trương, kế hoạch của Thành phố. U ban nhân dân các xã, phường khuyến khích các gia đình thuộc vùng được quy hoạch tham gia xây dựng khu du lịch cộng đồng; Phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện giải phóng mặt bằng tại các khu du lịch đã được đề án quy hoạch. Thành lập ban chỉ đạo của xã có các thành viên của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội vận động nhân dân nhận thức đúng về du lịch và tích cực tham gia thực hiện xã hội hóa hoạt động du lịch, đồng thời tích cực tham gia bảo vệ, đầu tư góp vốn xây dựng làng nghề, nhà hàng, cơ sở lưu trú và các dịch vụ giải trí khác tại các điểm du lịch cộng đồng. Cấp u , chính quyền cấp xã, phường tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ đạo của địa phương, đặc biệt là các sản phẩm OCOP góp phần quảng bá bằng việc tham gia các hội chợ bằng những sản phẩm chất lượng cao cả về chất lượng

và thẩm mỹ. Từ đó chào hàng ký hợp đồng mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Thứ hai. Đảng bộ phát huy thế mạnh của địa phương chỉ đạo xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch.

Trên cơ sở quán triệt các chủ trương của Trung ương Đảng, của Tỉnh u Lai Châu, căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh, điều kiện thực tiễn của địa phương, Đảng bộ thành phố đề ra chủ trương phù hợp để phát triển du lịch.

Thành phố Lai Châu là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, cư trú khá tập trung trong cộng đồng các làng bản như người Mông, Giáy, Thái. Các dân tộc còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Thành phố Lai Châu có thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhất là hệ thống hang động. Do đó, Đảng bộ thành phố Lai Châu đã đề ra các chủ trương phát triển các loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,… đồng thời kết hợp các loại tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn đối với điểm đến du lịch.

Bên cạnh đó, với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thành phố Lai Châu có điều kiện để hình thành trung tâm giải trí, thương mại, các điểm du lịch tham quan, khám phá du lịch gắn với đô thị như công viên, khu lâm viên cây xanh, tượng đài Bác hồ,…

Trong những năm từ 2010 đến năm 2022, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, U ban nhân dân thành phố đã có các Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch, đề án về phát triển du lịch như: Bảo tồn các giá trị văn hoá gắn với phát triển du lịch;

quy hoạch đô thị gắn với phát triển du lịch, phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch; phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái,…

Nhờ đó, thành phố Lai Châu ngày càng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của địa phương.

Thứ ba. Đảng bộ thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế du lịch.

Về công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Đảng bộ thành phố Lai Châu luôn coi trọng và thực hiện tốt công tác quản

lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố. Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch, thành phố chú trọng cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành công của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản hàng đầu của sự phát triển nhanh và bền vững trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch thành phố Lai Châu là một trong những đòi hỏi cấp thiết cho sự phát triển lâu dài. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực vừa có kiến thức, có ngoại ngữ, có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh, để du lịch thành phố Lai Châu phát triển xứng tầm với tiềm năng của nó. Nắm vững tầm quan trọng của công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thành phố đã phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, các địa phương trong tỉnh mở các lớp tập huấn cán bộ quản lý du lịch, lực lượng lao động du lịch về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch, lực lượng lao động trực tiếp tham gia lao động trong ngành du lịch ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế du lịch.

Về Quy hoạch du lịch: quy hoạch tổng thể và đồng bộ về phát triển du lịch là một trong những bước quan trọng góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch về du lịch. Công tác lập quy hoạch cần thiết phải đi trước, làm tiền đề để lập các dự án đầu tư và quản lý phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu làm tốt công tác quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, tạo nên sự đồng đều giữa các vùng, các khu du lịch, đảm bảo tốt mỹ quan và hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, bên cạnh các định hướng phát triển du lịch cần thiết phải đề ra được các chính sách và giải pháp thực hiện một cách thiết thực trong các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến quảng bá thị trường và sản phẩm, ứng dụng khoa học công

nghệ và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch và có các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch một cách hữu hiệu.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và chính sách thu hút đầu tư: Kinh tế du lịch muốn phát triển phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch tương đối đồng đều và hoàn thiện. Đó là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Ở hầu hết các nước, các khu vực có ngành kinh tế du lịch phát triển thì ở đó đều có cơ sở vật chất, kỹ thuật khá hoàn thiện. Ở thành phố Lai Châu trong thời gian qua, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển khá hiệu quả. Bên cạnh đó một số khu du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí đang trong giai đoạn xin cấp giấy phép hoặc thi công hoàn tất, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển.

Thành phố ưu tiên và tạo mọi điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn vốn vào các lĩnh vực du lịch; Tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế du lịch.

Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều chỉnh và bổ sung một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn mới ở thành phố có khả năng kéo dài thời vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách như: du lịch sinh thái - mạo hiểm, du lịch văn hóa - làng nghề lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; đối với các nhà đầu tư vào các dự án lớn có khả năng tạo dựng hình ảnh du lịch thành phố Lai Châu.

Về quảng bá thương hiệu và đa dạng hóa loại hình du lịch; tích cực đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực: Hoạt động quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch thành phố là những giải pháp quan trọng nhằm giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế biết đến du lịch thành phố Lai Châu như một điểm hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Đa dạng

hóa sản phẩm du lịch chính là hình thức đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của du khách, làm hài lòng du khách, giữ khách ở lại lâu hơn.

Mỗi người khách, nhóm khách đến từ nhiều nước, nhiều vùng khác nhau, họ sẽ có những sở thích, có văn hóa, tính cách và khả năng chi trả khác nhau. Do vậy muốn thành công thì thì phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch. Đa dạng về giá cả dịch vụ cho khách lựa chọn tùy theo khả năng chi trả, đa dạng về loại hình cho khách lựa chọn tùy theo sở thích, văn hóa. Du khách đến với thành phố có thể lựa chọn một cách thoải mái các loại hình dịch vụ từ bình dân cho tới cao cấp phục vụ mọi nhu cầu của du khách.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố đã tiến hành bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng… Với những chiến lược về sản phẩm, về xúc tiến quảng bá, quản lý, đầu tư hiệu quả.

Về khai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ các tài nguyên du lịch bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng môi trường xã hội du lịch lành mạnh: Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.

Thành phố Lai Châu là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn nhưng hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp do yếu tố con người, thiên nhiên tác động lên. hai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh là vấn đề sống còn của ngành du lịch, là trách nhiệm của các cấp chính quyền và toàn xã hội. Thành phố cần ban hành những quy chế về bảo vệ, đánh giá những tác động và những biện pháp để bảo vệ tài nguyên du lịch. Tất cả các dự án đầu tư và quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở vật chất du lịch đều phải thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo vệ môi trường và phải có một phần vốn đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường nói chung.

Thành phố cần xây dựng mô hình liên kết giữa quản lý, trùng tu, tôn tạo và khai thác kinh doanh du lịch các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trong tỉnh.

Tiếp tục phát triển, khôi phục và nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công. Xác định rõ vai trò trách nhiệm cho các

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)