Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 48 - 52)

Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LAI CHÂU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

2.1. Những yêu cầu mới trong phát triển kinh tế du lịch

2.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế du lịch

thế mạnh trong phát triển du lịch: “Tiếp tục phát triển 3 vùng kinh tế theo quy hoạch: Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32 và 4D tập trung sản xuất lương thực, cây ăn quả, cây chè, chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch cộng đồng; vùng kinh tế nông, lâm nghiệp, sinh thái sông Đà tập trung phát triển cây cao su và chế biến mủ cao su, chăn nuôi quy mô hộ gia đình và trang trại, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ tập trung phát triển du lịch, vùng dược liệu, cây hoa, cây ăn quả ôn đới. Huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển để khai thác tối đa tiềm năng của từng vùng. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp” [11,3-4].

Đồng thời, Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ: “tăng cường quảng bá, xúc tiến, phát triển các loại hình du lịch” [11,4].

Ngày 10/12/2016 Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 68/2016/NQ-HĐND về phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 – 2020. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhằm đưa du lịch Lai Châu phát triển xứng tầm với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Trong đó, mục tiêu chung về phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 là:

Tập trung phát triển du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương với các loại hình du lịch như: Du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ; kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng; đưa Lai Châu trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực Tây Bắc. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Lai Châu trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ”. Để đạt được mục tiêu đề ra, nghị quyết xác định các nhiệm vụ cụ thể về:

“Phát triển thị trường du lịch, dịch vụ và sản phẩm du lịch, tuyến du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Xúc tiến, quảng bá du lịch; Liên kết phát triển du lịch; Quy hoạch các khu du lịch và đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch”. Trong đó, đối với phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Lai Châu, nghị quyết xác định: “Đầu tư xây dựng thành phố Lai Châu trở thành khu trung tâm du lịch,

dịch vụ của tỉnh trên cơ sở phát huy những tiềm năng lợi thế từ quần thể danh thắng động Pusamcap, khu hang động Gia Khâu gắn với bản văn hóa Gia Khâu, đền thờ Vua Lê Thái Tổ, vùng nguyên liệu chè, hệ thống các trang trại và cảnh quan thành phố Lai Châu. Khu du lịch tâm linh và khu lâm viên thành phố.

Quy hoạch xây dựng lại chợ phiên San Thàng thành điểm tham quan, tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng việc phân khu như: Ẩm thực, hàng thổ cẩm, sản vật địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi truyền thống dân tộc thiểu số” [63,2-3].

Bên cạnh đó, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 29/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trong đó xác định mục tiêu chung là: phát triển du lịch nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt 12% - 13%/năm (khách quốc tế tăng 12,3%); có 5,5 nghìn lao động du lịch (1,5 nghìn lao động trực tiếp, 4 nghìn lao động gián tiếp); doanh thu từ khách du lịch đạt trên 600 t đồng; có trên 110 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng hơn 2 nghìn phòng, thời gian lưu trú của khách du lịch trung bình đạt 1,8 - 02 ngày/người.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kì 2020 – 2025 (năm 2020) đề ra mục tiêu tổng quát: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển mạnh công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Tiếp tục phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng nông thôn và liên kết vùng” [26,4-5].

Đồng thời, Nghị quyết Đại hội xác định một trong bốn chương trình trọng điểm của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 – 2025 là Chương trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đ p của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Nhiệm kì 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Lai Châu chủ trương chú trọng, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của Lai Châu từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng: “Khai thác tiềm năng phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng” [26,6].

Ngày 14/01/2020, U ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2025. Đây có thể coi là một bước tiến mới để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng vốn được coi là thế mạnh của du lịch tỉnh Lai Châu. Theo đó, toàn tỉnh có 11 bản được lựa chọn thí điểm trong Đề án, trong đó có bản Gia hâu 1, xã Nậm Loỏng của thành phố Lai Châu.

Ngày 10/12/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, quy địnhh về hỗ trợ thực hiện các hoạt động: hôi phục lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống; bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống, chợ phiên truyền thống;

truyền dạy văn hóa truyền thống, truyền dạy và sản xuất vật mẫu nghề; tổ chức các đội văn nghệ quần chúng; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển các điểm du lịch cộng đồng có điều kiện, lợi thế tiêu biểu; đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.

Như vậy, giai đoạn 2015 – 2022 Đảng bộ tỉnh Lai Châu tăng cường lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên cơ sở đó, Đảng bộ thành phố Lai Châu quán triệt và vận dụng vào tình hình thực tiễn của thành phố để phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2015 – 2022.

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố lai châu, tỉnh lai châu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)