Quá trình chỉ đạo về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2015

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 33 - 42)

Chương 1 ĐẢNG BỘ THỊ XÃ - THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM

1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thị xã – thành phố Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2015

1.2.2. Quá trình chỉ đạo về phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2015

Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Lai Châu (sau đó là Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Lai Châu) là cơ quan chuyên môn thuộc U ban Nhân dân thị xã - Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã - thành phố lai Châu thực hiện quản lý Nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo, báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, hạ tầng thông tin trên địa bàn, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thị xã - thành phố và theo quy định của pháp luật.

Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã (thành phố Lai Châu) có chức năng tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển du lịch và quảng cáo. Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thị xã - thành phố thực hiện bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn; Giúp U ban nhân dân thị xã (thành phố) quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực du lịch và quảng cáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động du lịch và quảng cáo trên địa bàn thị xã (thành phố); giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật.

Quản lý điểm đến du lịch là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch. Do đó, đối với các điểm du lịch của thị xã – thành phố Lai Châu được công nhận cấp Tỉnh, cấp Quốc gia, U ban nhân dân thị xã – thành phố đã chỉ đạo thành lập Ban quản lý. Các ban quản lý dưới sự quản lý của U ban nhân dân thị xã – thành phố Lai Châu và chịu sự hướng dẫn chuyên môn của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu. Đến năm 2015, ở thành phố Lai Châu đã thành lập được một số Ban quản lý di tích danh thắng như: Ban quản lý khu danh lam thắng cảnh Pu Sam Cáp.

Ban quản lý điểm đến kết hợp với phòng Văn hoá và Thông tin tích cực đôn đốc, kiểm tra các hoạt động kinh doanh về du lịch, hướng dẫn các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch thực hiện tốt các quy định của nhà nước. Với vai trò của Ban quản lý tại điểm đến du lịch, góp phần tạo cho hoạt động kinh doanh du lịch được ổn định, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, do cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, kinh nghiệm cán bộ quản lý chưa nhiều, tổ chức bộ máy hoạt động du lịch chưa thật hợp lý nên

những kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển du lịch ở địa phương.

1.2.2.2. Về chỉ đạo quy hoạch quy lịch

Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006- 2020” (năm 2006) là bước cụ thể hoá các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lai Châu lần thứ X và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020. Nội dung Dự án xác định phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ, đối với loại hình Du lịch văn hoá: tham quan, lễ hội, tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu ở khu vực thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường.

Dự án đề xuất định hướng về trung tâm phát triển du lịch tỉnh Lai Châu, trong đó nêu rõ vị trí của thị xã Lai Châu trong phát triển du lịch của tỉnh là: tổ chức không gian du lịch tỉnh Lai Châu lấy thị xã Lai Châu làm trọng tâm phát triển và giữ vai trò là trung tâm du lịch của toàn tỉnh. Trung tâm du lịch thị xã Lai Châu sẽ là điểm dừng quan trọng trong hành lang du lịch Tây Bắc và các vùng phụ cận trong và ngoài nước, là điểm đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch của toàn tỉnh. Về không gian, thị xã Lai Châu là nơi có hệ thống giao thông khá thuận lợi từ đó phát triển không gian hoạt động du lịch đến các khu vực Ma Lù Thàng, Sìn Hồ, Bình Lư...và các tuyến du lịch đi Hà Nội, Điện Biên và Lào Cai. Thị xã Lai Châu là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh lại nằm trong tâm điểm của các trục giao thông chính vì vậy trung tâm du lịch này cần phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch cao cấp như: vận chuyển, ngân hàng, lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm, cụ thể là: Phát triển thành trung tâm điều hành và dịch vụ du lịch tổng hợp; Trung tâm vui chơi giải trí thể thao và văn hoá; Trung tâm hội nghị hội thảo và các sự kiện đặc biệt (liên hoan du lịch).

Trên cơ sở các chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh u , U ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Đảng bộ Thị xã (Đảng bộ thành phố) Lai Châu đã chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Thị xã – thành phố Lai Châu đã phối hợp

với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu và các cơ quan chức năng liên quan rà soát, quy hoạch lập danh mục dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch trên địa bàn thị xã – thành phố Lai Châu như: Quy hoạch chung khu du lịch quần thể danh thắng Pu Sam Cáp, quy hoạch xây dựng Bản văn hóa du lịch Gia Khâu 1, xã Nậm Loỏng, bản văn hóa du lịch San Thàng, xã San Thàng.

Đến năm 2015, thành phố Lai Châu chỉ đạo tốt công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã Pu Sam Cáp, Nậm Loỏng, San Thàng phục vụ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch. Với sự chỉ đạo tích cực của Đảng bộ, U ban nhân dân thị xã – thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch thành phố Lai Châu phát triển khởi sắc trong giai đoạn sau (2015 – 2020).

