1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động tín dụng được xem như thước đo tăng trưởng của hệ thống ngân hàng tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng gia tăng nhanh, chất lượng tín dụng thấp và tiềm ẩn rủi ro lớn. Hầu hết các TCTD hiện đang hoạt động kém an toàn và kém hiệu quả. Những yếu kém đó nếu không được xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến ổn định nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia. Để hoạt động kinh doanh được an toàn và có hiệu quả thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro và thực hiện các mục tiêu: Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và chỉnh sửa nghiêm túc những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động. Bảo đảm tuân thủ pháp luật Nhà nước và các quý chế, quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Hiện nay hệ thống KSNB ở nhiều ngân hàng mới dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ, mang nặng tính hậu kiểm, chưa chú trọng vào việc kiểm tra đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để có thể cảnh báo kịp thời về những điểm yếu trong quy trình nghiệp vụ tín dụng để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, khắc phục sớm. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong tín dụng Ngân hàng Đối với Ngân hàng CSXH nghiệp vụ tín dụng mang tính đặc thù cào, chủ yếu phối hợp với các TCCTXH cho vay bằng tín chấp, ký kết hợp đồng ủy nhiệm, ủy thác một số khâu trong quá trình vay vốn thì việc kiểm soát nghiệp vụ tín dụng để giảm thiểu rủi ro, phát huy hiệu quả, bảo toàn đồng vốn rất cần thiết. Hoạt động của ngân hàng CSXH thành phố Đà nẵng đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình quốc gia về xóa đối giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chính quyền địa phương, Ngân hàng CSXH Việt Nam đánh giá cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt động tín dụng đang còn tồn tại một số những bắt cập đặt ra cho ngân hàng CSXH một thách thức lớn đó là: Làm thế nào để vừa phục vụ, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách tốt nhất vừa kịp thời phát hiện những tồn tại, điểm yếu trong nghiệp vụ tín dụng nhằm quản lý nguồn vốn các chương trinh tín dụng ưu đãi an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động. Chính vì tầm quan trọng của hệ thống KSNB và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH chung và phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng nói riêng, nên việc nghiên cứu đề tài:Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết, có ý nghĩa đối với ngân hàng hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này hướng tới các mục tiêu sau: Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng Mô tả và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng, nhận biết những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch. Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng + Về mặt thời gian: Số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập trong giao đoạn 20182020. 4. Phương pháp nghiên cứu Thông qua việc thu thập và nghiên cứu hệ thống lý luận từ các văn bản quy phạm pháp luật, từ các nguồn tài liệu khác về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và các lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở nắm bắt tình hình thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nói chung và thực trạng một cách cụ thể nhất tình hình thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu. Từ đó phân tích, đánh giá, so sánh để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: 4.1. Phương pháp phân tích thống kê Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2018, 2019, 2020, từ nguồn báo cáo của tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu. 4.2. Phương pháp so sánh Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu qua các năm đã thu thập được, từ đó tìm nguyên nhân của sự biến động. 4.3. Phương pháp mô hình hóa Các qui trình về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng như: quy trình kiểm soát giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, giải ngân và sau giải ngân đều được mô hình hóa để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt các bước của từng công tác. 4.4. Phương pháp suy diễn quy nạp Từ các lý luận chung về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, kết hợp với thực trạng công tác này tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu, tham chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để rút ra những điểm còn bất cập trong các quy định về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu. Trên cơ sở đó có những đề xuất giải pháp và kiến nghị thích hợp. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói riêng, cụ thể như: + Nghiên cứu của tác các tác giả Trần Hoàng Nam (2014), “Hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VP Bank ” Nghiên cứu của các tác giả đã trình bày được các bước kiểm soát quy tình tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn tại ngân hàng VPbank và đề xuất để cải thiện kiểm soát hoạt động tín dụng tại ngân hàng này. + Nghiên cứu của các tác giả tác giả Nguyễn Thị Minh Lan (2017): Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tác giả Đoàn Văn Phú (2018): “Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội”; tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2017), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Vietinbank”. Nhìn chung các đề tài đã khái quát được hệ thống KSNB cũng như hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu. Tác giả đã nêu lên được những ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB hay hoạt động kiểm soát một cách rõ ràng và từ đó đưa ra ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát tại đơn vị. Tuy nhiên, các đề tài chưa đưa ra ví dụ thực tế để minh họa cho các giai đoạn kiểm soát quy trình cho vay để đề tài có sức thuyết phục hơn và giúp người đọc hiểu rõ hơn thực trạng công tác kiểm soát tại các NHTM. Hay một số đề tài chưa làm rõ được mục tiêu, vai trò của hệ thống KSNB, chưa chỉ rõ được các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình, giai đoạn kiểm soát và thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đó. Một số đề tài còn đưa ra những giải pháp chung chung, không đi sâu vào thực trạng cụ thể tại đơn vị nghiên cứu. Tóm lại, tất cả các nghiên cứu nói trên đều thể hiện được việc nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ trong một đơn vị cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.
