1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại dẫn đầu về hoạt động tín dụng. Năm 2019, Vietcombank đạt dư nợ tín dụng 741.208 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2018, nằm trong mức trần định hướng tăng trưởng tín dụng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao. Hơn nữa, vào ngày 28112018, Vietcombank được công nhận đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo Basel II đòi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp hiệu quả trong việc quản lý rủi ro hoạt động tín dụng bao gồm: kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Năm 2019, Vietcombank chủ trương xử lý dư nợ xấu nội bảng ở mức 5.804 tỷ đồng giảm 0,19% so với năm 2018, thu hồi nợ ngoại bảng đạt 3.179 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch được giao. Quy mô tín dụng của Vietcombank Kiên Giang ở mức khá lớn, xếp thứ 315 chi nhánh trong khu vực Tây Nam Bộ, với dư nợ tín dụng đạt 5.647 tỷ đồng vào năm 2019 tăng 13% so với năm 2018. Tiếp nhận chủ trương phát triển hoạt động tín dụng theo chiều sâu của Trung Ương, ngoài việc tăng trưởng dư nợ để hoàn thành kế hoạch, Vietcombank Kiên Giang thực hiện quản lý chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu bằng việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đến năm 2019 nợ nhóm 2 và nợ xấu của chi nhánh đã đạt mức 47,1 tỷ đồng, tăng 4,18% so với năm 2018. Điều đó cho thấy công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Vietcombank Kiên Giang chưa thực sự hiệu quả, chưa đạt được mức kỳ vọng của Ban lãnh đạo ngân hàng là phát hiện sớm các rủi ro, gian lận nhằm giảm tổn thất về mức tối thiểu cho ngân hàng. Đứng từ góc nhìn như thế nên việc chọn đề tài “ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang” là hết sức khách quan, cần thiết đối với hiệu quả hoạt động chung của hệ thống ngân hàng Viecombank hiện nay. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng thông qua các quy định về nghiệp vụ, chứng từ của quy trình tín dụng, bao gồm: trước giải ngân, giải ngân và quản lý sau cho vay, từ đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và đưa ra các giải pháp hữu hiệu từ thực tiễn nghiên cứu để nhằm hạn chế và khắc phục tiến tới hoàn thiện công tác này tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quy định nghiệp vụ, chứng từ liên quan đến công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, cụ thể gồm quy trình từ giải ngân đến quản lý hồ sơ sau cho vay của khách hàng tại Vietcombank Kiên Giang. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Kiên Giang. Số liệu phân tích được lấy trong 3 năm 2017 2019. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu để nêu thực trạng và đánh giá hoạt động KSNB tại ngân hàng thương mại. Các tài liệu được thu thập gồm: luật tổ chức tín dụng năm 2017, thông tư 132018TTNHNN quy định về hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoải, các quy định về KSNB theo quy định của Basel II dành cho lĩnh vực ngân hàng, quy định của Ngân hàng nhà nước và các tài liệu kiểm tra nội bộ tại chi nhánh Vietcombank Kiên Giang. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu thì kết cấu của luận văn này bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về KSNB hoạt động tín dụng trong các ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang. 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, Việt Nam đã gia nhập WTO và đang trong quá trình tự do hóa tài chính, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết các ngân hàng đều mở rộng quy mô hoạt động, các chi nhánh và phòng giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều, dẫn đến các ngân hàng ngày càng canh tranh với nhau, dùng mọi cách để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng. Chính điều này đã vô tình làm cho việc đánh giá rủi ro, các bước thực hiện quy trình nghiệp vụ, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát bị hạn chế. Hơn nữa ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, một khi để xảy ra rủi ro nghiêm trọng thì nó sẽ phản ánh dây chuyền, tác động tới các lĩnh vực kinh tế khác, ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư và an toàn xã hội. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất, nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, KSNB là công việc rất quan trọng, cần được diễn ra thường xuyên tại các ngân hàng, đặc biệt là KSNB hoạt động tín dụng. Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, các website cho thấy, trong thời gian gần đây có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại khác nhau. Tác giả đã tham khảo một số luận văn thạc sỹ về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng như: Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Phạm Thị Trà My năm 2011. Tác giả đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua thực trạng tín dụng của ngân hàng thương mại, phân tích những tồn tại của tín dụng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm giảm hiệu quả của hệ thống KSNB của NHTM trong hoạt động tín dụng và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống tại ngân hàng. Đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2011. Luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về công tác KSNB hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đánh giá các điểm làm được, những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động tín dụng , từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng này. Đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Thảo năm 2017. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý hoạt động tín dụng tại NHTM. Luận văn đã đánh giá thực trạng kiểm soát thủ tục trong hoạt động tín dụng, thông qua việc phân tích những nhân tố của hệ thống KSNB tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Đề tài nghiên cứu tập trung vào công tác kiểm soát quy trình hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB hoạt động tín dụng. Luận án tiến sĩ “ Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” của tác giả Trương Nguyễn Tường Vy năm 2018. