Luận văn đã trình bày thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Quảng Nam về quy trình, cơ chế chính sách, hồ sơ thủ tục, chứng từ thanh toán được quy định theo q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐINH BÁ TÒNG
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17051113858241000000
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐINH BÁ TÒNG
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số : 16 00 96
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Đại Thắng
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Phân tích và đề xuất biện pháp tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi Các số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng Kết luận nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây./
TP HCM, ngày 26 tháng 7 năm 2018
Tác giả
Đinh Bá Tòng
i
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS Nguyễn Đại Thắng, người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý thuộc Trường Đại Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, góp ý chân thành, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn
Xin cảm ơn Ủy ban hân dân Quận 5, Phòng Tài Chính Kế hoạch quận 5, n - Ban Giám đốc Kho bạc Nhà nước quận 5 cùng các đồng nghiệp đã quan tâm giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu cũng như đóng góp ý kiến cho tác giả để hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tác giả xin cám ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ cùng tác giả những khó khăn, động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cám ơn!
ii
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5
1.1 Tổng quan lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư XDCB 5
1.1.2 Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 7
1.1.3 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN 9
1.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua Kho bạc nhà nước 12
1.2.1 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước 12
1.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc của kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN 16
1.2.3 Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước 17
1.2.4 Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước 25
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua KBNN 30
1.3 Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN cấp quận (huyện) của thành phố Hồ Chí Minh 32
1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 32
1.3.2 Kinh nghiệm của quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 34
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN cho KBNN Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 36
Tóm tắt chương 1 38
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39
2.1 Giới thiệu chung về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của Quận 5 và Kho bạc nhà nước quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 39
iii
Trang 62.1.1 Đặc điểm và tình hình kinh tế xã hội của quận 5, thành phố Hồ Chí Minh - 39
2.1.2 Kho bạc Nhà nước quận 5, thành phố Hồ Chí minh 43
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 45
2.2.1 Tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB của Kho bạc nhà nước quận 5 45 2.2.2 Phân tích công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN quận 5 48
2.2.3 Đánh giá chung về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước quận 5 giai đoạn 2013 -2017 71
Tóm tắt chương 2 89
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 90
3.1 Mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 90
3.1.1 Mục tiêu chung 90
3.1.2 Định hướng 91
3.1.3 Nhiệm vụ 93
3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN quận 5 95
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực kiểm soát chi đầu tư XDCB 96
3.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm soát chi 99
3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi 103
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ 105
3.3 Một số kiến nghị và đề xuất 107
3.3.1 Kiến nghị với KBNN thành phố Hồ Chí Minh 107
3.3.2 Kiến nghị với UBND thành phố Hồ chí Minh 109
3.3.3 Kiến nghị với UBND Quận 5 110
3.3.4 Kiến nghị với các Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu 111
Tóm tắt chương 3 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
iv
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCKTKT Báo cáo kinh tế kỹ thuật-
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thu chi NSNN qua KBNN quận 5 giai đoạn 2013 – 2017 45 Bảng 2.2: Kết quả kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư XDCB qua KBNN quận 5 giai đoạn 2013- 2017 49 Bảng 2.3: Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN quận 5, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013– 2017 59 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả giải ngân vốn ĐTXDCB theo quý của KBNN quận 5giai đoạn 2013– 2017 62 Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình từ chối thanh toán chi ĐTXDCB qua KBNN quận 5 giai đoạn 2013-2017 65 Bảng 2.6: Thời hạn giải quyết hồ sơ 66 Bảng 2.7: Thời điểm thanh toán vốn đầu tư trong năm 67 Bảng 2.8: Kết quả uyết toán và tất toán dự án hoàn thành giai đoạn 201 q 3-2017 70
vi
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB 18 Hình 1.2: Quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN 26 Hình 1.3: Quy trình kiểm soát chi thanh toán tạm ứng và khối lượng hoàn thành 27 Hình 2.1: Mô hình Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước quận 5 44
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tạm ứng vốn đầu tư giai đoạn 2013-2017 54 Biểu đồ 2.2: Thời điểm giải ngân trung bình từ năm 2013-2017 68
vii
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán
và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi gân sách Nhà nướn c (NSNN) luôn là mối quan tâm l n cớ ủa Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, góp ph n quan trầ ọng trong vi c giám sát s phân ph i và s d ng ngu n l c tài chính mệ ự ố ử ụ ồ ự ột cách đúng mục đích, có hiệu quả; đồng th i là m t bi n pháp h u hiờ ộ ệ ữ ệu để th c hành ti t ki m, ự ế ệchống lãng phí T ừ năm 2004, thực hi n Lu t NSNN (sửệ ậ a đ ổi năm 2012), công tác
quản lý, kiểm soát chi NSNN qua Kho bạ Nhà nước (c KBNN) đã có những chuyển
biến tích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ ự toán được chú trọng hơn về chấ d t lượng và th i gian Vi c quờ ệ ản lý và điều hành NSNN cũng đã có những thay đổ ới l n
và đạt được thành t u quan tr ng góp phự ọ ần thúc đẩy n n kinh t phát tri n, gi i ề ế ể ảquy t nh ng vế ữ ấn đềxã hội
Chi đầu tư phát triể ừn t ngu n vồ ốn ngân sách nhà nước là vi c s d ng ngu n ệ ử ụ ồ
vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư theo các mục đích khác nhau Đây là mộ ột b ph n trong t ng ngu n v n t ậ ổ ồ ố ừ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đầu tư phát triển kinh t và xã hế ội Chi đầu tư phát triển t ừnguồn vốn ngân sách nhà nước thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu vốn đầu tư được s d ng vào các công trình có tính ch t trử ụ ấ ọng điểm qu c gia, các công ốtrình có khả năng thu hồi v n th p và các công trình mang tính ch t chiố ấ ấ ến lược dài
hạn Hiệu quả chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước không những là chỉ tiêu ph n ánh l i ích v mặả ợ ề t kinh t xã hế ội thu được thông qua hoạt động đầu tư
mà còn là chỉ tiêu phản ánh hi u quệ ả ử ụ s d ng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong
hoạt động đầu tư phát triển
Tuy nhiên, công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản trên toàn quốc nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và quận 5 nói riêng còn tồn tại một số vấn đề như: ông tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa Ccao; một số quyết định chủ trương đầu tư còn thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư nhỏ giọt gây thất thoát, lãng phí; nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài và ở mức cao; chất lượng và hiệu quả đầu tư ở một số lĩnh vực còn thấp, sức cạnh tranh còn yếu, cơ cấu đầu tư chưa phát huy được lợi thế của từng
1
Trang 11ngành, từng vùng, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn… Trong điều kiện nguồn vốn của nền kinh tế còn hạn hẹp thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một nguồn tài chính hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội cả nước cũng như từng địa phương Nhưng do tính chất phức tạp của công tác đầu tư xây dưng cơ bản (XDCB) thì việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả, giải ngân vốn kịp thời và chống thất thoát, lãng phí, là vấn đề được các cấp chính quyền cũng như xã hội hết sức quan tâm Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “, Phân tích
và đề xuất biện pháp tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn hạc sĩ quản lý kinh tế nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu t
đó
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, một số công trình nghiên cứu như:
- Luận văn Thạc sĩ của tác gi Nguyả ễn Đình Bắc - Trường Đại h c Thái ọnguyên - Năm 2014 “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN về đầu tư XDCB tại KBNN Sóc Sơn - Hà n i” ộ
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Phân tích được thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Sóc Sơn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Sóc Sơn; giải pháp tăng cường chi tiêu công để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kiểm soát cam kết chi NSNN; trên tạp chí Ngân quỹ quốc gia tháng 02/2016; Quy định mới về quản lý và kiểm soát cam – kết chi qua KBNN; Kiểm soát TTVĐT Một số vấn đề cần quan tâm tạp chí quản -
lý ngân quỹ tháng 4/2016; Trao đổi về nghiệp vụ trích chuyển chi phí quản lý dự án; Quy định mới về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và kiến nghị từ cơ sở Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia tháng 5/2016; Suy nghĩ về chế -
độ kiểm soát, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư; Kiểm soát vốn ĐTXDCB vướng mắc và kiến nghị Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số tháng - 6/2016; bài “Tóm tắt tình hình ĐT công ở Việt Nam trong mười năm qua” của tác giả Ts Vũ Tuấn Anh, viện KT Việt Nam; báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về
2
Trang 12ĐT công của chính phủ Việt Nam ngày 8/3/2013; bài “Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” của Ts Vũ Thành Tự -Anh giảng viên chương trình giảng dạy KT Fulbright …
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Văn Thị Thanh Yên năm 2010: “Hoàn thiện - công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN tỉnh Quảng Nam”
Luận văn đã trình bày thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Quảng Nam về quy trình, cơ chế chính sách, hồ sơ thủ tục, chứng từ thanh toán được quy định theo quy trình được ban hành theo Quyết định 686/QĐ KBNN ngày 18/9/2009, đồng thời đưa ra các giải pháp về phân cấp quản lý -kiểm soát, quy trình kiểm soát
Tuy nhiên đến thời điểm này, chưa có luận văn, luận án nào nghiên cứu về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là một vấn đề cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB của địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở ổ t ng quan lý lu n và phân tích th c tr ng công tác ki m soát chi ậ ự ạ ểvốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN địa phương, đề tài xây d ng m t s bi n ự ộ ố ệpháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi đầu
tư XDCB ừ t ngu n v n NSNNồ ố qua KBNN TP HCM nói chung và KBNN quận 5 nói riêng, góp ph n qu n lý chi NSNN hi u qu ầ ả ệ ả hơn, chống th t thoát, lãng phí ấ
Với mục đích đó, luận văn có những n ệm vụhi sau:
- H ệthống hóa các vấn đề lý lu n và thậ ực tiễn về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB t NSNN qua KBNN c p qu n, huy n; ừ ấ ậ ệ
- Phân tích ực trạng công tác quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB từ th nguồn
v n NSNN tố ại Kho bạc Nhà nước Quận 5, thành phố ồ Chí Minh, đánh giá được H
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân c a nh ng hủ ữ ạn chế
- xu t mĐề ấ ột số ệ pháp chủ ế bi n y u nh m ằ tăng cường công tác ki m soát chi ểđầu tư XDCB từ ngu n v n ồ ố NSNN qua KBNN quận 5, TP HCM trong thời gian
t i ớ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượ ng nghiên c u: C ứ ác vấn đề lý luậ và thực tiễn có liên quan đến công n tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN ấ c p qu n, huy n ậ ệ
- Ph ạm vi nghiên cứ u: Công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bả ừn t nguồn vốn NSNN qua KBNN quận 5, TP HCM; các tài liệu số ệu có liên quan li
3
Trang 13đến đề tài được thu th p trong kho ng th i gian t ậ ả ờ ừ năm 201 đến năm 201 và đị3 7 nh hướng đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập từ các báo cáo của Kho bạc Nhà nước quận 5 và các đơn vị liên quan của TP HCM; số liệu tài liệu được công bố và điều tra trong giai đoạn năm 2013 đến năm 2017
- Ph ương pháp xử lý thông tin:
Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin đ đưa vào sử dụng trong ể nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: hương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp để thấy Pđược kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước qua KBNN hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương được kết cấu như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
- Chương 2: Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
4
Trang 14C HƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
X ÂY ỰNG Ơ ẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN ÁCH HÀ ƯỚC D C B S N N
QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 Tổng quan lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư XDCB
1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư XDCB
Đầu tư là một hoạt động kinh tế của các chủ thể trong xã hội Có nhiều cáchđịnh nghĩa thuật ngữ đầu tư, theo Luật Đầu tư thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”; theo kinh tế học vĩ mô thì: “Đầu tư là việc bỏ trước một khoản tiền hoặc hiện vật vào kho tài sản vật chất, phi vật chất (bao gồm nhân lực, vật lực, trí lực) trong thời gian xác định nhằm sản sinh ra hoặc tăng thêm năng lực mới làm tăng thêm thu nhập của quốc gia hay thay thế các tài sản cũ đã hao mòn” Như vậy nói đến đầu tư là nói đến hoạt động bỏ vốn nói chung nhằm thu được nguồn lợi lớn hơn trong tương lai
Đầu tư XDCB là một loại hình đầu tư nói chung, trong đó mục đích bỏ vốn được xác định và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm XDCB Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế xã hội như các nhà máy, hệ thống truyền tải điện, - các công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện…Dự án đầu tư XDCB là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư XDCB trực tiếp)
Nếu xét theo giác độ kênh huy động thì có đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
và vốn đầu tư XDCB ngoài NSNN:
- Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là các hoạt động đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn do NSNN đảm bảo chi trả
- Đầu tư XDCB ngoài NSNN là hoạt động đầu tư XDCB sử dụng các nguồn vốn ngoài NSNN như vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn vay các Ngân hàng thương mại, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn đầu tư khu vực dân cư, vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài…
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB có những đặc điểm nổi bật được biểu hiện thông qua sản phẩm
5
Trang 15của nó đó là công trình xây dựng “Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả khoảng không, mặt đất, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động” Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh Công trình XDCB có những đặc điểm như sau:
Một là, sản phẩm ĐTXDCB là các công trình xây dựng gắn liền với đất xây dựng công trình, nơi đầu tư xây dựng công trình cũng chính là nơi đưa công trình vào khai thác sử dụng Sản phẩm XDCB chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng Chính vì vậy, quản lý đầu tư xây dựng các công trình phải dựa vào dự toán chi phí đầu tư xây dựng công trình được xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Hai là, sản phẩm ĐTXDCB có tính đơn chiếc, mỗi hạng mục công trình có
một thiết kế và dự toán riêng tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện địa hình, địa chất của nơi đầu tư xây dựng công trình quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô và kết cấu khối lượng, quy chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ thi công
và dự toán chi phí đầu tư của từng hạng mục công trình, công trình Vì vậy việc, quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phải gắn với từng hạng mục công trình, công trình xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư
Ba là, sản phẩm ĐTXDCB là các công trình xây dựng thường có vốn đầu
tư lớn, được tạo ra trong một thời gian dài Vì vậy quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phải thiết lập các biện pháp quản lý và cấp vốn đầu tư phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng thất thoát vốn đầu tư, bảo đảm cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện liên tục đúng theo kế hoạch
và tiến độ đã được xác định
Bốn là, đầu tư XDCB được tiến hành trong tất cả ngành kinh tế quốc dân, các khu vực kinh tế xã hội nên sản phẩm XDCB có nhiều loại hình công trình và mỗi loại hình công trình có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng Quản lý và cấp vốn đầu tư XDCB phải phù hợp với đặc điểm của từng loại hình công trình nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Năm là, đầu tư XDCB thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công xây dựng công trình thường xuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình nhằm giảm bớt những lãng phí, thiệt hại về vật tư và tiền vốn trong qua trình đầu tư xây dựng các công trình
6
Trang 16Những đặc điểm của đầu tư XDCB nêu trên cho thấy tính đa dạng và phức tạp của đầu tư XDCB Những đặc điểm này có tácđộng chi phối đến sự vận động của vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB đòi hỏi cần có) cách thức tổ chức quản lý
và cấp phát vốn phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư Chính vì vậy, quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cần phải có những nguyên tắc, biện pháp và trình tự quản lý cấp phát vốn dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi ngân sách nói chung và được vận dụng phù hợp với đặc điểm của đầu tư XDCB nói riêng
1.1.1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB có tác động hai mặt đến s ự ổn định kinh t : Nó v a là y u t ế ừ ế ốduy trì sự ổn định, vừa là yế ố u t phá vỡ ự ổn đị s nh kinh tế ủ c a mọi qu c gia Do ố
vậy, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô cần điều hành sao cho hạn chế các tác
động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được s ự ổn định c a toàn b n n kinh ủ ộ ề
t ế
Đầu tư XDCB tạo ra năng lực s n xu t m i, hình thành phát tri n k t c u h ả ấ ớ ể ế ấ ạ
tầng KT XH như giao thông, thủy lợi, điện, trường họ- c, bệnh việ ,…Thông qua n
việc duy trì và phát triển hoạt động ĐTXDCB, vố ĐTXDCB từ NSNN góp phần n quan tr ng vào viọ ệc thúc đẩy sự phát tri n n n kinh tể ề ế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng tích lũy cho nền kinh t , ếtăng thu nhập qu c dân và t ng s n ph m xã h i ố ổ ả ẩ ộ
Đầu tư XDCB quyết định quá trình chuy n dể ịch cơ cấu kinh t gi a các ngành, ế ữ
giải quyết những vấn đề ất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh ổ, phát huy m th
tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của từng vùng lãnh th Theo kinh nghiổ ệm của các nước trên thế giới, để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh c n phầ ải tăng cường đầu tư nhằm t o ra s phát tri n nhanh khu v c ạ ự ể ở ựcông nghi p và d ch v ệ ị ụ
Đầu tư là điều ki n tiên quy t c a s phát triệ ế ủ ự ển và tăng cường kh ả năng công nghệ, trong khi công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa Do vậy, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghi p hóa, hiệ ện đại hóa ở Việt Nam, chúng ta phải đề
ra được m t chiộ ến lược đầu tư phát triển công ngh nhanh và v ng ch c ệ ữ ắ
1.1.2 Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.1.2.1 Đặc điểm của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Chi đầu tư XDCB từ NSNN là các khoản chi để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn, các công - trình của các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch được duyệt Chi đầu tư XDCB
7
Trang 17có thể thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng mới hoặc theo hình thức đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ hiện có.