1.2.2.3. Về chỉ đạo đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị, trong đó bao gồm cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011 – 2015, Thị u Lai Châu ban hành Nghị quyết số 02 – NQ/TU, ngày 07/01/2011, xác định mục tiêu “Hoàn thành cơ bản công tác xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị ở các lĩnh vực về hạ tầng thương mại dịch vụ, hạ tầng về dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, các cơ sở sản xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Cơ bản hoàn thành các hạ tầng kinh tế kỹ thuật như: đường giao thông nội và ngoại thị, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, cây xanh đô thị…

xây dựng công sở, trụ sở làm việc, nhà ở, dân cư phù hợp với kiến trúc đô thị, đảm bảo không gian đô thị, vệ sinh môi trường đô thị. Tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng về văn hoá – giáo dục, đào tạo, y tế… trong sự phát triển chung của đô thị” [19,1]. Nhiệm vụ cụ thể đối với phát triển hạ tầng kinh tế được Nghị quyết số 02 – NQ/TU, ngày 07/01/2011 nêu rõ: “Tiếp tục khai thác tiềm năng lợi thế để thu hút nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế, việc xây dựng và phát triển trung tâm thương mại, các điểm chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Khuyến khích đầu tư xây dựng phát triển nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở vận tải, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông.

Tập trung khai thác tiềm năng lợi thế về xây dựng cac cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động du lịch, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá” [19,2-3].

Thực hiện chủ trương của Thị u , U ban nhân dân thị xã phối hợp với phòng chuyên môn chú trọng chỉ đạo thực hiện công tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị trên địa bàn thị xã – thành phố, bao gồm hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế du lịch, kết hợp với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã.

Đảng bộ thị xã – thành phố quan tâm chỉ đạo sử dụng hợp lý nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước, các cấp và nguồn ngân sách của Thị xã nhằm đảm bảo cho việc thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2011 – 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội gần 5000 tỉ đồng, thị xã – thành phố đã triển khai thực hiện 196 dự án, bao gồm đầu tư xây dựng các hạng mục như: khu trung tâm hành chính thành phố, hạ tầng giao thông đô thị, hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng,… Công tác giám sát tiến độ thi công, chất lượng công trình được chú trọng thực hiện, góp phần mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện. Giai đoạn 2010 – 2015, trên địa bàn Thị xã – thành phố đã đầu tư, hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho du lịch phát triển như:

tuyến đường vào xã San Thàng, xã Nậm Loỏng (tạo điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Gia hâu 1 và bản San Thàng). Hệ thống giao thông khu vực nội thị của thị xã gồm 37 tuyến đường, với tổng chiều dài gần 74,17km đã được nhựa hoá. Đường Quốc lộ 4D và các tuyến đường tỉnh lộ đã được đầu tư mở rộng [45,4]; 98% đường giao thông nông thôn đã được cứng hoá mặt đường;

tất cả các tuyến đường chính và 85% ngõ hẻm được lắp điện chiếu sáng. Trên địa bàn thành phố, tất cả các hộ dân đều được sử dụng nước hợp vệ sinh, 80% số hộ dân được sử dụng nước sạch. [45,5]. Nhìn chung, các điểm du lịch của thành phố đều được cung cấp nguồn điện, nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phục vụ kinh doanh du lịch.

Giai đoạn 2010 – 2015, U ban nhân dân thị xã – thành phố Lai Châu khuyến khích các hộ kinh doanh, kêu gọi các doanh nghiệp mở rộng, đầu tư mới các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống trên địa bàn. Nhờ đó, mạng lưới kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các hoạt động dịch vụ ăn uống khác trên địa bàn thành phố Lai

Châu ngày càng được mở rộng. Đến năm 2015, thành phố có 210 đơn vị tham gia kinh doanh các lĩnh vực trên, với tổng doanh thu 70 tỉ đồng [45,6].

Bên cạnh đó, trong những năm 2010 – 2015, thị xã Lai Châu tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình quy hoạch đô thị nên các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, thông tin liên lạc được đầu tư, mở rộng.

Hệ thống giao thông nói riêng, hạ tầng du lịch nói chung được đầu tư xây dựng, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối đầu tư, phát triển du lịch, thu hút du khách.

1.2.2.4. Về công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được tỉnh Lai Châu quan tâm chỉ đạo.

U ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu phối hợp với các trường chuyên nghiệp mở nhiều lớp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch. Nội dung tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ như: quản lý cơ sở lưu trú, nghiệp vụ buồng, bàn,… Trong các đợt đó, thị xã – thành phố Lai Châu đều cử cán bộ quản lý Phòng Văn hoá và Thông tin, các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia các lớp tập huấn.

