CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng ngân hàng ra đời từ rất lâu nhưng đến nay, định nghĩa về tín dụng vẫn chưa được thống nhất và có nhiều cách hiểu.Về nguồn gốc, khái niệm "Tín dụng" có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh "Creditium" có nghĩa là sự tin tưởng. Có thể hiểu tín dụng là một sự ứng trước "giá trị hiện tại" để đổi lấy "giá trị tương lai" với mong muốn rằng "giá trị tương lai" sẽ lớn hơn "giá trị hiện tại". Theo Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002): “Tín dụng - dưới hình thức biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến người này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoá được đánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời gian đã được ấn định”. Như vậy, tín dụng có đặc điểm cơ bản là:
+ Người sở hữu có một số vốn (biểu hiện bằng hàng hoá hay tiền) chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định.
+ Hết thời hạn sử dụng, người sử dụng vốn phải hoàn trả vốn cho người chủ sở hữu với một giá trị lớn hơn. Phần chênh lệch đó gọi là lãi suất tín dụng.Như vậy, trong quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ trao đổi quyền sử dụng vốn chứ không trao đổi quyền sở hữu vốn cho người đi vay.
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức Tín dụng cho giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi”.
Căn cứ theo Điều 20 của Luật tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”.
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được cấp tín dựng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
“Cho vay của ngân hàng thương mại là việc chuyển nhượng tạm thời một lượnggiá trị từ ngân hàng thương mại sang khách hàng vay, sau một thời gian nhất định quay trở lại ngân hàng thương mại với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”(Mai Văn Bạn, 2009).
1.2.2. Phân loại tín dụng
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
Dựa vào mục đích cho vay: Về mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Mục đích
của hình thức cho vay này thường là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân.
+Cho vay tiêu dùng cá nhân: Phục vụ mục đích tiêu dùng của các cá nhân
+Cho vay mua bán bất động sản: Phục vụ nhu cầu vay mua bán bất động sản của các cá nhân.
+Cho vay sản xuất nông nghiệp: Phục vụ hoạt động sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Mục đích cho các tổ chức vay xuất nhập khẩu các mặt hàng công thương nghiệp.
Dựa vào thời hạn cho vay: Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
+Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
- Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chị dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
Dựa vào phương thức cho vay:Dựa vào phương thức cho vay, hoạt
động tín dụng có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trọng một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
Dựa vào xuất xứ tín dụng:Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là: Chiết khấu thương mại, bao thanh toán.
1.2.3. Các đặc trưng cơ bản của tín dụng
Mỗi loại tín dụng đáp ứng một yêu cầu khác nhau, với các điều kiện thực hiện khác nhau. Tuy nhiên các loại tín dụng trên đều thể hiện những đặc trưng cơ bản sau:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng - Có thời hạn cụ thể do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay - Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức
- Tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng hoá vì hoạt động tín dụng ngân hàng thực chất mang tính chất dịch vụ (tiếp cận thị trường và đưa sản
phẩm thoả mãn nhu cầu thị trường nên sản phẩm phải đa dạng phong phú) thể hiện trên nhiều mặt cụ thể: đa dạng về hình thức cấp tín dụng (tiền, tài sản, chữ ký người bảo lãnh ...) đa dạng về thời gian cấp tín dụng (ngắn, trung , dài hạn ...), đa dạng về lãi suất (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất thoả thuận ...), đa dạng về kỹ thuật cấp tín dụng (ứng trước, thấu chi, chiết khấu, thuê mua ...). Chính vì lẽ đó mà hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, sự hoàn trả tín dụng và lãi lệ thuộc vào sự thành công hay thất bại của khách hàng, lệ thuộc vào sự biến chuyển của thị trường, giá cả và lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thiên nhiên, khí hậu, thiên tai, địch họa,... Đa dạng hoá loại hình tín dụng là một phương châm xuyên suốt nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tín dụng phải được hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu là huy động để cho vay trong một thời gian nhất định. Vì vậy nếu cho vay mà không hoàn trả thì ngân hàng sẽ mất khả năng chi trả dẫn đến rủi ro. Ngân hàng phải xác định chính xác kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn. Nguyên tắc này bảo đảm tính an toàn, nâng cao số vòng luân chuyển vốn.