Như vậy, thực chất chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường
và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế xã hội
Chi đầu tư XDCB là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lý phức tạp nhất trong chi đầu tư phát triển Hàng năm NSNN dành một khối lượng vốn lớn để thực hiện việc xây dựng các công trình, dự án theo kế hoạch được duyệt của Nhà nước
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau:
- Chi đầu tư XDCB từ NSNN luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế
hoạch phát triể (kinh tế xã hộn - i) KT-XH của Nhà nước trong từng giai đoạn Do
vậy, kế ạch phát triển KT XH là cơ sở để xây dựng kế ạch chi đầu tư XDCB từ ho - hoNSNN
- Đầu tư XDCB từ NSNN được sử ụng chủ ế để đầu tư cho các công trình d y u
d ự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ ầng theo đối tượng sử ụ t d ng theo quy định c a Lu t NSNN và các Luủ ậ ật khác Do đó, việc đánh giá hiệu qu s ả ử
dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả ề kinh tế, xã v
hội và môi trường Từ đó tạo ra cơ sở ậ v t ch t k thu t c n thi t cho n n kinh t ấ ỹ ậ ầ ế ề ếphát tri n b n v ng ể ề ữ
- Đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất ch t ch t khâu chu n b ặ ẽ ừ ẩ ị đầu tư, thực hi n d ệ ự án đến khâu kết thúc đầu
tư, nghiệm thu d ự án và đưa vào sử ụ d ng Vi c s d ng ngu n v n này g n v i quá ệ ử ụ ồ ố ắ ớtrình th c hi n và qu n lý dự ệ ả ự án đầu tư với các khâu liên tục từ quy hoạch, kh o sát ảthi t k , chu n b ế ế ẩ ị đầu tư, thực hi n d án, k t thúc d án ệ ự ế ự
- Nhà nước thực hiện quản lý chi đầu tư và xây dựng các công trình thuộc dự
án đầu tư thông qua việc ban hành các chính sách, các phương pháp và nguyên tắc
lập đơn giá, dự toán; định m c tiêu chu n kinh t k thuứ ẩ ế ỹ ật; định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng; su t vấ ốn đầu tư để xác định t ng m c vổ ứ ốn đầu tư của d án ự
- Ch ủ đầu tư các dự án, công trình XDCB sử ụng vốn NSNN phải mở d tài khoản tại KBNN có khả năng giao dịch thuận lợi nhất để thanh toán vốn cho các công trình, d ựán và chị ự ểu s ki m tra, kiểm soát của KBNN v thanh toán v n ề ố
8
Trang 181.1.2.2 Phạm vi chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt để phát triển kinh tế xã hội, các ngành, lĩnh vực không có khả - năng thu hồi vốn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không được phép đầu tư Do đó phạm vi chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tập trung chủ yếu vào các loại dự án sau:
Dự án có quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng đáp ứng Các dự án này thường là dự án xây dựng các công trình lớn có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu KT-
XH của các vùng, miền, địa phương hoặc ngành, lĩnh vực
Dự án có khả năng thu hồi vốn thấp, các dự án này do khả năng thu hồi vốn thấp nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác đầu tư, trong khi đó các công trình này lại mang ý nghĩa KT-XHquan trọng, do đó Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng
Dự án mà các thành phần kinh tế khác không được phép đầu tư, loại này thường là các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, công trình bí mật Nhà nước, các công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống KT-XH của nhân dân
1.1.3 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN
1.1.3.1 Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản là việc cơ quan cấp phát kinh phí NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các khoản chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với công trình XDCB đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu của dự án đã được duyệt, các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng định mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành
Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lý riêng có của Nhà nước, mà bất
kỳ thành phần kinh tế nào, trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn
1.1.3.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở mọi mặt, mọi lĩnh vực, đặc biệt nhà nước ta ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi Với nguồn ngân sách có hạn, mà nhu cầu chi thì ngày càng tăng, Vụ NSNN ở Trung ương cũng như các Sở, ban ngành Tài
9
Trang 19chính ở ỉnh, uyện là người trực tiếp quy định các khoản thu, chi NSNN phải có T H
kế hoạch chi tiêu từng đồng của nhà nước cũng như từng đồng tiền thuế của người dân sao cho khôn ngoan, đem lại hiệu quả cao nhất Do vậy, phải thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành với khoản mục chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách một quốc gia Chi đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, qua đó đã tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước Với một tầm quan trọng như vậy, thì việc đảm bảo cho những khoản chi đầu tư được thực hiện đúng chức năng, mục đích, không gây lãng phí là một yêu cầu quan trọng
- Do yêu cầu của công cuộc đổi mới: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói
chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả Bởi lẽ, chúng ta đều biết, nguồn lực của NSNN là có hạn, nó đều là tiền của và công sức lao động do nhân dân đóng góp, nên không thể bị chi tiêu một cách lãng phí Do vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển KT-
XH, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát,
ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN Đặc biệt
là, hệ thống Kho bạc Nhà nước sẽ thực sự chuyển sang kiểm soát, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính
- Do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi NSNN : Cơ chế quản lý cấp phát, chi trả NSNN tuy đã được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện, nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc và vì vậy không thể bao quát hết tất cả các hiện tượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN Do