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động tín dụng, từ đó gợi ý chính sách hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất tại các ngân hàng TMCP. Đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Nam” của tác giả Bùi Thị Ánh Tuyết năm 2019 đã tập hợp các lý thuyết, lý luận về KSNB hoạt động tín dụng theo quy định của thông lệ quốc tế, theo quy định của NHNN Việt Nam. Qua nghiên cứu thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Quảng Nam đã chỉ ra được các ưu, nhược điểm, hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Đồng thời, nghiên cứu một số mô hình và quy trình vận hành hệ thống KSNB hoạt động tín dụng theo Basel II, tại một số NHTM khác; với khả năng hạn hẹp của mình, học viên đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng Như vậy, qua một số luận văn cùng chủ đề, tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu trước đều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ qua các bước của quy trình tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng mà chưa nêu về thực trạng hoạt động cụ thể của phòng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kiểm tra tại chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về HTKSNB tại Vietcombank Kiên Giang gắn với chủ trương từ Ban lãnh đạo Ngân hàng, cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đối thủ, sự tín nhiệm từ phía khách hàng cũng như sự hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu về KSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang được cho là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - - NGUYỄN THỊ SAO MAI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - - NGUYỄN THỊ SAO MAI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 834.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS PHAN THANH HẢI Đà Nẵng - Năm 2020 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS,TS.Phan Thanh Hải, trường Đại học Duy Tân, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi thực hiện luận văn từ năm 2019 đến nay Tôi cũng vô cùng biết ơn sự chia sẻ và đóng góp ý kiến hết sức quý báu và kinh nghiệm cần thiết vào nội dung nghiên cứu của tôi từ Ban Giám đốc, các anh chị đồng nghiệp phòng Dịch vụ khách hàng cùng phòng Kế toán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang Tôi cũng xin cảm ơn đến các quý thầy cô của trường Đại học Duy Tân trong suốt quá trình học tập của tôi, đã giảng dạy và truyền đạt các kiến thức mà nó cho đến nay làm nền tảng cho nghiên cứu này của tôi Cuối cùng là cảm ơn các thành viên trong gia đình đã ủng hộ và động viên tôi hoàn thành luận văn này Đà Nẵng, tháng 07 năm 2020 NGUYỄN THỊ SAO MAI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác Các giải pháp được đề xuất trong luận văn được đúc kết ra từ quá trình nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ SAO MAI MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2 4 Phương pháp nghiên cứu .2 5 Kết cấu của luận văn 3 6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 6 1.1.1.Khái niệm về hệ kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 8 1.1.3.Các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 9 1.1.4 Hoạt động kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 14 1.2.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19 1.2.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng 19 1.2.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng 20 1.2.3.Phân loại tín dụng ngân hàng .22 1.2.4.Rủi ro tín dụng 26 1.3.KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 28 1.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng 28 1.3.2 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG 35 2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK KIÊN GIANG .35 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý 36 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2017 – 2019 41 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG 44 2.2.1 Tổ chức bộ máy KSNB hoạt động tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang .44 2.2.2 Thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng 46 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG .64 2.3.1 Những kết quả đạt được 64 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 65 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANKKIÊNGIANG 73 3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG .73 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG 75 3.2.1 Hoàn thiện công tác thông tin trong kiểm soát hoạt động tín dụng 76 3.2.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng, điều chỉnh các điều kiện cho vay .77 3.2.3 Hoàn thiện chính sách tín dụng và chính sách khách hàng .79 3.2.4 Hoàn thiện công tác kiểm soát quy trình cho vay 82 3.2.5 Hoàn thiện quy trình kiểm soát sau khi vay 83 3.2.6 Hoàn thiện bộ máy kiểm soát hoạt động tín dụng .83 3.2.7 Hoàn thiện kiểm soát nội bộ với công tác xử lý nợ có vấn đề 85 3.2.8 Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp đội ngũ nhân sự 88 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 89 3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước tỉnh Kiên Giang 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Vietcombank Kiên Giang - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN –Chi nhánh Kiên Giang HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ HDTD : Hợp đồng tín dụng HĐQT : Hội đồng quản trị KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KH SME : Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ KSNB : Kiểm soát nội bộ NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NQ : Ngân quỹ QĐ : Quyết định QLN : Quản lý nợ SXKD : Sản xuất kinh doanh TMCP : Thương mại cổ phần TT : Thông tư TCTD : Tổ chức tín dụng TSĐB : Tài sản đảm bảo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu 42 Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2019 44 DANH MỤC CÁC HÌN Hình 1.1 Mô hình năm yếu tố trong HTKSNB theo COSO 2013 .10 YHình 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Vietcombank Kiên Giang……… …37 Hình 2.2 Quy trình tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang 48 Hình 2.3 Quy trình cho vay trong hạn mức của lãnh đạo khách hàng/PGD .54 Hình 2.4 Quy trình cho vay trong hạn mức phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh 55 Hình 2.5 Quy trình tín dụng vượt hạn mức phê duyệt của chi nhánh 56