Trang 1TRẦN THÀNH ĐẠT
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng - Năm 2021
Trang 2TRẦN THÀNH ĐẠT
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Kế toán
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HỒ TUẤN VŨ
Đà Nẵng - Năm 2021
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
TRẦN THÀNH ĐẠT
Trang 4Kế toán tại trường Đại Học Duy Tân, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bịkiến thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới TS Hồ Tuấn
Vũ đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiệnnghiên cứu luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Phòng giao dịch, Ngân hàng chính sách xã hộiQuận Liên Chiểu, nơi tôi làm việc và các đồng nghiệp đã cung cấp cho tôinhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích để phục vụ trong quá trình làm đề tàinghiên cứu
Tuy có nhiều nỗ lực và cố gắng, nhưng do điều kiện của bản thân, vànhiều lý do khách quan, nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi nhữnghạn chế Kính mong được sự góp ý của các quý Giảng viên và các bạn đồngnghiệp, để đề tài được hoàn thiện, vận dụng vào thực tiễn công việc của mìnhngày một tốt hơn
Tác giả luận văn
TRẦN THÀNH ĐẠT
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của Luận văn 4
6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 6
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ 6
1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 7
1.1.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB 7
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 16
1.2.1 Khái niệm tín dụng 16
1.2.2 Phân loại tín dụng 17
1.2.3 Các đặc trưng cơ bản của tín dụng 19
1.2.4 Đặc điểm của hoạt động tín dụng 21
1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 23
1.3.1 Kiểm soát xét duyệt cho vay 23
1.3.2 Kiểm soát quá trình giải ngân 25
1.3.3 Kiểm soát sau giải ngân 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
Trang 62.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN
LIÊN CHIỂU 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 30
2.1.3 Các nhiệm vụ chủ yếu 31
2.1.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng từ năm 2018-2020 32
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU 39
2.2.1 Kiểm soát xét duyệt cho vay 39
2.2.2 Kiểm soát quá trình giải ngân 50
2.2.3 Kiểm soát sau cho vay 57
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU 64
2.3.1 Những kết quả đạt được 64
2.3.2 Những hạn chế của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU 68
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU 68
Trang 73.2.1 Hoàn thiện kiểm soát xét duyệt cho vay 69
3.2.2 Hoàn thiện kiểm soát quá trình giải ngân 71
3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay 72
3.2.4 Một số giải pháp bổ trợ 74
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 81
3.3.1 Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Tp Đà Nẵng 81
3.3.2 Đối với chính quyền địa phương Quận Liên Chiểu 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội RRTD Rủi ro tín dụng
Trang 9Liên Chiểu 34Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn tín dụng tại PGD NHCSXH Q Liên Chiểu giaiđoan 2018-2020 37Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tín dụng tại PGD NHCSXH quậnLiên Chiểu giai đoạn 2018-2020 37Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại PGDNHCSXH quận Liên Chiểu gia đoạn 2018-2020 38Bảng 2.5 Một số lỗi rủi ro phổ biến trong quá trình xét duyệt cho vay củaPhòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu 40Bảng 2.6 Các công việc kiểm soát chủ yếu trong quá trình xét duyệt cho vaycủa phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu 47Bảng 2.7 Một số lỗi rủi ro phổ biến trong quá trình giải ngân của Ngân hàngChính Sách xã hội 51Bảng 2.8 Các công việc kiểm soát chủ yếu quá trình giải ngân của Phònggiao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu 54Bảng 2.9 Một số lỗi rủi ro phổ biến sau khi cho vay của phòng giao dịchNgân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu 58Bảng 2.10 Các công việc kiểm soát chủ yếu sau cho vay của Phòng giao dịchNgân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu 62
Trang 10Hình 2.2 Quy trình cho vay tại NHCSXH 45
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động tín dụng được xem như thước đo tăng trưởng của hệ thốngngân hàng tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng gia tăngnhanh, chất lượng tín dụng thấp và tiềm ẩn rủi ro lớn Hầu hết các TCTD hiệnđang hoạt động kém an toàn và kém hiệu quả Những yếu kém đó nếu khôngđược xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến ổn định nền kinh tế và hệthống tài chính quốc gia Để hoạt động kinh doanh được an toàn và có hiệuquả thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt làchất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng nhằm giảm thiểurủi ro và thực hiện các mục tiêu: Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và chỉnh sửanghiêm túc những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động Bảo đảm tuânthủ pháp luật Nhà nước và các quý chế, quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sửdụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, bảo đảm hệ thống thông tintài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời
Hiện nay hệ thống KSNB ở nhiều ngân hàng mới dừng lại ở việc kiểmtra tính tuân thủ, mang nặng tính hậu kiểm, chưa chú trọng vào việc kiểm trađánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để có thể cảnh báo kịp thời vềnhững điểm yếu trong quy trình nghiệp vụ tín dụng để đề xuất, kiến nghị sửađổi, khắc phục sớm Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soátnội bộ tại các ngân hàng là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao chấtlượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong tín dụng Ngân hàng
Đối với Ngân hàng CSXH nghiệp vụ tín dụng mang tính đặc thù cào,chủ yếu phối hợp với các TCCT-XH cho vay bằng tín chấp, ký kết hợp đồng
ủy nhiệm, ủy thác một số khâu trong quá trình vay vốn thì việc kiểm soátnghiệp vụ tín dụng để giảm thiểu rủi ro, phát huy hiệu quả, bảo toàn đồng vốn
Trang 12rất cần thiết Hoạt động của ngân hàng CSXH thành phố Đà nẵng đã góp phầnquan trọng trong việc thực hiện chương trình quốc gia về xóa đối giảm nghèo,giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chínhquyền địa phương, Ngân hàng CSXH Việt Nam đánh giá cao Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt động tíndụng đang còn tồn tại một số những bắt cập đặt ra cho ngân hàng CSXH mộtthách thức lớn đó là: Làm thế nào để vừa phục vụ, đáp ứng nhu cầu vay vốncủa hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách tốt nhất vừa kịp thờiphát hiện những tồn tại, điểm yếu trong nghiệp vụ tín dụng nhằm quản lýnguồn vốn các chương trinh tín dụng ưu đãi an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi
ro Đồng thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động
Chính vì tầm quan trọng của hệ thống KSNB và yêu cầu nâng cao hiệuquả hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH chung và phòng giao dịch Ngânhàng CSXH quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng nói riêng, nên việc nghiêncứu đề tài:"Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giaodịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng" làrất cần thiết, có ý nghĩa đối với ngân hàng hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này hướng tới các mục tiêu sau:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng
- Mô tả và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tạiPhòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố ĐàNẵng, nhận biết những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của KSNB hoạt độngtín dụng tại Phòng giao dịch
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt độngtín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểuthành phố Đà Nẵng
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát nội bộhoạt động tín dụng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội
quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
+ Về mặt thời gian: Số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập
trong giao đoạn 2018-2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc thu thập và nghiên cứu hệ thống lý luận từ các văn bảnquy phạm pháp luật, từ các nguồn tài liệu khác về kiểm soát nội bộ hoạt độngtín dụng và các lĩnh vực có liên quan Trên cơ sở nắm bắt tình hình thực hiệnkiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nói chung và thực trạng một cách cụ thểnhất tình hình thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giaodịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu Từ đó phân tích, đánh giá, so sánh
để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt độngtín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu Cácphương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
4.1 Phương pháp phân tích thống kê
Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2018, 2019, 2020, từnguồn báo cáo của tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu,tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích công tác kiểmsoát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quậnLiên Chiểu
4.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu vềkiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng
Trang 14CSXH quận Liên Chiểu qua các năm đã thu thập được, từ đó tìm nguyên nhâncủa sự biến động.
4.3 Phương pháp mô hình hóa
Các qui trình về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng như: quy trìnhkiểm soát giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, giải ngân và sau giải ngân đều được môhình hóa để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt các bước của từng công tác
4.4 Phương pháp suy diễn quy nạp
Từ các lý luận chung về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, kết hợpvới thực trạng công tác này tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quậnLiên Chiểu, tham chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đểrút ra những điểm còn bất cập trong các quy định về kiểm soát nội bộ hoạtđộng tín dụng tại tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu.Trên cơ sở đó có những đề xuất giải pháp và kiến nghị thích hợp
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trongngân hàng
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiPhòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạtđộng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận LiênChiểu thành phố Đà Nẵng
6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộhoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói riêng, cụ thể như:
+ Nghiên cứu của tác các tác giả Trần Hoàng Nam (2014), “Hoàn thiệncông tác kiểm soát hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VP Bank ”
Trang 15Nghiên cứu của các tác giả đã trình bày được các bước kiểm soát quytình tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn tại ngânhàng VPbank và đề xuất để cải thiện kiểm soát hoạt động tín dụng tại ngânhàng này.
