Đối với chính quyền địa phương Quận Liên Chiểu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 93 - 100)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương Quận Liên Chiểu

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt khuyến khích phát triển đẩy mạnh kinh tế nhiều thành phần, phát triển hỗ trợ các ngành. Tiếp tục đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâmnghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến xây dựng giao thông đường xá, thủy lợi nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi khi đến giao dịch tại các Ngân hàng, giảm bớt thời gian và khó khăn trong giao thông.

- Chính quyền cần có những chính sách ưu đãi, chương trình hỗ trợ lãi vay cho việc đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, hỗ trợ trong chuyển đổi sản xuất như Nghị định 41/2010 về cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, hay chương trình hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó kết hợp với tổ chức tín dụng đảm bảo cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay không cần tài sản thế chấp) song vẫn giữ được sự cần thiết trong quản lý nợ và rủi ro, cũng như kế hoạch trả nợ gốc và lãi đúng như hợp đồng đã ký kết với Ngân hàng mà không có sự phát sinh pháp lý nào xảy ra. Qua đó, vừa giúp thuận lợi cho Ngân hàng và khách hàng khi thực hiện vay vốn sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nông dân để đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ hay mở rộng diện tích canh tác. Góp phần thực hiện tốt cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân.

- Chính quyền địa phương cần phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cùng với ngân hàng, tổ chức hội đoàn thể, Tổ TK&VV khi thực hiện tín dụng Hộ sản xuất trên địa bàn, đặc biệt là công tác thu hồi nợ xấu và xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan vì đây chính là chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng.

- Chính quyền địa phương cần phối hợp hiệu quả giữa các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển

giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH quận

- NHCSXH tham mưu với chính quyền địa phương về việc tổ chức các khoá tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trước, trong và sau khi giải ngân đảm bảo liên tục, thường xuyên và đến đúng đối tượng, đúng nhu cầu nhằm kết hợp hoạt động tín dụng với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

- Cho vay của Ngân hàng CSXH thông qua kênh Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vì vây UBND quận cần có chính sách ưu đãi, chi phí hỗ trợ tạo điều kiện cho các Hội Đoàn thể huyện đẫy mạnh phong trào tại các phường giúp cho các hội viên của từng hội đoàn thể có môi trường sinh hoạt cộng đồng tốt , gặp nhau trao đổi kinh nghiệm làm ăn , phát triển kinh trế gia đình.

- Cần chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường coi nguồn vốn của Ngân hàng CSXH là công cụ để điều tiết các Hội Đoàn thể cấp phường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lý luận chung về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được trình bày ở Chương 1 và thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu được trình bày ở Chương 2, tác giả nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu.

Các giải pháp chủ yếu là hoàn thiện kiểm soát xét duyệt cho vay, hoàn thiện kiểm soát quá trình giải ngân và hoàn thiện kiểm soát sau giải ngân... Bên cạnh đó, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố Đà Nẵng cũng phải có sự hổ trợ phòng giao dịch trong việc hoàn thiện KSNB thông qua việc ban hành hướng dẫn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về hoạt động KSNB và kiểm toán nội bộ, tăng cường hoạt động giám sát, đặt ra các yêu cầu chặt chẽ liên quan đến KSNB và đồng thời cần có những chính sách khen thưởng và mức lương tương xứng với năng lực của các cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong công tác KSNB…Với nổ lực của phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu và sự hổ trợ của Hội sở Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố Đà Nẵng thì công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có thể nhanh chóng được hoàn thiện, giúp cho Chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng cần phải có các biện pháp quản trị ngân hàng để hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Thiết kế và áp dụng hệ thống KSNB chính là biện pháp hữu hiệu mà các ngân hàng nói chung, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu nói riêng đã và đang thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Bên cạnh những ưu điểm thì công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp khắc phục những hạn chế đó và ngày càng hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Các giải pháp đối với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu cần tập trung là các nhóm giải pháp sau:

- Tạo môi trường kiểm soát tốt cho công tác KSNB hoạt động tín dụng thông qua việc tổ chức lại cơ cấu tổ chức, đồng thời có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực cùng với phát triển công nghệ hiện đại phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển của ngân hàng.

- Hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng thông qua việc hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng, kiểm soát nội bộ trên máy tính.

- Năng cao chất lượng công việc kiểm toán nội bộ và năng lực, đạo đức của kiểm toán viên nội bộ cùng với chế độ đãi ngộ thoả đáng cho kiểm toán viên và phải tạo điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán nội bộ.

Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng cần có những biện pháp hổ trợ cho ngân hàng hoàn thiện KSNB như ban hành các hướng dẫn thực hiện các

quy định về kiểm soát nội bộ và giám sát việc thực hiện nó, tổ chức tập huấn cũng như các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực hiện hệ thống KSNB của các ngân hàng trong và ngoài nước, đồng thời quy định chặt chẽ về hệ thống KSNB trong điều kiệm thành lập ngân hàng mới hay chi nhánh mới.

Nói chung, luận văn đã đưa ra những cơ sở lý luận về KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng, phân tích đánh giá những ưu điểm, những hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế trong việc thiết kế và thực hiện KSNB hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu. Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn đó, luận văn nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Những kết quả nghiên cứu trên chắc chắn chưa thoả mãn hết yêu cầu của đề tài, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu để khắc phục các thiếu sót và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi, hướng dẫn của các thầy cô, các đồng nghiệp và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện.

[1]. Báo cáo kết quả phát triển Kinh tế-Xã hội quận Liên Chiểu các năm 2018,2019,2020.

[2]. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu các năm 2018, 2019, 2020

[3]. Hoàng Anh, Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, 2013

[4]. Lê Ngô Tân, Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng, 2014.

[5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

[6]. Nguyễn Hoàng Bích Trâm, Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập, 2014

[7]. Nguyễn Tất Lê Ngân, Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nạm – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính Quốc Gia, 2016.

[8]. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội:

Nhà xuất bản Thống Kê, 2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w