CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.3.3. Kiểm soát sau giải ngân
- Kiểm tra tình hình khách, tình hình sử dụng vốn vay thông qua việc kiểm tra sổ sách, các chứng từ, hoá đơn hạch toán (thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác…), chứng từ thanh quyết toán, thanh ký hợp đồng…; kiểm tra thực địa để đánh giá xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không?
- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng:
theo dõi xem KH có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sử dụng vốn vay so với dự kiến. Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của KH đối với NH thông qua việc có thường xuyên cung cấp thông tin về phương án vay vốn cho NH hay không.
- Kiểm tra tài sản bảo đảm: TSBĐ là công cụ hạn chế rủi ro quan trọng đối với NH. Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụng phòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ tổn thất cho NH khi KH không trả được nợ. Ít
nhất 1 năm 2 lần hoặc theo quy định của NH, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm kê, kiểm tra TSBĐ, bao gồm cả việc định giá lại TSBĐ nếu thấy cần thiết.
- Kiểm soát quá trình giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn, lãi vay nhằm đảm bảo rằng việc theo dõi tình hình trả nợ của các khách hàng vay vốn diễn ra thường xuyên và đầy đủ;
- Kiểm soát quá trình thẩm tra, cập nhập thường xuyên tình hình tài chính, kinh doanh của người vay vốn và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản kiểm tra nhằm đảm bảo rằng thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đã được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc;
- Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn nhằm đảm bảo rằng các báo cáo về vốn và lãi vay quá hạn, trễ kỳ được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền và nhà quản trị cao cấp nhất để có những biện pháp ứng phó thích hợp. Đây là yếu tố thuộc về thông tin và truyền thông trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Để đạt được điều này, yêu cầu các ngân hàng phải có hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, kịp thời và hệ thống kiểm soát trong môi trường xử lý thông tin máy tính hữu hiệu.
- Kiểm soát báo cáo số liệu báo cáo tín dụng nhằm đảm bảo tính chính xác và thời gian cung cấp kịp thời cho nhà quản lý để phục vụ cho việc phân tích, giám sát danh mục tín dụng.
- Kiểm soát quá trình thu hồi nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu để quyết định mức trích lập dự phòng thích hợp;
- Kiểm soát việc xác định hệ thống hạn mức tín dụng nhằm đảm bảo rằng hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính toán hợp lý giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Tiêu chuẩn lập quỹ dự phòng cho khoản vay có khả năng không thu hồi được nhằm đảm bảo răng việc trích lập các khoản nợ không thu hồi được là xác thực và hợp lý.
- Đánh giá độ an toàn của tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo rằng mức cho vay hiện hành trên tài sản đảm bảo luôn hợp lý và an toàn;
- Vấn đề trích trước hay ngưng trích trước khoản lãi cho vay nhằm đảm bảo việc phản ánh thu nhập lãi cho vay trên báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý.
- Thực hiện giám sát thường xuyên ngay cả đối với những khoản vay trả nợ đúng hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hệ thống KSNB là một quá trình có sự tham gia của tất cả các thành viên trong ngân hàng, giúp cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc thực hiện tốt quá trình quản trị rủi ro và các hoạt động khác nhằm đạt được mục tiêu bảo đảm cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, kịp thời và bảo đảm các hoạt động ngân hàng tuân thủ quy định nội bộ cũng như quy định pháp luật, giúp ngân hàng bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, có hiệu quả.
Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cũng trãi qua 3 giai đoạn chính:
kiểm soát xét duyệt cho vay, kiểm soát quá trình giải ngân, kiểm soát sau giải ngân. Nhằm giúp cho hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu thì ngân hàng thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẻ, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Những vấn đề cơ bản được nêu ở trên là cơ sở để đánh giá thực trạng của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU