CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU
2.2.2. Kiểm soát quá trình giải ngân
2.2.2.1. Các rủi ro xảy ra trong giai đoạn giải ngân - Áp dụng lãi suất cho vay không đúng quy định.
- Tờ trình giải ngân không dấu giáp lai.
- Giấy nhận nợ không dẫn chiếu đầy đủ nội dung hợp đồng tín dụng và các phụ lục đính kèm.
- Giấy nhận nợ không ghi rõ ngày rút vốn, ngày đến hạn, không ghi mục đích sử dụng vốn.
- Giấy nhận nợ thiếu dấu chức danh người đại diện ngân hàng, dấu ngân hàng.
quận Liên Chiểu Thời điểm phát
sinh rủi ro Loại rủi ro Mô tả ví dụ Cách nhận biết lỗi Bài học kinh nghiệm TRONG KHI
CHO VAY GIẢI NGÂN KHI CHƯA CÓ ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ THEO QUY ĐỊNH
Chứng từ giải ngân chưa đầy đủ/chưa bổ sung sau khi giải ngân
Giải ngân mà không có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo quy định
Quy định trình tự và thủ tục giải ngân đều quy định chi tiết hồ sơ, chứng từ giải ngân.
Yêu cầu khách hàng hoàn thiện chứng từ giải ngân theo đúng quy định.
Giải ngân không đúng khách hàng đăng ký vay
Người thân mang theo chứng minh thừ, đến để nhận tiền vay
Xác nhận nhân thân thông qua chứng minh nhân dân, hoặc giấy tờ do cấp có thẩm quyền cấp, có ảnh của người vay
Yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân đủ, chứng minh nhân thân do cấp có thẩm quyền cấp
2.2.2.2. Một số quy định của ngân hàng trong giải ngân Hồ sơ giải ngân gồm:
Bảng kê rút tiền/Hợp đồng tín dụng cụ thể.
Điều kiện giải ngân:
- Khách hàng hoàn tất thủ tục vay vốn, cung cấp tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
- Khách hàng thực hiện các thủ tục công chứng, ủy quyền, thừa kế theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Khách hàng đã thanh toán trước hoặc thanh toán đồng thời với tiền vay Ngân hàng toàn bộ phần vốn tự có hoặc một phần vốn tự có (mức tối thiểu theo tỷ lệ vốn tự có của Khách hàng và mức cho vay của Ngân hàng).
Thủ tục giải ngân:
Thủ tục giải ngân tại ngân hàng được xây dựng riêng cho từng đối tượng, hình thức giải ngân cũng như các điều kiện cam kết đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. Chẳng hạn, thủ tục giải ngân đối với khoản vay giải ngân 1 lần:
- Cán bộ tín dụng chỉ chuyển bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng đến bộ phận kế toán để làm thủ tục giải ngân sau khi đã hoàn tất các thủ tục.
- Giấy nhận nợ tiền vay phải do khách hàng tự lập thành 2 liên, phải có người đại diện có thẩm quyền ký và ghi rõ họ tên, kế toán trưởng ký tên và đóng dấu.
- Kế toán viên phải tiến hành kiểm tra các thông tin trên giấy nhận nợ với hợp đồng tín dụng phải bảo đảm sự khớp đúng.
- Theo hình thức nhận nợ của khách hàng, kế toán cần lập thêm các chứng từ thích hợp.
- Trong trường hợp việc giải ngân được thực hiện nhiều lần như giải ngân theo tiến độ công trình, trên cơ sở thanh toán, chi trả thực tế trong phạm
vi hạn mức tín dụng được phê duyệt, thủ tục giải ngân cần đảm bảo:
+ Chỉ giải ngân khi có báo cáo tiến độ thi công, tiến độ này phải được cán bộ tín dụng phụ trách kiểm tra, ký chịu trách nhiệm cùng với các đối tượng liên quan.
+ Các chứng từ hoá đơn phản ánh việc thanh toán, chi trả thực tế đầy đủ.