Đặc biệt, tháng 12/2014 U ban nhân dân thành phố Lai Châu phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, trường Cao đẳng Du lịch Lào Cai mở lớp tập huấn thuyết minh du lịch lần đầu tiên được tổ chức nhằm bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác thuyết minh du lịch của tỉnh Lai Châu nói chung và thành phố Lai Châu nói riêng. Tại buổi tập huấn, các học viên được trang bị cơ bản những kiến thức và kỹ năng thuyết minh du lịch; kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp... Qua các đợt tập huấn, các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản về công tác Quản lý Nhà nước trong hoạt động du lịch và một số văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực du lịch; các chuyên môn, nghiệp vụ gắn với hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, nhìn chung nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thị xã – thành phố Lai Châu giai đoạn 2010 – 2015 còn thiếu và yếu về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ gắn với hoạt động du lịch.

1.2.2.5. Về chỉ đạo công tác phát triển sản phẩm du lịch

Trên cơ sở chủ trương chỉ đạo của Tỉnh u Lai Châu, căn cứ vào điều kiện phát triển du lịch của địa phương, tình hình, xu thế du lịch trong nước và quốc tế, thị xã – thành phố Lai Châu đã chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Trong đó, đối với khu danh thắng Pu Sam Cáp, với những giá trị đặc trưng được thiên nhiên ưu đãi, thị xã – thành phố tiếp tục đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái để phục vụ du khách. Thị xã – thành phố đầu tư nâng cao chất lượng điểm đến để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá của du khách như đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông vào khu du lịch, đầu tư hệ thống điện ở các hang động,…

Bên cạnh đó, Thị xã – thành phố Lai Châu chỉ đạo chú trọng khai thác các tiềm năng về giá trị văn hoá cộng đồng các tộc người trên địa bàn để phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, thị xã – thành phố chỉ đạo xây dựng các bản văn hoá – du lịch người Giáy, người Mông. Nhiệm vụ trước hết được Thị u Lai Châu (Thành u Lai Châu) chỉ đạo là khôi phục, duy trì và phát triển một số nghề thủ công truyền thống. Trong Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 21/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Lai Châu về khôi phục, duy trì và phát triển một số nghề thủ công truyền thống của địa phương, giai đoạn 2011 – 2015, đã xác định quan điểm là “Gắn phát triển một số nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương với phát triển văn hoá du lịch và xây dựng nông thôn mới” [20,1]. Mục tiêu cụ thể là “Khôi phục, duy trì và phát triển một số nghề thủ công truyền thống của địa phương, tập trung chủ yếu vào một số nghề chủ yếu như: nghề nấu rượu, nghề làm bánh, thêu, dệt vải thổ cẩm,… để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn với việc xây dựng hai bản văn hoá – du lịch dân tộc Mông tại xã Nậm Loỏng, dân tộc Giáy tại xã San Thàng” [20,1-2]. Cùng với nghề thủ công truyền thống, các giá trị văn hoá gắn với trạngu phục, ẩm thực, tập tục văn hoá, lễ hội,… đều được thị xã – thành phố Lai Châu tích cực chỉ đạo khuyến khích bảo tồn trong cộng đồng.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống trong phát triển kinh tế - xã hội nói

chung và du lịch nói riêng được chú trọng thực hiện. Đối với nghề thủ công tuyền thống, tại cộng đồng làng bản, tổ chức truyền, dạy nghề thủ công cho người dân thông qua hình thức lựa chọn những người có tay nghề giỏi truyền nghề cho những người chưa có tay nghề; kết hợp với các chương trình khuyến nông để hỗ trợ, thúc đẩy các nghề thủ công phát triển. Với sự chị đạo quyết liệt của Đảng bộ thành phố, U ban nhân dân thành phố Lai Châu và nỗ lực của toàn dân. Đến năm 2015, thành phố Lai Châu đã xây dựng được 02 điểm du lịch cộng đồng: bản văn hoá du lịch dân tộc Giáy San Thàng 1; bản văn hoá du lịch dân tộc Mông Gia hâu 1. Các nghề thủ công truyền thống được duy trì phục vụ cho hoạt động du lịch như: nghề nấu rượu, nghề làm bánh (bánh bỏng, bánh phở, bánh khảo) phục vụ tại chợ phiên San Thàng,…

Bên cạnh đó, thị xã – thành phố duy trì tổ chức các lễ hội như: lễ hội Đền Lê Lợi, lễ hội Tú Tỉ, lễ hội Grâuk Taox. Những giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người được bảo tồn, phát huy, đã góp phần hình thành các điểm du lịch cộng đồng; tạo tiền đề để thành phố đa dạng hoá các sản phẩm du lịch gắn với điểm đến trong giai đoạn 2015 – 2020.

Đến năm 2015, thành phố Lai Châu có các điểm du lịch: Hệ thống hang động Pu Sam Cáp, Đền thờ vua Lê Lợi, Công viên hồ Thu Sơn, Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Lai Châu, chợ phiên San Thàng, bản văn hoá – du lịch Gia hâu 1 và bản văn hoá – du lịch Sàn Thàng 1. ết quả đạt được nhiệm kì 2010 – 2015 tạo động lực, tiền đề để Đảng bộ thành phố Lai Châu có những chủ trương sát hợp với điều kiện địa phương trong phát triển kinh tế du lịch ở giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)