Khái quát về thành phố Lai Châu và các điều kiện phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 24 - 30)

Chương 1 ĐẢNG BỘ THỊ XÃ - THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM

1.1. Những nhân tố tác động đến chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ thị xã - thành phố Lai Châu

1.1.3. Khái quát về thành phố Lai Châu và các điều kiện phát triển kinh tế du lịch

Ngày 26/5/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 52-CP, giải thể thị trấn nông trường Tam Đường. Đồng thời, chính thức xác lập vị trí mới của thị trấn Phong Thổ tại khu vực hai xã Nậm Loỏng và Tam Đường, còn khu vực thị trấn huyện lỵ cũ được giao cho xã Mường So quản lý.

Ngày 14/01/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2002/NĐ-CP chia huyện Phong Thổ thành hai huyện Phong Thổ và Tam Đường. Theo đó, thị trấn Phong Thổ và 3 xã: Nậm Loỏng, Sùng Phài, Tam Đường chuyển sang trực thuộc huyện Tam Đường. Đến tháng 11/2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 chia tỉnh Lai Châu cũ thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, huyện Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu mới. Đồng thời, tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu đặt tại thị trấn Phong Thổ thuộc huyện Tam Đường.

Ngày 10/10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2004/NĐ-CP. Theo đó: Thành lập thị xã Lai Châu, thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Phong Thổ và 2 xã: Nậm Loỏng, Tam Đường;

550 ha diện tích tự nhiên và 1.167 người của xã Sùng Phài thuộc huyện Tam Đường. Vùng đất này đã trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh Lai Châu. Sau đó, ngày 26/10/2004, Tỉnh u lâm thời Lai Châu ban hành Quyết định số 189-QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ thị xã Lai Châu và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời gồm 27 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí trong Ban Thường vụ. Đến ngày 15/11/2004, bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể thị xã Lai Châu ra mắt và chính thức đi vào hoạt động, tiếp tục thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn.

Ngày 27/12/2003, Chính phủ ra Nghị quyết số 131/NQ-CP về việc thành lập thị xã Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu. Thành lập Lai Châu có 7 đơn vị hành chính là 5 phường và 2 xã, bao gồm: phường Đoàn ết, phường Quyết Thắng, phường Tân Phong, phường Quyết Tiến, phường Đông Phong, xã Nậm Loỏng, xã San Thàng (năm 2020 sáp nhập xã Sùng Phài (từ huyện Tam Đường) và xã Nậm Loỏng với tên mới là xã Sùng Phài). Do đó, từ năm 2020, Thành lập Lai Châu có 7 đơn vị hành chính là 5 phường và 2 xã (xã Sùng Phài, xã San Thàng).

1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Thị xã - Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu, với vị trí địa lý được xác định: phía Bắc giáp với huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường, phía Đông và Nam giáp huyện Tam Đường, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ.

Tỉnh Lai Châu là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. Trong đó, Thành phố Lai Châu nằm trên trục đường giao thông chính là quốc lộ 4D, nối vùng Tây Bắc với trung tâm phát triển kinh tế của cả nước, cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khoảng 70 km, cách Hà Nội khoảng 380 km (qua thị trấn Sa

Pa và thành phố Lào Cai). Tỉnh Lai Châu có Cửa khẩu Ma Lu Thàng, là cửa khẩu Quốc gia đường bộ thuộc địa phận huyện Phong Thổ trên quốc lộ 12 với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đó là một trong những thuận lợi mở ra tiềm năng về thị trường khách du lịch Trung Quốc đối với du lịch tỉnh Lai Châu nói chung và thị xã – thành phố Lai Châu nói riêng.

Thị xã – thành phố Lai Châu nằm trên trục giao thông quan trọng nối giữa hai địa phương có du lịch khá phát triển đó là Sa Pa và Điện Biên. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, để thành phố Lai Châu thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách nội địa và khách du lịch quốc tế trực tiếp từ Trung Quốc, các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

Địa hình thành phố Lai Châu chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, giữa hai dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cap dọc theo quốc lộ 4D, với nhiều hang động trên dãy Pu Sam Cap – Nùng Nàng và khu vực Tả Gia hâu (xã Nậm Lỏng).