+ Nghiên cứu của các tác giả tác giả Nguyễn Thị Minh Lan (2017): "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong cácngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương"; tác giả Đoàn VănPhú (2018): “Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạtđộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội”; tác giả NguyễnThị Hoài Thu (2017), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cánhân tại ngân hàng Vietinbank” Nhìn chung các đề tài đã khái quát được hệthống KSNB cũng như hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu Tác giả đãnêu lên được những ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB hay hoạt độngkiểm soát một cách rõ ràng và từ đó đưa ra ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiệncông tác kiểm soát tại đơn vị Tuy nhiên, các đề tài chưa đưa ra ví dụ thực
tế để minh họa cho các giai đoạn kiểm soát quy trình cho vay để đề tài cósức thuyết phục hơn và giúp người đọc hiểu rõ hơn thực trạng công tác kiểmsoát tại các NHTM Hay một số đề tài chưa làm rõ được mục tiêu, vai tròcủa hệ thống KSNB, chưa chỉ rõ được các rủi ro có thể xảy ra trong quytrình, giai đoạn kiểm soát và thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
đó Một số đề tài còn đưa ra những giải pháp chung chung, không đi sâu vàothực trạng cụ thể tại đơn vị nghiên cứu
Tóm lại, tất cả các nghiên cứu nói trên đều thể hiện được việc nghiêncứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ trong một đơn
vị cụ thể nói riêng Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu sâu vềkiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng chínhsách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù muốn hay không đều có hệ thốngKSNB riêng, nói cách khác hệ thống KSNB tồn tại một cách khách quan Bởi
vì trong doanh nghiệp, kiểm soát là một chức năng vô cùng quan trọng giúpcho doanh nghiệp có thể tự quản lý hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả hoạtđộng của mình chỉ có điều nó hữu hiệu hay kém hữu hiệu mà thôi Tập hợp tất
cả các công cụ kiểm soát được gọi là hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB)
Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”[13, tr9]
1.1.1.2 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “Hệ
thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động” [16, tr10].
Hệ thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soáttrong mọi quy trình quản lý của đơn vị Hệ thống KSNB cung cấp thông tincho cả bên trong và bên ngoài của một tổ chức Vì vậy để người sử dụng tin
Trang 17cậy vào tính chính xác và trung thực của thông tin đòi hỏi tổ chức phải duy trìmột hệ thống KSNB hữu hiệu
Như vậy, KSNB liên quan đến mọi bộ phận, mọi lĩnh vực hoạt độngcủa đơn vị; nó không chỉ giới hạn trong chức năng kế toán tài chính, mà còn
mở rộng ra tất cả các chức năng khác của đơn vị như hành chính, sản xuất,…KSNB không chỉ thuộc về các nhà quản lý mà còn liên quan đến mọi thànhviên trong đơn vị
1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Một hệ thống KSNB thường hướng tới các mục tiêu sau đây:
- Bảo đảm độ tin cậy các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy
kế toán thu thập, xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết địnhcủa nhà quản lý bên trong và ngoài đơn vị Vì vậy, các thông tin cung cấp phảiđảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạtđộng, phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt độngkinh tế, tài chính
- Bảo đảm việc tuân thủ các chế độ pháp lý: KSNB được thiết kế trong
doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng mức
- Bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo
vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mởrộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị
1.1.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB
Theo quan điểm của Ủy ban COSO thì một hệ thống KSNB bao gồm 5yếu tố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông, giám sát
1.1.3.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát nó chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên
Trang 18trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của KSNB Môi trườngkiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố (bên trong và bên ngoài của đơn vị) cóảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hữu hiệu của KSNB Các nhân tố chính của môi trường kiểm soát bao gồm:
a Quan điểm kinh doanh, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao
Sự kiểm soát hữu hiệu của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào nhữngnguyên tắc và quan điểm của nhà quản lý Nếu người quản lý cấp cao theođuổi quan điểm muốn chống đỡ rủi ro và cho rằng kiểm soát cũng là một vấn
đề quan trọng thì các thành viên sẽ cảm thấy điều đó và hết sức tôn trọng cácquy định kiểm soát Ngược lại, khi nhà quản lý không thực tâm chú ý haychấp nhận rủi ro để đạt được một mức lợi nhuận cao, các mục tiêu kiểm soátchắc chắn sẽ không đạt được
Phong cách điều hành của nhà quản trị cũng có ảnh hưởng lớn đến môitrường kiểm soát của một tổ chức Ban giám đốc là một tập thể thống nhấttrong điều hành hay thực chất chỉ do một cá nhân nắm quyền trong quản lý thìhoạt động KSNB rất khó có hiệu quả Môi trường KSNB cũng không chặt chẽnếu ban giám đốc giao phó toàn bộ quyền hành, trách nhiệm cho nhân viêndưới quyền
b Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt được các mụctiêu của một tổ chức Một cơ cấu hợp lý giúp cho quá trình thực hiện sự phâncông, phân nhiệm, sự ủy quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sáchđược kiểm soát nhằm ngăn ngừa mọi sai phạm Một ngân hàng được tổ chứcthành nhiều cấp thì mức độ sai lệch thông tin càng cao và vì vậy một điều hiểnnhiên là hệ thống KSNB cũng sẽ được thiết lập ở mức độ lớn tương ứng để cóthể thực hiện chức năng kiểm soát được toàn bộ các hoạt động của mình
Như vậy, để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và hiệu quả, các nhà
Trang 19quản lý cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động củangân hàng, không bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời không có sự chồng chéo giữacác bộ phận
+ Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghichép sổ sách và bảo quản tài sản
