CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.4. Hoạt động kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại
87 Basel II là phiên bản thứ 2 của hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.
88 Mục tiêu chủ chốt của Basel II là đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro – đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, hướng đến sự điều tiết dựa nhiều hơn vào số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.
89 Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”
90 - Trụ cột thứ nhất: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc: theo đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu hay tỉ lệ bắt buộc vốn tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba
yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng , có hai phương pháp tiếp cận:
91 - Cách tiếp cận được chuẩn hóa cho rủi ro tín dụng: trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản được phân loại thành một tập hợp các lớp tài sản được chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng. Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến việc sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng só rủi ro. So với Basel I, nơi mà các tài sản được đánh trọng số 100% thì giờ đây đã có sự cân nhắc khác nhau cho các trọng số rủi ro.
92 - Tiếp nhận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB): cho phép các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm.
93 - Trụ cột thứ hai: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý. Trong công tác rà soát, giám sát, Basel II nhấn mạnh bốn nguyên tắc:
94 - Thứ nhất, các ngân hàng phải có quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
95 - Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và
đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thục hiện một số hành động phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
96 - Thứ ba, giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
97 - Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu như nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
98 - Trụ cột thứ ba nhằm mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua tăng cường công khai thông tin các ngân hàng. Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công khai thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn và phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường so sánh và minh bạch giữa các ngân hàng là kết quả mong muốn của trụ cột thứ ba. Đồng thời, Ủy ban Basel đảm bảo rằng Basel II tương ứng với các chuẩn mực kế toán, và trên thực tế, không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán rộng hơn mà các ngân hàng phải tuân thủ. Với trụ cột thứ ba, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro. Những công khai như vậy được xem là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng. Cả hai thông tin định tính và định lượng phải được công khai. Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an toàn vốn, chi tiết về vốn căn bản. Về công khai rủi ro tín dụng, thông tin về giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán phải được cung cấp.
99 1.1.4.2. KSNB ngân hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam
100 Theo điều 5 khoản 3: Các yêu cầu đối với KSNB Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN quy định HTKSNB phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
101 - Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ sau thực hiện:
102 + Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro.
103 + Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh
104 + Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán.
105- Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định theo pháp luật
106- Tuyến bảo vệ thứ 3: có chức năng kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
107Theo đó, tại điều 64 nguyên tắc kiểm toán nội bộ cùng thông tư quy dịnh những điều sau:
108- Nguyên tắc độc lâp
109 + Kiểm toán viên nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận thuộc tuyến phòng vệ thứ nhất và thứ hai;
110 + Kiếm toán nội bộ không chịu bất kỳ sự chi phối , can thiệp của các cá nhân, bộ phận thuộc tuyến phòng vệ thứ nhất và tuyến phòng vệ thứ hai;
111 + Kiểm toán viên nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với: quy định nội bộ về kiểm toán nội bộ, kế hoạch kiểm toán nội bộ do kiểm toán viên nội bộ đó xây dựng; Đơn vị, bộ phận mà người đứng đầu đơn vị, bộ phận là người có liên quan của kiểm toán viên nội bộ đó; các hoạt động, bộ phận mà kiểm toán viên nội bộ đó thực hiện, chịu trách nhiệm trong thời hạn 03 năm kể từ khi không thực hiện, chịu trách nhiệm đối với hoạt động, bộ phận đó;
112 + Tiêu chí xây dựng mức thù lao của Trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải tách biệt với kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động của đơn vị, bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai.
113- Nguyên tắc khách quan
114 + Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được;
115 + Kiểm toán viên nội bộ phải trung thực khi thực hiện báo cáo, đánh giá trong quá trình kiểm toán nội bộ;
116 + Kiểm toán viên nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo các cấp có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tính khách quan trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ.
117- Nguyên tắc chuyên nghiệp
118 + Bộ phận kiểm toán nội bộ có ít nhất 01 kiểm toán viên nội bộ để thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ.
119 + Kiểm toán viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 66 Thông tư này.
120 Hạn chế của hệ thống KSNB:
121 Một hệ thống KSNB dù được đầu tư xây dựng hợp lý, chặt
chẽ, vững
mạnh thế nào, được thiết kế hoàn hảo ra sao vẫn không hoàn toàn hữu hiệu.
Bởi lẽ, ngay cả khi xây dựng hệ thống KSNB hoàn hảo về cấu trúc thì hiệu quả thật sự của nó phụ thuộc vào nhân tố con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự. Nói cách khác, hoạt động kiểm soát không thể bảo đảm tuyệt đối cho các mục tiêu kiểm soát do những hạn chế tiềm tàng của hệ thống như:
122 + Chi phí cho hệ thống KSNB không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại.
123 + Phần lớp các thủ tục KSNB thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi, lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.
124 + Do sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm.
125 + Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc.
126 + Khả năng hệ thống KSNB không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay ngoài đơn vị. Luôn có khả năng ban quản lý lạm dụng quyền hạn của mình thực hiện những mưu đồ riêng.
127 + Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục KSNB lạm dụng quyền của mình.