đó, cơ quan ài chính, KBNN thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện kiểm tra, Tkiểm soát từng khoản chi NSNN Cấp phát chi NSNN đối với cơ quan ài chính chỉ Tmang tính chất phân bổ NSNN, còn đối với KBNN thực chất chỉ là xuất quỹ NSNN, chưa thực hiện chi trả trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng kinh phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN Hơn nữa, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động KT-XH, hoạt động chi NSNN cũng ngày càng đa
10
Trang 20dạng và phức tạp hơn Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạt động chi NSNN, chẳng hạn như hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu còn xa rời với thực tế, thiếu đồng bộ, không có căn cứ thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là chi đầu tư XDCB và đã tạo ra môi trường tham nhũng lý tưởng cho những kẻ thoái hoá biến chất; công tác kế toán, quyết toán chưa được nghiêm túc, chặt chẽ, Tình trạng này đã tạo ra những kẽ hở trong cơ chế quản lý chi NSNN
Từ đó, một số đơn vị, cá nhân đã tìm cách lợi dụng, khai thác những kẽ hở đó của
cơ chế quản lý nhằm tham ô, trục lợi, tư túi chia chác với nhau, gây lãng phí tài sản
và công quỹ của Nhà nước Từ thực tế trên đòi hỏi phải có những cơ quan có thẩm quyền, thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN cấp; đồng thời, phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những kiến nghị nhằm chỉnh sửa, bổ sung kịp thời đối với cơ chế, làm cho cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn
- Do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp: Các đơn vị thụ hưởng
kinh phí NSNN cấp thường có tư tưởng tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán sai chế độ quy định như: Không có trong dự toán chi NSNN đã được phê duyệt; không đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các hồ sơ chứng từ có liên quan, Vì vậy, cần thiết phải có một bên thứ ba (cơ quan chức năng có thẩm quyền) độc lập khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, địa vị và trách nhiệm pháp lý, thực hiện kiểm tra, kiểm soát và đưa ra lời kết luận đối với khoản chi của đơn vị có trong dự toán hay không; có đúng mục đích, đối tượng đã được duyệt hay không; có đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hay không; có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ thanh toán hay chưa, Qua đó, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai sót; phòng ngừa các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị, đảm bảo cho mọi khoản chi của NSNN được tiết kiệm và có hiệu quả
- Do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới : Theo
kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là mô hình của Cộng hoà Pháp và khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thì việc kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chi trả trực tiếp từ KBNN các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, để đảm bảo yêu cầu, kỷ cương quản lý tài chính nhà nước và sử dụng vốn NSNN đúng mục đích, có hiệu quả
11
Trang 21Kiểm soát đối với hoạt động chi đầu tư XDCB để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng Ngân sách (SDNS), đảm bảo các khoản chi này được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN là cần thiết và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển KT-XH ở nước ta
1.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua Kho bạc nhà nước
1.2.1 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc hà nướcn
1.2.1.1 Vai trò của Kho bạc hà nước trong quản lý quỹ NSNN n
Việc chuyển sự quản lý từ Ngân hàng Nhà nước về Bộ ài chính của Kho bạc TNhà nước đã đánh dấu một bước tiến mới trong hệ thống đổi mới Tài chính - Tín dụng và Kho bạc Nhà nước ngày nay được tiếp nhận với tư cách là một chủ thể độc, lập tương đối của xã hội Với sự độc lập tương đối có được, Kho bạc Nhà nước đã
và sẽ phát huy tốt hơn các chức năng vốn có của mình để thể hiện qua các vai trò sau đây:
- Quản lý các nguồn vốn ài chính Nhà nước: Việc quản lý quỹ tài chính của t
Kho bạc nói chung cũng như việc quản lý quỹ NSNN nói riêng là chức năng quan trọng nhất của Kho bạc, chức năng này thể hiện khi Kho bạc Nhà nước tham gia quá trình kế hoạch hóa NSNN từ khâu chuẩn bị đến khâu lập chấp hành và quyết , toán NSNN Tổ chức thu chi và quản lý quỹ NSNN phải phản ánh đầy đủ vào NSNN và được xử lý chung theo cân đối NSNN đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thu theo luật định, thực hiện nghiêm chỉnh tỉ lệ điều tiết NSNN và quỹ ngân sách từng cấp cũng được quản lý theo chế độ phân cấp hiện hành
- Vai trò Ngân hàng chính phủ: Với vai trò là Ngân hàng đặc biệt của Chính
phủ, Kho bạc Nhà nước đứng ra huy động vốn cho NSNN dưới hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu Kho bạc để bù đắp bội chi gân sách và để đầu tư phát triển.nKho bạc Nhà nước tổ chức mở tài khoản và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng theo quy định Ngoài ra việc phát hành tín phiếu, trái phiếu không chỉ nhằm bù đắp thiếu hụt gân sách và đầu tư phát triển mà còn có tác ndụng điều hòa lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần ổn định tiền tệ
- Vai trò tổng kế toán Quốc gia: Để thực hiện tốt chức năng điều hành và quản
lý quỹ Ngân sách Nhà nước, hệ thống Kho bạc phải tiến hành phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ tình hình biến động của các quỹ NSNN theo chế độ kế toán hiện hành Quá trình tổng kết kế toán Quốc gia giúp Kho bạc và cơ quan Tài chính nắm được tình hình thực tế của các quỹ Tài chính, tài sản Quốc gia về mặt hiện vật lẫn giá trị, tình hình công nợ của Nhà nước, các khoản chưa thanh toán và đến hạn
12
Trang 22thanh toán về nợ gốc lẫn lãi định kỳ Căn cứ vào các số liệu thực tế kế toán Kho bạc tiến hành lập các báo cáo kế toán như: Báo cáo tiền mặt, báo cáo thu chi Ngân sách, báo cáo các khoản phải thu, phải trả, báo cáo phát hành tín phiếu, trái phiếu, tiến hành phân tích các số liệu kế toán đánh giá tình hình Tài chính Quốc gia.