+ Đảm bảo độc lập tương đối giũa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quảcao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng
c Chính sách nhân sự
Khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ một hệ thống kiểm soát nào cũng
là con người Sự phát triển của các ngân hàng đều luôn gắn liền với đội ngũcán bộ nhân viên, họ luôn luôn là một nhân tố quan trọng trong KSNB Nếulực lượng này của ngân hàng yếu kém về mặt năng lực, tinh thần làm việc vàđạo đức, thì dù cho ngân hàng có thiết kế và duy trì một hệ thống KSNB rấtđúng đắn và chặt chẽ vẫn không thể phát huy hiệu quả Ngược lại, một độingũ cán bộ, nhân viên tốt sẽ giúp giảm bớt những hạn chế vốn có của KSNB.Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các phương pháp quản lý và các chế độcủa ngân hàng đối với việc tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, đề bạt, khenthưởng và kỷ luật đối với nhân viên trong ngân hàng
d Kế hoạch và dự toán
Hệ thống kế hoạch dự toán, bao gồm các kế hoạch thu chi quỹ, kếhoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định,…Đặc biệt là kế hoạch tàichính bao gồm những ước tính và cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạtđộng và sự luân chuyển tiền trong tương lai Nếu việc lập và thực hiện các kếhoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc, thì nó sẽ trở thành một công cụkiểm soát hiệu quả hữu hiệu Vì vậy trong thực tế các nhà quản lý thườngquan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh
Trang 20hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý,điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
e Uỷ ban kiểm soát
Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhấtcủa ngân hàng như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệmcác chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát
f Các nhân tố bên ngoài
Ngoài các nhân tố bên trong nêu trên, hoạt động của ngân hàng cònchịu ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài Ví dụ như: luật pháp, sự kiểm soátcủa cơ quan nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, …Những nhân tố bên ngoài
là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà quản lý nhưng sẽ có ảnhhưởng rất lớn đến ngân hàng trong việc thiết kế và vận hành các quy chế, thủtục trong hệ thống KSNB
1.1.3.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá bao gồm việc xác định và phân tích rủi ro liên quan đến quátrình hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp, làm nền tảng cho việc xác địnhcác cách thức xử lý rủi ro Thông qua việc xác định mục tiêu đề ra ở các cấp
độ tổng thể doanh nghiệp và cấp độ bộ phận, doanh nghiệp có thể xác địnhđược những yếu tố chủ yếu dẫn đến thành công và sau đó xác định những rủi
ro gây ảnh hưởng đến những yếu tố thành công này
Chuẩn bị để tiếp cận rủi ro: Ban quản trị, trước hết, nên xác định toàn bộcác hoạt động, các mục tiêu kiểm soát trong toàn bộ tổ chức Các mục tiêukiểm soát được cụ thể hóa hơn và gắn liền với trách nhiệm của từng bộ phận.Sau khi xác định mọi hoạt động và mục tiêu kiểm soát, nhà quản lý tiến hànhxác định các rủi ro gắng liền với từng đối tượng Những rủi ro này có thể xuấtphát từ bên trong nội bộ tổ chức (sự nhầm lẫn, sự lừa gạt,…) và bên ngoài tổ
Trang 21chức (thay đổi môi trường pháp lý, các thảm họa tự nhiên,…) Điều quantrọng là nhà quản lý phải xác định rủi ro gắn liền với từng mục tiêu kiểm soát.Quá trình nhận dạng rủi ro: Nhà quản lý nhận dạng các rủi ro trên haikhía cạnh: Khả năng xảy ra và tác động của rủi ro.
- Tác động của rủi ro: là sự ảnh hưởng của các sự kiện không mongmuốn lên tổ chức khi xảy ra Những ảnh hưởng là tổn thất cho doanh nghiệphoặc là cơ hội bị đánh mất Nếu có thể, tiến hành định lượng các ảnh hưởnghoặc ít nhất được mô tả đủ để thấy được các dấu hiệu xuất hiện của rủi ro.Khả năng xảy ra: là xác suất xảy ra các sự kiện không mong đợi nếu không cóbiện pháp kiểm soát nào để ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu rủi ro
Quá trình nhận dạng rủi ro: Nhà quản lý nhận dạng các rủi ro trên hai khíacạnh: Khả năng xảy ra và tác động của rủi ro
- Tác động của rủi ro: là sự ảnh hưởng của các sự kiện không mongmuốn lên tổ chức khi xảy ra Những ảnh hưởng là tổn thất cho doanh nghiệphoặc là cơ hội bị đánh mất Nếu có thể, tiến hành định lượng các ảnh hưởnghoặc ít nhất được mô tả đủ để thấy được các dấu hiệu xuất hiện của rủi ro
- Khả năng xảy ra: là xác suất xảy ra các sự kiện không mong đợi nếukhông có biện pháp kiểm soát nào để ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu rủi ro
Sơ đồ minh họa trên minh họa sự tiếp cận hợp lý để nhận dạng rủi ro.Góc phần tư thứ 1 biểu diễn mức độ ưu tiên thấp nhất, và góc phần tư thứ 4biểu diễn mức độ ưu tiên cao nhất Nhà quản lý tiến hành thứ tự ưu tiên dựatrên mức độ tác động và khả năng xảy ra Với các thông tin trên, nhà quản trịxác định cách thức quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro: Nhà quản trị cấp cao nên tiến hành các hướng dẫn chongười quản trị cấp thấp hơn việc lượng hóa mức độ và phân loại rủi ro Vớicác hướng dẫn này, các nhà quản lý cấp thấp hơn sẽ quyết định tình huốngnào là chấp nhận, ngăn chặn hay giảm thiểu, hoặc né tránh rủi ro Ví dụ, đối
Trang 22với quy trình kiểm soát hoạt động truy cập dữ liệu, để ngăn chặn người không
có thẩm quyền truy cập, nhà quản lý có thể cân nhắc phương án sau:
+ Chấp nhận rủi ro: Không tiến hành hoạt động kiểm soát nào Nhàquản trị có thể chấp nhận rủi ro này khi tác động ảnh hưởng các truy cậpkhông được phép này là không có ý nghĩa (các dữ liệu truy cập không nhạycảm, chi phí bỏ ra cho các hoạt động kiểm soát rủi ro kiểu này lớn hơn tổnthất do rủi ro này gây ra)
+ Ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro: Thiết lập các hoạt động – Nhà quảntrị không chấp nhận cấp độ rủi ro này bởi các tài liệu chứa các thông tin mật,
có giá trị Vì thế nhà quản trị nên tiến hành các hoạt động kiểm soát nhằmngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro ở mức độ chấp nhận được
+ Tránh né rủi ro: Không tiến hành hoạt động nghiệp vụ này Một khi
dữ liệu cho phép truy cập quá nhạy cảm hoặc kiểm soát việc truy cập dữ liệuquá tốn kém, nhà quản trị có thể từ chối, không tiến hành nghiệp vụ này
