CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.3.2. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
1741.3.2.1. Kiểm soát chính sách tín dụng và chính sách khách hàng 175 - Chính sách tín dụng gồm:
176 + Ưu tiên vốn tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, lựa chọn các dự án, phương án hiệu quả, khách hàng có tài chính minh bạch…
góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
177 + Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp có ưu thế, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tham gia các chuỗi liên kết..
178 + Tăng trưởng tín dụng gắn liền với việc gia tăng huy động vốn và dịch vụ, chú trọng phát triển tín dụng ngắn hạn, tài trợ xuất nhập khẩu từ đó cải thiện tỷ trọng trung dài hạn trên tổng dư nợ, mặt khác tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ.
179 + Phát triển các hoạt động dịch vụ góp phần gia tăng các nguồn thu từ hoạt động phi lãi trong tổng thu nhập, coi trọng chất lượng dịch vụ, tăng thêm tiện ích, cải thiện các giao dịch về thời gian và thủ tục, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, đưa các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao phục vụ nhóm khách hàng đối tác chiến lược, khách hàng mục tiêu.
180 + Lựa chọn khách hàng và các khoản vay phù hợp với chính sách của ngân hàng.
181 - Chính sách khách hàng:
182 + Phân loại, phát triển khách hàng theo chính sách của ngân hàng. Ưu tiên phát triển đối tượng khách hàng theo các dự án, mối quan hệ hợp tác với ngân hàng.
183 + Chú trọng việc phục vụ các sản phẩm và dịch vụ tài chính của ngân hàng.
184 +Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng tại ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên phù hợp với từng địa bàn hoạt động.
185 + Định kỳ chấm điểm xếp loại khách hàng tín dụng.
1861.3.2.2. Kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay
187 - Kiểm soát thủ tục đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đều được cấp thẩm quyền theo dõi chặt
chẽ để ghi nhận và phân công cho nhân viên tín dụng hoặc nhóm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay.
188 - Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo
rằng việc
đề xuất cho vay tuân theo đúng các tiêu chuẩn về điều kiện cấp tín dụng.
- Kiểm soát việc thực hiện phân tích thông tin tín dụng nhằm đảm bảo thông tín tín dụng được trình bày trung thực, chính xác và được phân tích khách quan, cẩn trọng để làm cơ sở cấp xét duyệt ra quyết định cho vay như:
Phân tích đánh giá tư cách pháp lý của KH nhằm xem xét KH có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết HĐTD hay không; thu thập thông tin về lịch sử hoạt động kinh doanh, quá trình thanh toán của KH trước đây, thiện chí của KH trong việc sử dụng và trả nợ vốn vay nếu có; Xem xét thu nhập, các khoản phải trả, phải thu và hàng tồn kho để đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng.
189 - Kiểm soát việc HĐTD có được ký kết hợp pháp và hợp lệ không. Một hợp đồng hợp lệ phải tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn theo kế hoạch và trả nợ thuận lợi, phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
190 - Kiểm soát việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản
đảm bảo và
HĐTD nhằm đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý cần thiết đã được tiến hành đầy đủ và không có cơ sở nào về mặt pháp lý có thể ảnh hưởng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
191 - Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo và xem xét tính hợp
lệ của
hồ sơ tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng việc định giá đã được tiến hành
trên cơ sở các căn cứ định giá do Ngân hàng đề ra và tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
192 - Kiểm soát thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo
việc xét
duyệt cấp tín dụng là đúng thẩm quyền và nằm trong hạn mức xét duyệt đã được phê duyệt bởi cấp điều hành cao nhất của ngân hàng.
193 - Kiểm soát việc thực hiện hạn mức tín dụng đã được duyệt nhằm đảm
bảo rằng việc giải ngân là hợp lệ vì nằm trong hạn mức tín dụng đã được duyệt và phù hợp với các điều kiện giải ngân đã xác định khi xét duyệt cấp tín dụng.
194 - Kiểm soát mức tiền cho vay, lãi suất, thời hạn, phương thức cho vay theo đúng quy định của ngân hàng.
195 - Kiểm soát cách thức và điều kiện giải ngân, ghi chép và lập báo cáo kế toán liên quan.
1961.3.2.3. Kiểm soát quá trình giải ngân
197 - Kiểm soát tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ giải ngân.
198 - Kiểm soát tính phù hợp, tuân thủ của nội dung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, lãi suất áp dụng với phê duyệt cấp tín dụng của Ngân hàng và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng.
199 - Kiểm soát quá trình giải ngân có phù hợp với mục đích cho vay ban đầu, đầy đủ chứng từ hợp lệ làm căn cứ giải ngân…hay không, đặc biệt chú ý các giao dịch nghi ngờ như: khoản giải ngân bằng tiền mặt lớn, giải ngân chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng vay hoặc tài khoản tiền gửi của nhóm khách hàng liên quan, giải ngân vào tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân với số tiền lớn.
