Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 42 - 45)

Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LAI CHÂU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

2.1. Những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế du lịch

2.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

Du lịch ngày càng khẳng định vai trò là ngành kinh tế hàng đầu ở trên thế giới. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đạt mức 1,4 tỉ lượt người (tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%). Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. Năm 2018 du lịch quốc tế đóng góp cho GDP toàn cầu là 10,8%. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo, nhu cầu du lịch bùng nổ và sẽ tăng trưởng 4%/năm trong giai đoạn 2018 - 2028, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỉ lượt. Du lịch là ngành kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Do đó, trên thế giới nhiều nước chú trọng khai thác các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch.

Tình hình chính trị ở nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp (khủng bố, chiến tranh khu vực, xung đột sắc tộc,..) ảnh hưởng đến ngành du lịch toàn cầu. Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo dự báo của Du lịch thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo có tốc độ tăng trưởng về số lượng khách đến cao nhất, Đông Nam Á sẽ là tiểu khu vực thu hút lượng khách du lịch lớn thứ 4 trên thế giới. Đây là cơ hội lớn cho Du lịch Việt Nam.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới sự phát triển chung của du lịch toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) tính đến hết năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến tổng lượng khách du lịch thế giới sụt

giảm 73% so với cùng kỳ năm 2019. T lệ này đồng nghĩa với sự sụt giảm hơn 1 t lượt khách quốc tế tới các điểm đến trên thế giới, tương ứng với việc ngành Du lịch thế giới thất thu hơn 1,1 nghìn t USD tổng thu từ lượng khách quốc tế.

Con số này cao gấp hơn 10 lần so với tổn thất mà ngành Du lịch thế giới đã phải hứng chịu do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.

Năm 2021, du lịch thế giới ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ lượt khách quốc tế (415 triệu lượt) so với năm 2020 (400 triệu lượt), t lệ tăng trưởng đạt 4%.

Tuy nhiên, so với năm 2019, số lượt khách quốc tế đến năm 2020 và 2021 tương ứng sụt giảm lần lượt 73% và 72% . Sau đại dịch, sự gia tăng t lệ tiêm chủng vắc xin kết hợp với sự nới lỏng các hạn chế đi lại đã và đang giúp giải phóng nhu cầu du lịch đang bị dồn nén. Du lịch thế giới phục hồi vừa phải trong nửa cuối năm 2021, với lượng khách quốc tế đến giảm 62% trong cả quý II/2021 và quý IV/2022 so với mức năm 2019 - trước khi đại dịch xảy ra.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, lượng khách quốc tế đến trong tháng 12/2021 thấp hơn 65% so với cùng kỳ năm 2019.

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hình thành dựa trên công cuộc Cách mạng kỹ thuật số đã diễn ra từ thế k trước, với đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ, đang tác động vào mọi ngành, mọi lĩnh vực ở nước ta. Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch cũng đứng trước yêu cầu nhanh chóng phát triển theo mô hình "du lịch thông minh" nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ, nhằm tạo ra và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra cơ hội để du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Lai Châu nói riêng phát triển theo hướng hiện đại hoá.

Bên cạnh đó, các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên, xung đột giữa các sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt… đang đặt ra những thách thức trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Bối cảnh trong nước

Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có nhiều chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Chính phủ ban hành các Nghị quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế, trong đó bao gồm ngành du lịch như: Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Đặc biệt, Nghị quyết 08 - NQ/TƯ ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước”, “Tập trung mọi nguồn lực để phát triển du lịch”. Từ ngày 01/7/2018, nước ta tiến hành miễn visa cho 5 nước Châu Âu với thời hạn 3 năm.

Đồng thời, chúng ta thực hiện gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu; miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; cấp visa điện tử… tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Giai đoạn 2010 - 2015, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng.

Quy mô và tiềm lực nền kinh tế được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, dần dần phục hồi từ năm 2013. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung chỉ đạo thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế và bảo vệ môi trường có bước phát triển. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Với những

thành tựu đạt, tạo ra thế phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của thành phố Lai Châu nói riêng phát triển. Trong những năm 2015 – 2020, du lịch Việt Nam có bước tiến vượt bậc về tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt, trong bối cảnh đó du lịch thành phố Lai Châu đứng trước những khó khăn, thách thức nhất định. Trong khi đó, kinh tế du lịch của thành phố còn một số hạn chế: chưa có sản phẩm đặc thù, mang tính thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của quốc tế và các địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó, du lịch ở thành phố Lai Châu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các địa phương trong tỉnh (Tam Đường, Phong Thổ), cũng như các tỉnh lân cận có du lịch phát triển như Lào Cai, Điện Biên,…

Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển kinh tế du lịch của thành phố Lai Châu, đòi hỏi sự tăng cường lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong đẩy mạnh sự phát triển của du lịch thành phố Lai Châu.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)