1.1.3.3 Các hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát là những công cụ giúp nhận dạng, ngăn chặn,giảm thiểu rủi ro làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.Các hoạt động kiểm soát này phải có tính hữu hiệu và hiệu quả Những hoạtđộng kiểm soát có thể gộp thành hai nhóm chính đó là kiểm soát phòng ngừa
và kiểm soát phát hiện Kiểm soát phòng ngừa được thể hiện ở việc thiết lậpnhững chính sách và thủ tục mang tính chuẩn mực, phân công trách nhiệmhợp lý và ủy quyền, phê duyệt Kiểm soát phát hiện được thể hiện dưới dạngthực hiện báo cáo đặc biệt, đối chiếu hay kiểm tra định kỳ
Những hoạt động kiểm soát được thể hiện dưới dạng các chính sách vàthủ tục nhằm đảm bảo rằng định hướng của lãnh đạo được thực thi Hoạt độngkiểm soát cũng đảm bảo rằng những biện pháp cần thiết được đưa ra để xử lý
Trang 23những rui ro làm ảnh hưởng đến quá trình đạt mục tiêu của đơn vị Các hoạtđộng kiểm soát có mặt ở mọi cấp độ tổ chức của đơn vị
Những chính sách, thủ tục kiểm soát được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: theo nguyên tắc này quyền hạn vàtrách nhiệm cần được phân chia cho nhiều người trong một bộ phận hoặcnhiều bộ phận khác nhau trong một tổ chức Việc thực hiện đảm bảo đượcnguyên tắc này đơn vị sẽ tránh được việc một cá nhân, bộ phận toàn quyềnthực hiện một công việc, nghiệp vụ kinh tế từ đầu đến cuối Vì sẽ có sự giámsát lẫn nhau giữa các bộ phận và cá nhân, ngăn ngừa được các tiêu cực có thểphát sinh, đồng thời thúc đẩy năng suất làm việc cao hơn
- Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nguyên tắcnày đòi hỏi sự tách biệt về trách nhiệm đối với một số công việc nhằm ngănngừa các hành động lạm dụng quyền hạn để tham ô tài sản của đơn vị và dễnhận ra sự sai sót hoặc gian lận Không được bố trí kiêm nhiệm giữa các côngviệc có liên quan với nhau cho cùng một cá nhân thực hiện như tách biệt chứcnăng phê chuẩn, hạch toán mua bán bảo quản tài sản hoặc chức năng thựchiện với chức năng kiểm soát
- Phải uỷ quyền cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ mộtcách thích hợp: sự phân quyền cho các cấp và xác định rõ thẩm quyền phêchuẩn của từng người sẽ giúp cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh tiếntriển tốt đẹp hơn đồng thời giúp nhà quản lý kiểm soát, hạn chế được sự tùytiện khi giải quyết công việc
Ngoài các thủ tục kiểm soát cơ bản trên còn có một số thủ tục kiểm soátkhác cũng nhằm đặt được mục tiêu đề ra đó là:
- Kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách: đây là biện pháp quan
trọng để bảo vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác là áp dụngnhững thể thức kiểm soát vật chất chẳng hạn như xây dựng nhà kho, trang bị
Trang 24hệ thống báo cháy, sử dụng tủ sắt, khóa, Ngoài ra, cần phải hạn chế sự tiếpcận trực tiếp với tài sản, sổ sách của doanh nghiệp khi chưa được phép củangười quản lý như kiểm soát việc tham khảo các tài liệu kế toán, quy chế bảotrì sửa chữa tài sản.
- Kiểm soát độc lập việc thực hiện: là việc kiểm tra thường xuyên và
liên tục của những kiểm soát viên độc lập với đối tượng bị kiểm tra, nhằmxem xét bốn loại thủ tục kiểm soát nêu trên Chẳng hạn như đơn vị đã áp dụngnguyên tắc bất kiêm nhiệm, nhưng không thể loại trừ tuyệt đối khả năng cóthể xảy ra sự thông đồng giữa những nhân viên đảm nhận các phần hành khácnhau để tham ô tài sản
Định dạng trước, sử dụng chỉ tiêu và ứng dụng công nghệ thông tin: đây
là thủ tục kiểm soát hữu hiệu khi doanh nghiệp áp dụng rộng rãi chương trìnhmáy tính vào công tác quản lý Đồng thời lượng hóa tất cả những mục tiêu màcông ty đặt ra cho các cá nhân và bộ phận thành các chỉ tiêu và sau đó sẽ kiểmsoát theo các chỉ tiêu này
1.1.3.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin được thu thập bên trong và bên ngoài đơn vị nhằm cung cấpcho lãnh đạo với những nội dung về hoạt động của đơn vị liên quan đếnnhững mục tiêu đã được đề ra Một hệ thống thông tin được thế kế và vậnhành tốt sẽ cung cấp thông tin tin cậy, chính xác và kịp thời, để trợ giúp ngườiđược cung cấp thông tin hoàn thành trách nhiệm một cách hiệu quả và hữuhiệu Một trong các yếu tố cơ bản của hệ thống thông tin đơn vị là hệ thống kếtoán Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm cho các mục tiêu sau đây
sẽ được thực hiện:
- Tính có thực: chỉ ghi chép các nghiệp vụ có thực, không ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế giả tạo vào sổ sách
Trang 25- Tính đầy đủ: không loại bỏ, giấu bớt hay để ngoài sổ sách về bất kỳnghiệp vụ kinh tế phát sinh nào.
- Sự đúng hạn: việc ghi nhận doanh thu và chi phí đúng kỳ
- Sự đánh giá: không để sai phạm trong việc tính toán, hay áp dụng cácchính sách kế toán
- Sự phân loại: đảm bảo số liệu được phân loại theo đúng hệ thống tàikhoản và ghi nhận đúng đắn vào các sổ sách kế toán có liên quan
- Chuyển sổ và tổng hợp chính xác
Việc trao đổi thông tin phải được thực hiện đầy đủ, đúng lúc xuyên suốttrong toàn bộ doanh nghiệp Những kênh truyền thông cởi mở, hữu hiệu cầnđược thiết lập giữa đơn vị với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác khácnhằm trao đổi thông tin, đồng thời giúp nhà quản trị có được sự phản hồi cầnthiết để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của mình
1.1.3.5 Giám sát
Giám sát là xem xét lại kết quả đạt được của từng hoạt động và nghiệp
vụ phát sinh, qua đó đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.Giám sát được thực hiện thông qua các hình thức như: Giám sát thườngxuyên; Đánh giá độc lập; Báo cáo những sai sót
Việc giám sát là trách nhiệm của mọi người trong tổ chức Tùy thuộcvào vị trí mà trách nhiệm và nội dung giám sát sẽ khác nhau, ví dụ:
- Đối với nhân viên: giám sát công việc của chính họ để đảm bảo côngviệc được tiến hành đúng Họ phải khắc phục các lỗi xảy ra trước khi chấtlượng công việc được kiểm tra lại ở cấp cao hơn Nhà quản lý nên đào tạonhân viên các nghiệp vụ kiểm soát hoạt động và khuyến khích họ thông báobất kỳ điều không thông lệ nào
- Đối với người quản lý trực tiếp: Người quản lý trực tiếp nên giám sáttoàn bộ các hoạt động và nghiệp vụ phát sinh trong bộ phận của mình nhằm
Trang 26đảm bảo các nhân viên thực hiện đúng công việc, đảm bảo bộ phận hoànthành mục tiêu được giao.