200 - Kiểm soát thực hiện hạn mức tín dụng đã được duyệt nhằm đảm bảo việc giải ngân là hợp lệ, nằm trong hạn mức tín dụng đã được duyệt và phù hợp với các điều kiện giải ngân đã xác định khi xét duyệt cấp tín dụng.
201 - Kiểm soát cách thức và điều kiện giải ngân, ghi chép sổ sách và lập báo cáo liên quan.
2021.3.2.4. Kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân
203 - Giám sát mức độ tuân thủ cam kết trong hợp đồng tín dụng về sử dụng vốn vay, thanh toán nợ gốc và lãi.
204 - Kiểm soát quá trình thẩm tra, cập nhật thường xuyên tình hình tài
chính, tình hình sản xuất kinh doanh của người vay vốn, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm bảo đảm rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã được thực hiện đầy đủ.
205 - Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm
đảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn, trễ kỳ được cung cấp đầy đủ kịp thời cho các cấp có thẩm quyền và nhà quản trị cấp cao nhất để có những biện pháp ứng phó thích hợp. Đây là yếu tố thuộc về thông tin và truyền thông trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Để đạt được điều này, yêu cầu ngân hàng phải có hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, kịp thời và hệ thống kiểm soát trong môi trường xử lý thông tin máy tính hữu hiệu.
206 - Kiểm soát số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính
xác và
thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.
207 - Kiểm soát quá trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu
hồi của
các khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phòng thích hợp.
208 - Kiểm soát số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính
xác và
thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.
2091.3.2.5. Kiểm soát rủi ro tín dụng:
210 Rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng với các mức độ gây thiệt hại và xác suất xảy ra khác nhau. Vì vậy, việc nâng cao ý thức về kiểm soát rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng, đòi hỏi trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng phải luôn luôn có sự quan tâm, cân đối thận trọng giữa mức độ kiểm soát rủi ro và lường trước những thiệt hại có thể xảy ra. Phải thường xuyên nhận định, phân tích, đánh giá về tác động của những rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu mà ngân hàng đưa ra. Có 2 loại rủi ro tín dụng: Rủi ro do nguyên nhân khách quan và rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
211 - Đối với rủi ro do nguyên nhân chủ quan: Cán bộ ngân hàng phải am hiểu thị trường, nắm bắt thông tin đầy đủ của món vay; kiểm soát và phát hiện kịp thời các hoạt động kinh doanh trái pháp luật để có biện pháp xử lý. Kiểm soát và đánh giá đúng năng lực pháp lý của khách hành vay vốn, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn sau khi cho vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả dẫn đến làm thất thoát nguồn vốn.
212 - Đối với rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan như: Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng; do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến
người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; do thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến món vay dẫn đến người vay không có khả năng trả nợ...
đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải nắm bắt chính xác, xác minh cụ thể, đúng đối tượng để có biện pháp xử lý kịp thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
213 Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính đáng tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động và đảm bảo tuân thủ pháp luật.
214 Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại vì nó đem lại thu nhập cao nhất cho NHTM. Tuy nhiên, đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM có tác dụng giảm thiểu được rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan nhờ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quy trình tín dụng bao gồm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đồng thời giám sát, quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và hạn chế được rủi ro tín dụng do các nguyên nhân khách quan.
215 Tóm lại, kiểm soát nội bộ đống vai trò rất quan trọng trong mỗi tổ chức nói chung và nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại nói riêng. Kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế, ngăn ngừa những rủi ro tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng. Xã hội càng phát triển, mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao thì các rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp và tinh vu hơn, mang lại những thách thức to lớn đối với NHTM. Vì vậy, không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ luôn là vấn đề bức thiết cho các NHTM để tồn tại và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
216 CHƯƠNG 2
217 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
218 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK KIÊN GIANG 2192.1. TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK KIÊN GIANG
2202.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
221 Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang được thành lập theo quyết định số 18NH/QĐ ngày 21/02/1986 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang (Vietcombank Kiên Giang) theo Quyết định số 445/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 05/06/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Sau khi sắp xếp mô hình tổ chức tại Vietcombank Kiên Giang theo mô hình chuẩn của Vietcombank quy định, bộ máy hoạt động của Chi nhánh bao gồm: Chi nhánh (Ban lãnh đạo và các phòng: Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng Quản lý nợ, Phòng Kế toán - gồm bộ phận kiểm tra giám sát tại Chi nhánh, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Ngân quỹ) và 06 phòng giao dịch trực thuộc (Tân Hiệp, Rạch Sỏi, Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá và Giồng Riềng).