Bảng 2.8: Các công việc kiểm soát chủ yếu quá trình giải ngân của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu
STT Thủ tục kiểm soát
Bộ phận thực hiện
Bộ phận xét
duyệt Nội dung kiểm soát Mục đích kiểm tra
1 Chứng từ chính xác, phù hợp với nhau
Cán bộ tín dụng
Trưởng phòng kế hoạch và nghiệp vụ
Đối chiếu các chứng từ giải ngân (hợp đồng, hóa đơn, phiếu thu, giấy đề nghị thanh toán…) với mục đích vay vốn tại Giấy đề nghị vay vốn, Báo cáo thẩm định, Hợp đồng tín dụng, giấy đề nghị giải ngân kiêm Hợp đồng tín dụng cụ thể
- Có đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích giải ngân và nội dung tại các chứng từ phù hợp với mục đích vay vốn.
- Số tiền giải ngân luôn phải nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng tổng số tiền phát sinh tại các chứng từ giải ngân.
- Thời điểm giải ngân phải phù hợp với tiến độ, hạn thanh toán, hiệu lực của chứng từ giải ngân khách hàng cung cấp.
2 Đảm bảo tỷ lệ giữa vốn tự có của khách hàng và mức cho vay
Cán bộ tín dụng
Trưởng phòng kế hoạch và nghiệp vụ
Đối chiếu về mức cho vay, tiến độ dự kiến giải ngân tại Báo cáo đề xuất tín dụng, Hợp đồng tín dụng và số tiền giải ngân từng lần của ngân
Trường hợp giải ngân theo tiến độ dự án: Khách hàng phải thanh toán trước hoặc thanh toán đồng thời với tiền vay ngân hàng toàn bộ phần vốn tự có hoặc
khi giải ngân đồng tín dụng cụ thể đảm bảo sự phù hợp
đủ theo tỷ lệ giữa vốn tự có của khách hàng và mức cho vay của ngân hàng).
3 Phương thức giải ngân (tiền mặt hay chuyển khoản) phải phù hợp với giá trị khoản vay
Cán bộ tín dụng
Trưởng phòng kế hoạch và nghiệp vụ
Đối chiếu về mức cho vay, tiến độ dự kiến giải ngân tại Báo cáo đề xuất tín dụng, Hợp đồng tín
dụng và số tiền giải ngân từng lần của ngân hàng tại Bảng kê rút vốn kiêm Hợp đồng tín dụng cụ thể đảm bảo sự phù hợp.
Kiểm tra số tiền giải ngân từng lần và tên đơn vị/người thụ hưởng tại các giấy tờ:
+ Giấy đề nghị giải ngân kiêm HĐTD cụ thể
+ Chứng từ giải ngân
- Trường hợp số tiền giải ngân trên 100 triệu/lần, kiểm tra mục đích giải ngân để xác định phương thức giải ngân bằng tiền mặt hay chuyển khoản để phù hợp với quy định của pháp luật (Thông tư 09).
- Tên đơn vị/người thụ hưởng phải phù hợp với tên trên chứng từ giải ngân và phù hợp với mục đích vay vốn của khách hàng.
4 Cấp thẩm quyền phê duyệt giải
Trưởng phòng kế
Phó giám đốc
Kiểm tra, bộ phận đề xuất giải ngân và cấp thẩm quyền phê duyệt giải
Bộ phận đề xuất giải ngân và cấp thẩm quyền phê duyệt giải ngân phù hợp với
nghiệp vụ kiêm Hợp đồng tín dụng cụ thể, đối chiếu với Quy định cấp tín dung hiện hành và quy định phân cấp thẩm quyền của Ngân hàng CSXH và văn bản phân cấp thẩm quyền tại Chi nhánh.
phân cấp thẩm quyền hiện hành của Ngân hàng CSXH và văn bản phân cấp thẩm quyền cụ thể đối với từng cấp tại Chi nhánh.