Tóm lại, toàn bộ 5 yếu tố trên tạo thành một nền tảng vững chắc cho hệthống kiểm soát nội bộ trong đơn vị Hoạt động KSNB góp phần tạo lập đượcmột văn hóa đơn vị chú trọng đến tính chịu trách nhiệm Những hoạt độngkiểm soát và những cơ chế tương ứng sẽ được chủ động thiết lập nhằm đốiphó và hạn chế những rủi ro trọng yếu
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
1.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng ngân hàng ra đời từ rất lâu nhưng đến nay, định nghĩa về tíndụng vẫn chưa được thống nhất và có nhiều cách hiểu.Về nguồn gốc, kháiniệm "Tín dụng" có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh "Creditium" có nghĩa là
sự tin tưởng Có thể hiểu tín dụng là một sự ứng trước "giá trị hiện tại" để đổilấy "giá trị tương lai" với mong muốn rằng "giá trị tương lai" sẽ lớn hơn "giátrị hiện tại" Theo Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002): “Tín dụng -dưới hình thức biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiếnngười này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoáđược đánh giá thành một số tiền nhất định Số tiền này bao giờ cũng phảiđược trả lại trong một thời gian đã được ấn định” Như vậy, tín dụng có đặcđiểm cơ bản là:
+ Người sở hữu có một số vốn (biểu hiện bằng hàng hoá hay tiền)chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định
+ Hết thời hạn sử dụng, người sử dụng vốn phải hoàn trả vốn cho ngườichủ sở hữu với một giá trị lớn hơn Phần chênh lệch đó gọi là lãi suất tíndụng.Như vậy, trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ trao đổi quyền sửdụng vốn chứ không trao đổi quyền sở hữu vốn cho người đi vay
Trang 27Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tíndụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay
là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức Tín dụng cho giao cho kháchhàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi”
Căn cứ theo Điều 20 của Luật tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đãđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X, kỳ họp thứhai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 10 năm 1998 thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụngnguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “cấp tín dụng” thì Tổ chức tíndụng được cấp tín dựng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính vàcác hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
“Cho vay của ngân hàng thương mại là việc chuyển nhượng tạm thời một lượnggiá trị từ ngân hàng thương mại sang khách hàng vay, sau một thời gian nhất định quay trở lại ngân hàng thương mại với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”(Mai Văn Bạn, 2009).
Dựa vào mục đích cho vay: Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng
có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Mục đích
Trang 28của hình thức cho vay này thường là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp, cá nhân.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cánhân
+ Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bấtđộng sản của các cá nhân
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sảnphẩm nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Mục đích cho các tổ chức vayxuất nhập khẩu các mặt hàng công thương nghiệp
Dựa vào thời hạn cho vay: Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín
dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm Mục đíchcủa loại cho vay này thường là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưuđộng
+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đíchcủa loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đíchcủa loại vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
- Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chị dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm chotiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác
Dựa vào phương thức cho vay:Dựa vào phương thức cho vay, hoạt
Trang 29động tín dụng có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, kháchhàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợpđồng tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng
và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng mộtkhoảng thời gian nhất định
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụngthoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trêntài khoản thanh toán của khách hàng
Dựa vào xuất xứ tín dụng:Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng
có thể phân chia thành các loại sau:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lạicác khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toánnhư là: Chiết khấu thương mại, bao thanh toán
1.2.3 Các đặc trưng cơ bản của tín dụng
Mỗi loại tín dụng đáp ứng một yêu cầu khác nhau, với các điều kiệnthực hiện khác nhau Tuy nhiên các loại tín dụng trên đều thể hiện những đặctrưng cơ bản sau:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng
- Có thời hạn cụ thể do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hìnhthức lợi tức
- Tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng hoá vì hoạt động tín dụngngân hàng thực chất mang tính chất dịch vụ (tiếp cận thị trường và đưa sản
Trang 30phẩm thoả mãn nhu cầu thị trường nên sản phẩm phải đa dạng phong phú) thểhiện trên nhiều mặt cụ thể: đa dạng về hình thức cấp tín dụng (tiền, tài sản,chữ ký người bảo lãnh ) đa dạng về thời gian cấp tín dụng (ngắn, trung , dàihạn ), đa dạng về lãi suất (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất thoảthuận ), đa dạng về kỹ thuật cấp tín dụng (ứng trước, thấu chi, chiết khấu,thuê mua ) Chính vì lẽ đó mà hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro, sự hoàn trả tín dụng và lãi lệ thuộc vào sự thành công hay thấtbại của khách hàng, lệ thuộc vào sự biến chuyển của thị trường, giá cả và lệthuộc vào nhiều yếu tố khác như thiên nhiên, khí hậu, thiên tai, địch họa, Đadạng hoá loại hình tín dụng là một phương châm xuyên suốt nhằm hạn chế vàgiảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng Để bảo đảm hiệu quả hoạt độngtín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tín dụng phải được hoàn trả cả gốc và lãi Đây là nguyên tắc đặc biệtquan trọng vì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu là huy động để chovay trong một thời gian nhất định Vì vậy nếu cho vay mà không hoàn trả thìngân hàng sẽ mất khả năng chi trả dẫn đến rủi ro Ngân hàng phải xác địnhchính xác kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàngtạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn Nguyên tắc này bảo đảm tính
an toàn, nâng cao số vòng luân chuyển vốn
- Tín dụng có mục đích Tín dụng có mục đích hướng việc đầu tư củangân hàng vào những khách hàng có những ngành nghề kinh doanh đượcpháp luật thừa nhận Đặc biệt, ngân hàng quan tâm cung ứng tín dụng chonhững ngành nghề kinh tế mũi nhọn, trọng tâm trong chính sách phát triểnkinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ Để thực hiện nguyên tắc này khi chovay ngân hàng phải yêu cầu khách hàng nêu rõ mục đích vay, phải có kếhoạch sản xuất kinh doanh làm cơ sở để quyết định cho vay, ngân hàngthường xuyên kiểm tra xem khách hàng có thực hiện theo đúng những điều đã
Trang 31thoả thuận hay không Nếu có vi phạm tuỳ theo mức độ mà có những biệnpháp thích hợp đối với từng khách hàng.