1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc hà nước n
Theo Quyết định số 26/2015/QĐ TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật
-Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội
Với chức năng trên, theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ hì KBNN có một số nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:t
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để: Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rình Thủ tướng Chính phủ dự tthảo quyết định, chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, chương trình hành động, đề án, dự
án quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; ế hoạch hoạt động hàng knăm của Kho bạc Nhà nước
- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội
bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước
13
Trang 23- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước được giaotheo quy định của pháp luật: Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật; uản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định q
kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ; uản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài qchính nhà nước do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; uản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan qnhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước
- Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước: Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước: Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước theo quy định của pháp luật;tổng hợp thông tin tài chính nhà nước về tình hình tài sản nhà nước; nguồn vốn và
nợ phải trả của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước; cập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật
14
Trang 24- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước; ở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà mnước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng ngân quỹ nhà nước để tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; ây dựng và xphát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ nhà nước.
- Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ
- Quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
- Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước;phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật
- Hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước: Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam; ổ tchức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nước
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật
- Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ: Xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực bảo đảm yêu cầu cải cách về cơ chế, chính sách và hiện đại hóa công nghệ quản lý; uản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền qlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật
- Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp
vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
15
Trang 25- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật
1.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc của kiểm soát chi ngân sách hà nước qua KBNNn
1.2.2.1 Yêu cầu của công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc hà nước n
Công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm cho hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN Vì vậy, chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát theo hướng: Cơ quan tài chính khi cấp phát kinh phí phải căn cứ vào dự toán NSNN năm được giao và khả năng ngân sách từng quý, xem xét bố trí mức chi hàng quý cho từng đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện; về phương thức thanh toán, phải đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được thanh toán, chi trả trực tiếp qua KBNN cho các đối tượng thực sự là chủ
nợ của Quốc gia, trên cơ sở dự toán được duyệt, được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi và phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước
- Công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm
từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán NSNN, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách Vì vậy, kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước Sau mỗi bước có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiêm để cải tiến quy trình kiểm soát chi cho phù hợp tình hình thực tế Có như vậy mới đảm bảo tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính Mặt khác, cũng không khắt khe, máy móc, gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp
- Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản hoá thủ tục hành chính Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự trùng lặp, chồng chéo trong quá
16
Trang 26trình thực hiện Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN
- Kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN Đồng thời, phải thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, lệ phí, chính sách tiết kiệm, chính sách kinh tế xã hội, -
1.2.2.2 Nguyên tắc kiểm soát chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Khi kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
- Tất cả các khoản chi NSNN phải được KBNN kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được phân
bổ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi
- Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
- Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN
1.2.3 Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua hệ thống
Kho bạc Nhà nước
Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (xem hình 1.1)
17
Trang 27Hình 1.1: Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB [18]
1.2.3.1 Kiểm tra hồ sơ ban đầu
Nhiệm vụ kiểm soát đầu tiên là dự án phải nằm trong kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phòng Kiểm soát chi NSNNtiến hành soát, phân loại và thông báo kế hoạch vốn đầu tư theo từng dự án, rà công trình cho phòng giao dịch và KBNN các huyện (theo phân cấp) để theo dõi kế hoạch vốn và tiến hành thanh toán trên cơ sở kế hoạch vốn được giao
- Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ về số lượng theo quy định
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ phải được lập đúng mẫu, đầy đủ các nội dung theo quy định (trường hợp có mẫu được cấp có thẩm quyền ban hành); chữ
ký, đóng dấu của người có thẩm quyền; các hồ sơ phải được lập, ký duyệt theo đúng trình tự đầu tư XDCB, logic về mặt thời gian
- Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ, đảm bảo sự trùng khớp các hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với các hạng mục trong dự án đầu tư đã được duyệt
Các tài liệu cơ sở đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh KBNN kiểm tra, kiểm soát sự đầy đủ của các hồ sơ, văn bản theo quy định
a) Đối với dự án chuẩn bị đầu tư
- Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm
Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
Kiểm tra hồ sơ ban
về nội dung giữa các
hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán
Kiểm tra nội dung tạm ứng
Kiểm tra nội dung thanh toán
Kiểm tra số vốn
đề nghị thanh toán
Kiểm tra, xác định
số vốn
đã ứng
để thu hồi
Kiểm tra các chế độ mà dự
án được hưởng tại thời điểm lập, phê duyệt dự toán, cũng như khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành thanh toán