Thành phố Lai Châu nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ảnh hưởng nhiều của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm khí hậu là mùa đông tương đối ẩm. Mùa hạ đến sớm từ tháng 3. Mùa mưa đến sớm từ tháng 4, kết thúc sớm vào tháng 9. Nhiệt độ cao nhất là 33,7°C, nhiệt độ thấp nhất là 0,4°C, nhiệt độ trung bình năm là 19,2°C. Lượng mưa hằng năm khá lớn và phân bố gần như đều trong năm. Ngoài ra, còn có suối Sùng Phài và đầu nguồn suối Nậm So chủ yếu thoát nước vào mùa mưa, lưu lượng không lớn, thoát theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam... Nhìn chung, khí hậu thành phố Lai Châu, tương đối ôn hoà, mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, có những khu vực nhiều mây về mùa đông như Sìn Hồ, thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.

Thành phố Lai Châu có mạng lưới thu văn đa dạng, với ba nguồn nước chính: nguồn nước mặt bao gồm suối Tả Lèng, suối Lùng Than chảy qua xã San Thàng, nguồn nước ngầm nằm ở tầng đá vôi Đồng Giao và nguồn nước mạch lộ thiên. Nguồn thu văn của thành phố góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển du lịch của địa phương.

1.1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 2010

Nhiệm kì 2005 – 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã Lai Châu, điều hành của chính quyền thị xã cũng như sự nỗ lực của toàn dân, thị xã Lai Châu đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 21,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng/người/năm, tăng 2,6 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng nông, lâm nghiệp 8%, giảm 13,5%; công nghiệp, xây dựng 45%, tăng 15,5%; thượng mại, dịch vụ 47% tăng 1%. [16].

Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Đối với ngành thương mại, dịch vụ, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, hệ thống các điểm chợ được đầu tư, xây dựng. Tổng doanh thu thương mại, dịch vụ bình quân hằng năm đạt 135 tỉ đồng. Cơ sở dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Hằng năm, thị xã đón bình quân trên 10 nghìn lượt khách.

Văn hoá – xã hội có những bước chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, xây dựng. Chất lượng giáo dục, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, tỉ lệ lên lớp, chuyển cấp năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, thị xã Lai Châu được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Thị xã có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thị xã có 5/5 xã, phường có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội thực hiện tốt, công tác giảm nghèo đạt được những kết quả quan trọng. Đến tháng 6/2010 số hộ nghèo của thị xã giảm còn 140 hộ (chiếm 1,7%), bình quân mỗi năm giảm 2,3%. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Nhìn chung, cho đến trước năm 2010, kinh tế du lịch của thị xã Lai Châu chưa có nhiều điều kiện để phát triển.

1.1.3.3. Tài nguyên du lịch Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho thị xã Lai Châu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn, là cơ sở để hình thành các loại hình du lịch như: sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm…

Quần thể danh lam thắng cảnh Pu Sam Cáp thuộc xã Nậm Lỏong, gồm hệ thống hang động và những cánh rừng móc nguyên sinh bao quanh. Dãy núi Pu Sam Cáp chạy dọc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam là địa giới thiên nhiên giữa Thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ. Đây là dãy núi đất và đá vôi, sườn núi thoai thoải từ 20-300 và dốc đứng, chia cắt về hướng Bắc. Chính kiến tạo địa chất này đã tạo nên ở sườn Bắc dãy núi hàng chục hang động, suối ngầm kéo dài từ xã Nùng Nàng qua xã Nậm Lỏong đến xã Lản Nhì Thàng. Pu Sam Cáp không chỉ hấp dẫn bởi thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những dấu tích gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phong Thổ, Tam Đường và ghi lại nhiều dấu ấn của các dân tộc Mông, Thái…

Danh thắng Pu Sam Cáp được mệnh danh là “Tây Bắc đệ nhất động” với ba động chính: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh. Động Thiên Môn với vòm hang cao, rộng, nền động rộng khoảng 6.000 m2. Các cột nhũ thạch từ trên trần hang rủ xuống và từ dưới lòng đất đâm lên trập trùng như núi rừng Tây Bắc được thu nhỏ lại. Trong nền động có rất nhiều viên đá nhỏ óng ánh là kết tinh của những dòng nước chắt lọc từ đá qua hàng triệu năm và được ví như những con Dã Tràng se lên từ những hạt cát của thời gian.