- Vốn vay phải được đảm bảo theo đúng quy định: để đảm bảo tiền vaycủa các tổ chức tín dụng thì khách hàng khi vay vốn ngân hàng phải thoảthuận các biện pháp đảm bảo cho các khoản nợ của mình như:
+ Cầm cố thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảonghĩa vụ trả nợ với ngân hàng
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ 3 cam kết với tổchức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thựchiện nghĩa vụ trả nợ cho người vay nếu đến hạn mà khách hàng không thựchiện được nghĩa vụ trả nợ,
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng dùngtài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chínhkhoản vay đó Đây là nguyên tắc hỗ trợ đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vayhạn chế được rủi ro đồng thời nâng cao ý thức hợp tác tích cực của kháchhàng, ngân hàng đối với các hoạt động của nền kinh tế
1.2.4 Đặc điểm của hoạt động tín dụng
Mỗi loại tín dụng đáp ứng một yêu cầu khác nhau, với các điều kiệnthực hiện khác nhau Tuy nhiên các loại tín dụng trên đều thể hiện những đặctrưng cơ bản sau:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng
- Có thời hạn cụ thể do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hìnhthức lợi tức
- Tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng hoá vì hoạt động tín dụngngân hàng thực chất mang tính chất dịch vụ (tiếp cận thị trường và đưa sảnphẩm thoả mãn nhu cầu thị trường nên sản phẩm phải đa dạng phong phú) thể
Trang 32hiện trên nhiều mặt cụ thể: đa dạng về hình thức cấp tín dụng (tiền, tài sản,chữ ký người bảo lãnh ) đa dạng về thời gian cấp tín dụng (ngắn, trung , dàihạn ), đa dạng về lãi suất (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất thoảthuận ), đa dạng về kỹ thuật cấp tín dụng (ứng trước, thấu chi, chiết khấu,thuê mua ) Chính vì lẽ đó mà hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro, sự hoàn trả tín dụng và lãi lệ thuộc vào sự thành công hay thấtbại của khách hàng, lệ thuộc vào sự biến chuyển của thị trường, giá cả và lệthuộc vào nhiều yếu tố khác như thiên nhiên, khí hậu, thiên tai, địch họa, Đadạng hoá loại hình tín dụng là một phương châm xuyên suốt nhằm hạn chế vàgiảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng Với vai trò đó, hoạt động tíndụng của Ngân hàng luôn được cả Nhà nước và xã hội quan tâm, bên cạnh sựquan tâm của chính Ngân hàng Để bảo đảm hiệu quả hoạt động tín dụng cầntuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tín dụng phải được hoàn trả cả gốc và lãi Đây là nguyên tắc đặc biệtquan trọng vì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu là huy động để chovay trong một thời gian nhất định Vì vậy nếu cho vay mà không hoàn trả thìngân hàng sẽ mất khả năng chi trả dẫn đến rủi ro Ngân hàng phải xác địnhchính xác kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàngtạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn Nguyên tắc này bảo đảm tính
an toàn, nâng cao số vòng luân chuyển vốn
- Tín dụng có mục đích Tín dụng có mục đích hướng việc đầu tư củangân hàng vào những khách hàng có những ngành nghề kinh doanh đượcpháp luật thừa nhận Đặc biệt, ngân hàng quan tâm cung ứng tín dụng chonhững ngành nghề kinh tế mũi nhọn, trọng tâm trong chính sách phát triểnkinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ Để thực hiện nguyên tắc này khi chovay ngân hàng phải yêu cầu khách hàng nêu rõ mục đích vay, phải có kếhoạch sản xuất kinh doanh làm cơ sở để quyết định cho vay, ngân hàng
Trang 33thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có thực hiện theo đúng những điều đãthoả thuận hay không Nếu có vi phạm tuỳ theo mức độ mà có những biệnpháp thích hợp đối với từng khách hàng.
- Vốn vay phải được đảm bảo theo đúng quy định: để đảm bảo tiền vaycủa các tổ chức tín dụng thì khách hàng khi vay vốn ngân hàng phải thoảthuận các biện pháp đảm bảo cho các khoản nợ của mình như:
+ Cầm cố thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảonghĩa vụ trả nợ với ngân hàng
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ 3 cam kết với tổchức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thựchiện nghĩa vụ trả nợ cho người vay nếu đến hạn mà khách hàng không thựchiện được nghĩa vụ trả nợ
1.3 NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.3.1 Kiểm soát xét duyệt cho vay
Bao gồm công tác thẩm định tín dụng và kiểm soát hồ sơ, văn bản.Công tác thẩm định tín dụng: đóng một vai trò quan trọng trong quytrình kiểm soát tín dụng của ngân hàng Đây là bước tiền đề để đưa ra mộtquyết định cho vay đúng đắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ đầu Hoạtđộng này bao gồm các công việc sau:
- Thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng thông qua việc phântích tình hình tài chính khách hàng và phân tích sự khả thi của phương ánsản xuất kinh doanh Phân tích tình hình tài chính của khách hàng, tình hìnhtài sản, khả năng trả nợ, các giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ, địa chỉ củakhách hàng Từ đó đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ hay không?
Trang 34- Đánh giá mức độ tin cậy của mục đích khách hàng vay, khách hàngvay đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng, đầu tư, sắm sửa Từ
đó, ngân hàng có cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định cho vay
- Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đềnghị vay vốn của khách hàng đều được cấp thẩm quyền theo dõi chặt chẽ đểghi nhận và phân công chuyên viên hoặc nhóm thẩm định thích hợp thựchiện thẩm định khoản vay;
- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm bảo đảm rằngviệc đề xuất cho vay tuân theo đúng tiêu chuẩn về điều kiện pháp luật quyđịnh;
- Kiểm soát việc thực hiện phân tích thông tin tín dụng nhằm đảm bảothông tin tín dụng được trình bày trung thực, chính xác và được phân tíchkhách quan, cẩn trọng để làm cơ sở cho cấp xét duyệt ra quyết định cho vay;
- Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo và xem xét tính hợp lệcủa hồ sơ tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng việc định giá đã được tiếnhành trên cơ sở các căn cứ định giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành vàtài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh;
- Kiểm soát việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo
và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý cần thiết đãđược tiến hành đầy đủ và không có sự sơ hở nào về mặt pháp lý có thể ảnhhưởng đến rủi ro tín dụng cho nguồn vốn ngân hàng
- Kiểm soát hợp đồng, văn bản: Cán bộ tín dụng sau khi soạn thảoxong hợp đồng tín dụng chuyển cho Phụ trách bộ phận có liên quan kiểmsoát lại nội dung hợp đồng, các văn bản và ký nháy vào phần cuối của từngtrang tài liệu
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù khách hàng có đầy đủ bằng chứngchứng minh vay với mục đích gì đi nữa và ngân hàng tiến hành công tác
Trang 35thẩm định chu đáo đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ góp phần thôi chứ khôngthể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng Bởi lẽ, không ai biết được chuyện gì sẽxảy ra cho đến khi khoản cấp tín dụng được thu về cả gốc và lãi Chỉ khi ấy,mới có thể nói không còn rủi ro tín dụng.
1.3.2 Kiểm soát quá trình giải ngân
Kiểm soát thực hiện hạn mức tín dụng đã được phê duyệt nhằm đảmbảo rằng việc giải ngân là hợp lệ vì nằm trong hạn mức tín dụng đã đượcphê duyệt và phù hợp với các điều kiện giải ngân đã xác định khi xét duyệtcấp tín dụng
Kiểm soát các chứng từ giải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra xem cácđiều kiện rút vốn đã được khách hàng đáp ứng đầy đủ hay chưa, kiểm tra việcphát tiền vay Nếu chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện rút vốn thì cán bộ tíndụng phải báo lại cho khách hàng để tìm giải pháp
1.3.3 Kiểm soát sau giải ngân
- Kiểm tra tình hình khách, tình hình sử dụng vốn vay thông qua việckiểm tra sổ sách, các chứng từ, hoá đơn hạch toán (thu chi tiền mặt, chuyểnkhoản, chi khác…), chứng từ thanh quyết toán, thanh ký hợp đồng…; kiểmtra thực địa để đánh giá xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đíchhay không?
- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng:theo dõi xem KH có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sử dụng vốn vay sovới dự kiến Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của KH đối với NHthông qua việc có thường xuyên cung cấp thông tin về phương án vay vốncho NH hay không
- Kiểm tra tài sản bảo đảm: TSBĐ là công cụ hạn chế rủi ro quantrọng đối với NH Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụngphòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ tổn thất cho NH khi KH không trả được nợ Ít
Trang 36nhất 1 năm 2 lần hoặc theo quy định của NH, cán bộ tín dụng phải thực hiệnkiểm kê, kiểm tra TSBĐ, bao gồm cả việc định giá lại TSBĐ nếu thấy cầnthiết.
- Kiểm soát quá trình giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn, lãi vaynhằm đảm bảo rằng việc theo dõi tình hình trả nợ của các khách hàng vayvốn diễn ra thường xuyên và đầy đủ;
- Kiểm soát quá trình thẩm tra, cập nhập thường xuyên tình hình tàichính, kinh doanh của người vay vốn và việc ghi nhận kết quả thẩm tratrong các biên bản kiểm tra nhằm đảm bảo rằng thủ tục kiểm tra, giám sátsau cho vay đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc;
- Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằmđảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn, trễ kỳ được cung cấpđầy đủ, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền và nhà quản trị cao cấp nhất để
có những biện pháp ứng phó thích hợp Đây là yếu tố thuộc về thông tin vàtruyền thông trong hệ thống kiểm soát nội bộ Để đạt được điều này, yêu cầucác ngân hàng phải có hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, kịp thời và hệthống kiểm soát trong môi trường xử lý thông tin máy tính hữu hiệu
- Kiểm soát báo cáo số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chínhxác và thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phântích, giám sát danh mục tín dụng
- Kiểm soát quá trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi củacác khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phòng thích hợp;
- Kiểm soát việc xác định hệ thống hạn mức tín dụng nhằm đảm bảorằng hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính toán hợp
lý giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng
Trang 37- Tiêu chuẩn lập quỹ dự phòng cho khoản vay có khả năng không thuhồi được nhằm đảm bảo răng việc trích lập các khoản nợ không thu hồiđược là xác thực và hợp lý.
- Đánh giá độ an toàn của tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng mứccho vay hiện hành trên tài sản đảm bảo luôn hợp lý và an toàn;
- Vấn đề trích trước hay ngưng trích trước khoản lãi cho vay nhằmđảm bảo việc phản ánh thu nhập lãi cho vay trên báo cáo tài chính là trungthực, hợp lý
- Thực hiện giám sát thường xuyên ngay cả đối với những khoản vaytrả nợ đúng hạn
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hệ thống KSNB là một quá trình có sự tham gia của tất cả các thànhviên trong ngân hàng, giúp cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc thực hiệntốt quá trình quản trị rủi ro và các hoạt động khác nhằm đạt được mục tiêubảo đảm cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời và bảo đảm các hoạtđộng ngân hàng tuân thủ quy định nội bộ cũng như quy định pháp luật, giúpngân hàng bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế,
có hiệu quả
Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cũng trãi qua 3 giai đoạn chính:kiểm soát xét duyệt cho vay, kiểm soát quá trình giải ngân, kiểm soát sau giảingân Nhằm giúp cho hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu thì ngân hàng thiết
kế các thủ tục kiểm soát chặt chẻ, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế tạiđơn vị
Những vấn đề cơ bản được nêu ở trên là cơ sở để đánh giá thực trạngcủa kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chínhsách xã hội quận Liên Chiểu hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoànthiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng này
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHCSXH TP.Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH vàngày 08/12/2003 Chủ tịch HĐQT NHCSXHVN ban hành Quyết định số1043/QĐ-HĐQT thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hộiquận Liên Chiểu trực thuộc Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng Sự rađời của hệ thống NHCSXH nói chung và Chi nhánh Đà Nẵng – PGD quậnLiên Chiểu nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi của hộ nghèo;Việc tạo lập, thu hút nguồn vốn và cấp tín dụng tới hộ nghèo và đối tượngchính sách đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngườinghèo và công tác giảm nghèo
Trong quá trình 16 năm hoạt động, được sự quan tâm lãnh đao, chỉ đạocủa các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thểcác cấp trên địa bàn quận và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Đại diện HĐQT,NHCSXH thành phố, Ban Đại diện HĐQT NHCSXH quận hoạt động củaPhòng Giao dịch NHCSXH quận Liên Chiểu đảm bảo triển khai có hiệu quả,góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành, đóng gópvào sự nghiệp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.Ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, phòng giao dịch
đã tập trung củng cố tổ chức bộ máy; đến nay đã thành lập 02 phòng chuyên
đề, bổ nhiệm chức danh các phòng theo thẩm quyền được Tổng giám đốc
Trang 40phân cấp Đến thời điểm ngày 30/6/2018 số cán bộ viên chức của toàn phònggiao dịch là 11 người Toàn quận có 5/5 điểm giao dịch cố định tại 05 phườngvới lịch giao dịch cố định 01 ngày/tháng/phường, phục vụ tốt cho bà con hộnghèo và các đối tượng chính sách khác mang lại hiệu quả cao, tiết giảm chiphí đi lại cho bà con.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
a Bộ máy quản trị NHCSXH quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Bộ máy quản trị gồm có: Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp quận
* Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện bao gồm các đại diện: Trưởngban là Phó chủ tịch UBND cấp quận; và các thành viên là đại diện các phòng,ban cấp huyện gồm Văn phòng UBND, Phòng Tài chính, Phòng Lao động –Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Phòng kinh tế,HPN, HND, ĐTN, Hội CCB; Chủ tịch UBND các phường, Giám đốc PGDNHCSXH quận thành viên kiêm thư ký
b Bộ máy điều hành tác nghiệp.
* Tại PGD NHCSXH cấp quận
PGD NHCSXH quận là đơn vị trực thuộc Chi nhánh thành phố đặt trênđịa bàn quận trong thành phố, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXHtrên địa bàn
Điều hành PGD NHCSXH quận, huyện là Giám đốc, giúp việc Giámđốc có 01 Phó giám đốc và các Tổ nghiệp vụ, mỗi PGD có biên chế từ 7 - 11người Hiện nay NHCSXH Chi nhánh thành phố Đà Nẵng có 01 Hội sở Chinhánh và 06 PGD NHCSXH quận, huyện Trong đó, PGD NHCSXH quậnLiên Chiểu có 11 người