- Tín dụng có mục đích. Tín dụng có mục đích hướng việc đầu tư của ngân hàng vào những khách hàng có những ngành nghề kinh doanh được pháp luật thừa nhận. Đặc biệt, ngân hàng quan tâm cung ứng tín dụng cho những ngành nghề kinh tế mũi nhọn, trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ. Để thực hiện nguyên tắc này khi cho vay ngân hàng phải yêu cầu khách hàng nêu rõ mục đích vay, phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh làm cơ sở để quyết định cho vay, ngân hàng thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có thực hiện theo đúng những điều đã
thoả thuận hay không. Nếu có vi phạm tuỳ theo mức độ mà có những biện pháp thích hợp đối với từng khách hàng.
- Vốn vay phải được đảm bảo theo đúng quy định: để đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng thì khách hàng khi vay vốn ngân hàng phải thoả thuận các biện pháp đảm bảo cho các khoản nợ của mình như:
+ Cầm cố thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ 3 cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người vay nếu đến hạn mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ,
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó. Đây là nguyên tắc hỗ trợ đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay hạn chế được rủi ro đồng thời nâng cao ý thức hợp tác tích cực của khách hàng, ngân hàng đối với các hoạt động của nền kinh tế.
1.2.4. Đặc điểm của hoạt động tín dụng
Mỗi loại tín dụng đáp ứng một yêu cầu khác nhau, với các điều kiện thực hiện khác nhau. Tuy nhiên các loại tín dụng trên đều thể hiện những đặc trưng cơ bản sau:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng - Có thời hạn cụ thể do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay - Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức
- Tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng hoá vì hoạt động tín dụng ngân hàng thực chất mang tính chất dịch vụ (tiếp cận thị trường và đưa sản phẩm thoả mãn nhu cầu thị trường nên sản phẩm phải đa dạng phong phú) thể
hiện trên nhiều mặt cụ thể: đa dạng về hình thức cấp tín dụng (tiền, tài sản, chữ ký người bảo lãnh ...) đa dạng về thời gian cấp tín dụng (ngắn, trung , dài hạn ...), đa dạng về lãi suất (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất thoả thuận ...), đa dạng về kỹ thuật cấp tín dụng (ứng trước, thấu chi, chiết khấu, thuê mua ...). Chính vì lẽ đó mà hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, sự hoàn trả tín dụng và lãi lệ thuộc vào sự thành công hay thất bại của khách hàng, lệ thuộc vào sự biến chuyển của thị trường, giá cả và lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thiên nhiên, khí hậu, thiên tai, địch họa,... Đa dạng hoá loại hình tín dụng là một phương châm xuyên suốt nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Với vai trò đó, hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn được cả Nhà nước và xã hội quan tâm, bên cạnh sự quan tâm của chính Ngân hàng. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tín dụng phải được hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu là huy động để cho vay trong một thời gian nhất định. Vì vậy nếu cho vay mà không hoàn trả thì ngân hàng sẽ mất khả năng chi trả dẫn đến rủi ro. Ngân hàng phải xác định chính xác kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn. Nguyên tắc này bảo đảm tính an toàn, nâng cao số vòng luân chuyển vốn.
- Tín dụng có mục đích. Tín dụng có mục đích hướng việc đầu tư của ngân hàng vào những khách hàng có những ngành nghề kinh doanh được pháp luật thừa nhận. Đặc biệt, ngân hàng quan tâm cung ứng tín dụng cho những ngành nghề kinh tế mũi nhọn, trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ. Để thực hiện nguyên tắc này khi cho vay ngân hàng phải yêu cầu khách hàng nêu rõ mục đích vay, phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh làm cơ sở để quyết định cho vay, ngân hàng
thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có thực hiện theo đúng những điều đã thoả thuận hay không. Nếu có vi phạm tuỳ theo mức độ mà có những biện pháp thích hợp đối với từng khách hàng.
- Vốn vay phải được đảm bảo theo đúng quy định: để đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng thì khách hàng khi vay vốn ngân hàng phải thoả thuận các biện pháp đảm bảo cho các khoản nợ của mình như:
+ Cầm cố thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: là việc bên thứ 3 cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người vay nếu đến hạn mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.