Tài nguyên du lịch văn hoá

Thị xã Lai Châu là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc, với 18 dân tộc anh em, trong đó có 4 dân tộc chính: inh: 67%, Giáy: 17,5%, Thái: 8,5%, Mông: 6%, còn lại là các dân tộc khác chiếm t lệ khoảng 1%. Mỗi dân tộc mang bản sắc văn hoá riêng, là nguồn tài nguyên quan trọng trong khai thác phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt, có những bản làng

tộc người cư trú tập trung như Bản Gia hâu, Bản San Thàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác phát triển du lịch.

Bản Gia hâu nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 10 km, thuộc địa bàn xã Nậm Loỏng. Bản Gia hâu nằm trong một thung lũng nhỏ, bao bọc chung quanh là các dãy núi cao, với hệ thống hang động nguyên sơ như hang Ron, hang hỉ và hang Gấu. Bản Gia Khâu là nơi sinh sống của phần lớn dân tộc Mông. Nơi đây lưu giữ những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người Mông như: điệu múa khèn truyền thống, phong tục cưới hỏi lâu đời, lễ Grâuk Taox Cha của người Mông, múa dân vũ. Bản San Thàng là địa bàn cư trú của khoảng 70 hộ gia đình người Giáy với những nét văn hóa đậm đà bản sắc: lối kiến trúc cảnh quan với hàng rào đá bao quanh, phiên chợ đặc trưng của vùng cao – Chợ phiên San Thàng.

Thị xã Lai Châu là nơi có nhiều Lễ hội truyền thống gắn với đặc trưng của từng dân tộc được người dân tổ chức trong năm như: Lễ hội Tú Tỉ, lễ hội đền Lê Lợi, lễ Hạn huống (Hạn huống Giao Duyên), lễ hội Gầu Tào,...

Ngoài ra, cộng đồng các dân tộc ở thị xã Lai Châu còn lưu giữ được các hình thức nghệ thuật dân gian theo bản sắc của từng dân tộc như: Thổi Pí hát giao duyên, múa xòe, múa sạp của người Thái; hát đối và múa khèn của người Mông; nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy,…

Thị xã Lai Châu không chỉ có cảnh sắc đẹp mà còn có những món ăn hấp dẫn như: cơm lam, Cáp Long (cá suối ướp chua) món nướng chấm nậm pịa, xôi tím, cá bống vùi tro, nộm hoa ban,… Các làng nghề truyền thống vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng tộc người như: đan lát, làm bánh bỏng, dệt thổ cẩm, rèn,...

Trên địa bàn thành phố Lai Châu còn có di tích lịch sử: Đền thờ Vua Lê Thái Tổ (Vua Lê Lợi) được xây dựng vào ngày 22/9/2009, với tổng diện tích 15.000m2 thuộc tổ 5 (phường Đoàn ết, thành phố Lai Châu). Đền thờ được dựng lên nhằm tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã có công dẹp loạn vùng Tây Bắc.

Năm 1431, vua Lê Thái Tổ đã cho tạc khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ bên bờ Bắc sông Đà để lưu lại cho muôn đời sau “Bia cổ hoài lai”. Văn bia ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Đó là năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với ha Đốn (còn gọi là ha Lại), quấy nhiễu nhân dân nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (nay là vùng Thuận Châu, Sơn La). Vua Lê Thái Tổ thân chinh đem quân lên châu Phục Lễ. Tháng Chạp năm Tân Hợi 1431, sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường trở về qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn (hiện nay), để răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên cương của Tổ quốc, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn ghi nhớ sự kiện này. Đầu năm 2017, Đền thờ vua Lê Lợi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền thờ Vua lê Lợi còn là một trong những điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Thành phố và các địa phương lân cận.

Nhìn chung, thị xã Lai Châu là địa phương có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch, tuy nhiên cho đến năm 2010, du lịch của thị xã Lai Châu phần lớn vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để cấp u Đảng ở thị xã – thành phố Lai Châu xây dựng chủ trương phát triển kinh tế du lịch.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)