222Vietcombank Kiên Giang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0100112437-009 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp, hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Sự ra đời của Vietcombank Kiên Giang là một yêu cầu khách quan đáp ứng cho sự phát triển kinh tế đối ngoại của địa phương. Vietcombank Kiên Giang là chi nhánh thứ 9 của hệ thống Vietcombank, hạch toán trực thuộc toàn hệ thống. Vietcombank Kiên Giang đã chính thức đi vào hoạt động từ 01/07/1987, trụ sở đặt tại số 2 Duy Tân, sau đó chuyển về số 02 Mạc Cửu, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, năm
2013 chuyển về số 89 đường 3 tháng 2, phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
223Thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần, Vietcombank Kiên Giang được phép kinh doanh trên mọi lĩnh vực của hoạt động ngân hàng thương mại như: huy động vốn, tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác.
224 Khi mới ra đời, hoạt động của Vietcombank Kiên Giang chủ yếu là tiền gửi, tiền vay của các đơn vị kinh tế quốc doanh, chi trả kiều hối và bước đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đến nay chi nhánh đã thực hiện hầu hết các nghiệp vụ của NHTM, các khách hàng của Vietcombank Kiên Giang mở rộng trong nước và quốc tế, quan hệ với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty nhà nước, … Quy mô của Vietcombank Kiên Giang mở rộng từng ngày, là một chi nhánh có số lượng phòng giao dịch rộng lớn của khu vực miền Tây Nam Bộ của hệ thống, với 06 phòng giao dịch trực thuộc được đặt tại những địa điểm trọng yếu trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao vị thế của Vietcombank trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Với những thành tích và nổ lực đã đạt được trong nhiều năm liền, Vietcombank Kiên Giang vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng năm 2008 và nhiều bằng khen.
2252.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý 2262.1.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý
227 Vietcombank Kiên Giang là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Do vậy, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Chi nhánh cũng dựa theo mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Việc phân chia các phòng, ban, tổ chủ yếu dựa trên các mảng nghiệp vụ mà phòng, ban, tổ đảm nhiệm. Mô hình tổ chức của Vietcombank Kiên Giang được thể hiện qua sơ đồ:
228
229Hình 2. 1. Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Vietcombank Kiên Giang 2302.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
231 Ban Giám Đốc
232 Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang gồm có một Giám đốc và 02 Phó Giám đốc làm công tác tham mưu giúp việc và trực tiếp phụ trách các Phòng, Ban do Giám đốc phân công.
233 Ban giám đốc có nhiệm vụ hoạch định toàn bộ chính sách kinh doanh tại đơn vị và chỉ đạo các Phòng, Ban thực hiện từng nhiệm vụ chuyên môn của mình theo chương trình kế hoạch đã được thống nhất. Trong đó, Giám đốc chịu trách nhiệm chính toàn bộ mọi hoạt động tại đơn vị, còn các phó Giám đốc chịu trách nhiệm làm tham mưu cho Giám đốc về các mảng công việc được phân công. Trường hợp Giám đốc đi vắng (Công tác, họp
hội . . .), một trong hai Phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động phải thực hiện một cách nghiêm túc các nhiệm vụ được ủy quyền trong thời gian Giám đốc đi vắng. Hết thời gian được ủy quyền phải trực tiếp báo cáo lại kết quả đã thực hiện bằng văn bản cho Giám đốc để tiếp tục điều hành những công việc tiếp theo và kiến nghị thêm các việc làm đang dang dở (nếu có).
234 Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (P. KHDN)
235 - Chức năng: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh cho nhóm khách hàng doanh nghiệp (KHDN) tại Vietcombank Kiên Giang theo đúng quy định của pháp luật, NHNN và Vietcombank.
236 - Nhiệm vụ: Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển KHDN tại Vietcombank Kiên Giang; chủ động tổ chức tiếp thị, cung cấp sản phẩm dịch vụ tới các KHDN; quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng; tham mưu và trình Ban giám đốc (BGĐ) phê duyệt chính sách lãi suất, tỷ giá, phí đối với KHDN; thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác do BGĐ giao.
237 Phòng Khách hàng bán lẻ (P. KHBL)
238 - Chức năng: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và DNNVV theo đúng quy định của pháp luật, NHNN và Vietcombank.
239 - Nhiệm vụ: Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng; tổ chức tư vấn, bán hàng; quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng; xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới và chuyển phòng Hành chính nhân sự tổng hợp trình BGĐ; tham mưu và trình BGĐ phê duyệt chính sách lãi suất, tỷ giá, phí đối với khách hàng cá nhân và DNNVV; thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác do BGĐ giao.