Kiểm tra danh mục, chủng loại thiết
bị
Số vốn thanh toán
18
Trang 28theo dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư;
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu
b) Đối với dự án thực hiện
- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) kèm theo dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật - đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật);-
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà cung cấp và các tài liệu kèm theo hợp đồng như: hụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liên quan Pđến việc tạm ứng, thanh toán hợp đồng, hợp đồng bổ sung, điều chỉnh (nếu có); riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bản giao việc hoặc hợp đồng giao khoán nội bộ;
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); iêng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải - rkèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
1.2.3.2 Kiểm tra hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán
Ngoài việc kiểm tra đầy đủ tính pháp lý của hồ sơ, tùy từng nội dung hoặc tạm ứng hoặc thanh toán (chi phí xây lắp, mua sắm thiết bị, đền bù giải phong mặt bằng, các khoản chi khác…) mà nội dung kiểm tra sẽ khác nhau Nhưng nói chung việc kiểm tra hồ sơ được thực hiện gồm các nội dung như sau:
- Kiểm tra nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng; kiểm tra mức vốn tạm ứng (tỷ lệ %) phù hợp với chế độ tạm ứng theo quy định và các điều khoản của hợp đồng
- Kiểm tra nội dung thanh toán, tức là kiểm tra xem các hạng mục công trình, các nội dung chi có đúng với dự toán, đúng với dự án đã được duyệt không Việc kiểm tra này để đảm bảo chi đúng đối tượng và mục đích đề ra
- Kiểm tra số vốn đề nghị thanh toán trên nguyên tắc số vốn đề nghị thanh
19
Trang 29toán phải phù hợp với đối tượng XDCB hoàn thành được nghiệm thu; kiểm tra số học có đúng không
- Kiểm tra, xác định số vốn đã ứng để thu hồi (chuyển vốn đã tạm ứng sang thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành)
- Kiểm tra các chế độ mà dự án được hưởng tại thời điểm lập, phê duyệt dự toán, cũng như khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành thanh toán
- Kiểm tra danh mục, chủng loại thiết bị có đúng với dự toán được duyệt, kế hoạch đầu tư năm đã giao không
- Số vốn thanh toán, bao gồm cả tạm ứng cho từng công việc, hạng mục công trình không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu và kế hoạch vốn đầu tư năm của
dự án Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt
1.2.3.3 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát, thanh toán
Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà tài liệu làm căn cứ để kiểm soát, thanh toán là khác nhau, cụ thể:
a) Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư
Chi phí công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Chi phí khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phương án xây dựng, địa điểm xây dựng và chi phí thẩm định, phê duyệt DAĐT xây dựng công trình Kết quả cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để ra quyết định đầu tư dự án
- Tài liệu gửi 1 lần: Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
+ Tài liệu để mở tài khoản, bao gồm: Giấy đăng ký mở tài khoản và mẫu dấu, chữ ký; Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư hoặc quyết định thành lập Ban quản
lý dự án(QLDA); Quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán); Giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị quan hệ với ngân sách của chủ đầu tư hoặc Ban QLDA
+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;
+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; + Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu
Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: ăn bản cho Vphép tự thực hiện của cấp có thẩm quyền, dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ
20
Trang 30- Tài liệu bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý); Kế hoạch vốn đầu tư của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, huyện (đối với các dự án do địa phương quản lý).
b) Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện đầu tư
Chi phí cho giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: xin giao đất hoặc thuê đất; xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có); thực hiện đền
bù GPMB; thực hiện kế hoạch TĐC và phục hồi; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, thiết
kế và lập dự toán, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán; chỉ định thầu hoặc đấu thầu và
ký kết hợp đồng về xây lắp, xây dựng công trình, mua sắm máy móc; nghiệm thu, quyết toán và bàn giao đưa bộ phận hoặc hạng mục công trình vào sử dụng,…
- Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
+ Tài liệu để mở tài khoản, bao gồm: Giấy đăng ký mở tài khoản và mẫu dấu, chữ ký, Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư hoặc quyết định thành lập Ban QLDA; Quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán); Giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị quan hệ với ngân sách của chủ đầu tư hoặc Ban QLDA
Đối với dự án vốn trong nước:
+ DAĐT xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT) (đối với dự án chỉ lập BCKTKT) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; + Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); đối với hợp đồng liên danh các nhà thầu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN thoả thuận liên danh
+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự
án lập BCKTKT chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán)
+ Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn NS trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn TPCP khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu: Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Bộ Tài chính; Quyết định phê duyệt tổng dự toán
21
Trang 31Riêng đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có) Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt
Đối với trường hợp tự thực hiện:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc BCKTKT đối với dự án chỉ lập BCKTKT) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh
dự án (nếu có);
+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (đối với dự án chỉ lập BCKTKT chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán);
+ Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);
+ Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;
+ Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn NSTW
bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn TPCP khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu: Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; uyết định phê duyệt tổng dự toán.q
Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN phải có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt
Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc BCKTKT đối với dự án chỉ lập BCKTKT) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh
dự án (nếu có);
+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc GPMB phải kèm theo phương án GPMB được cấp có thẩm quyền phê duyệt;+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng
22
Trang 32(trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); Đối với hợp đồng liên danh phải gửi đến KBNN thoả thuận liên danh.
+ Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn TPCP khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu: Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; Quyết định phê duyệt tổng dự toán
- Tài liệu bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý); Kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh, huyện (đối với các dự án do địa phương quản lý)
Để được tạm ứng vốn và thanh toán khối lượng hoàn thành (KLHT), ngoài các tài liệu đã quy định, Chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
- Đối với tạm ứng: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (VĐT , Giấy rút VĐT )
và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận)
- Đối với thanh toán KLHT:
+ Trường hợp thanh toán theo hợp đồng: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán VĐT; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút VĐT Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng
+ Trường hợp thanh toán không theo hợp đồng: Dự toán được duyệt cho từng công việc; Giấy đề nghị thanh toán VĐT; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có); Giấy rút VĐT
- Trường hợp thanh toán KLHT tự thực hiện: Gửi các tài liệu như đối với thanh toán KLHT theo hợp đồng xây dựng
- Thanh toán chi phí quản lý dự án (Quản lý dự án):
+ Mở Tài khoản tiền gửi chi phí QLDA: Các Ban QLDA được giao quản lý từ
02 dự án trở lên hoặc có kinh phí QLDA được hưởng từ nhiều nguồn khác nhau phải mở TKTG chi phí QLDA tại một KBNN, nơi thuận tiện cho giao dịch của Ban QLDA Trường hợp chủ đầu tư được hưởng chi phí QLDA và được lập, phê duyệt
dự toán chi phí QLDA riêng cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư được mở một tài khoản tiền gửi (TKTG), (ngoài TKTG của Ban QLDA) tại một KBNN nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư để tiếp nhận kinh phí QLDA do Ban QLDA trích chuyển đến Trường hợp chủ đầu tư, Ban QLDA được cấp trên hỗ trợ kinh phí đột xuất thì chủ đầu tư, Ban QLDA được mở TKTG đơn vị khác để tiếp nhận kinh phí hỗ trợ
23
Trang 33+ Trường hợp chủ đầu tư được hưởng chi phí tư vấn (được phép tự làm) hoặc hưởng một phần kinh phí QLDA, nhưng dự toán chi phí QLDA được lập và phê duyệt chung cho cả chủ đầu tư và Ban QLDA thì Ban QLDA có trách nhiệm làm thủ tục tạm ứng, thanh toán chi phí QLDA cho chủ đầu tư
Trường hợp lập, phê duyệt dự toán chi phí QLDA riêng cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư giao dịch với KBNN nơi mở TKTG để được tạm ứng, thanh toán Ban QLDA (là chủ tài khoản thanh toán VĐT của dự án) có trách nhiệm trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG của chủ đầu tư từ tài khoản thanh toán VĐT từng dự án hoặc trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG của Ban QLDA sau đó mới chuyển vào TKTG của chủ đầu tư
+ Việc trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG được thực hiện khi dự án được giao kế hoạch vốn năm, hồ sơ làm căn cứ để trích chuyển gồm: Quyết định phê duyệt dự toán chi phí QLDA năm; Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch; Giấy đề nghị thanh toán VĐT; Giấy rút VĐT
+ Kiểm soát thanh toán chi phí QLDA được thực hiện theo chế độ thanh toán VĐT, chế độ quản lý tài chính hiện hành
- Đối với khoản chi như lệ phí cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư còn gửi thêm các tài liệu: Bảng kê có chữ ký phê duyệt và dấu của chủ đầu tư kèm theo Hóa đơn, chứng hợp lệ của cơ quan thu tiền (bản photo có đóng dấu của chủ đầu tư)
c) Kiểm soát vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
* Tài liệu cơ sở:
- Các dự án có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, tài liệu cơ sở như đố ới v i các d ự
án đầu tư bằng ngu n vồ ốn đầu tư phát triển
- Các dự án có mức vốn dưới 01 t ng, tài liỷ đồ ệu cơ sở bao g m: ồ
+ Báo cáo kinh tế ỹ-k thuật và quyết định phê duyệt BCKTKT ho c dự ặ toán và quyết định phê duyệt thiết kế - d ựtoán (không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế ho ch); ạ
+ Văn bả ựn l a ch n nhà thọ ầu theo quy định c a Luủ ật Đấu th u; ầ
+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu
* T m ng v n: ạ ứ ố
- Đối với các ự án có tổng mứ ố ừ d c v n t 01 t ng tr lên, m c v n t m ng ỉ đồ ở ứ ố ạ ứ
và thu h i vồ ố ứng đượn c th c hiự ện như đối với các dự án đầu tư bằng ngu n vồ ốn đầu tư phát triển
- Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 01 tỉ đồng, mức vốn tạm ứng tối
24
Trang 34thiểu bằng 30% giá trị ợp đồng hoặc dự toán được duyệt Vốn tạm ứng được thu h
hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán
đạt 80% giá hợp đồng ho c d ặ ự toán được duy t ệ
- H ồ sơ tạm ứng vốn gồm: Giấy đề ngh ị thanh toán vốn đầu tư, Chứng từchuyển ti n, B o lãnh kho n ti n t m ng c a nhà th u (n u trong hề ả ả ề ạ ứ ủ ầ ế ợp đồng ch ủđầu tư và nhà thầu tho thu n có b o lãnh ti n t m ng) ả ậ ả ề ạ ứ
- Tài liệu tạm ứng vốn, trình tự các bước công vi c và th i gian ki m soát tệ ờ ể ạm ứng được th c hiự ện như đố ớ ốn đầu tư XDi v i v CB
c p phát, thanh toán các kho n chi NSNN qua KBNN ấ ả
d) Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành
Hết năm kế hoạch, KBNN phải kiểm tra, đối chiếu với chủ đầu tư và xác nhận
s vố ốn thanh toán trong năm, luỹ ế ố ốn thanh toán từ ởi công đến hết niên độ k s v khNSNN cho t ng d án ừ ự
- Khi dự án (tiểu dự án, dự án thành phần hoặc hạng mục công trình) hoàn thành được quyết toán theo quy định, KBNN ph i kiả ểm tra, đối chi u v i ch ế ớ ủ đầu tư
v s về ố ốn đầu tư đã thanh toán cho dự án đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị
với cơ quan phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về quá trình đầu tư của dự án, và xác
nhận theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định v quy t toán d án hoàn thành thu c ngu n về ế ự ộ ồ ốn Nhà nước
- Phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số ốn đã thanh toán lớn hơn so với quyết vtoán vốn đầu tư được duyệt Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi
d ự án đã quyết toán và tất toán tài kho n ả
1.2.4 Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước
Qua các lần thay đổi, cải tiến, hiện nay quy trình giao dịch trong kiểm soát chi thanh toán vốn đầu tư qua KBNN được áp dụng theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN (xem hình 1.2)
25
Trang 35Hình 1.2: Quy trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN [25]
(1) Chủ đầu tư, Ban QLDA gửi hồ sơ, chứng từ đến KBNN, cán bộ KSC sau khi kiểm soát, trình Trưởng phòng KSC
(2) TP KSC xem xét, ký duyệt gửi lại hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC
(3) Cán bộ KSC trình Lãnh đạo phụ trách KSC ký duyệt và gửi lại hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC
(4) Sau khi Lãnh đạo phụ trách KSC ký duyệt, cán bộ KSC chuyển hồ sơ, chứng từ cho Phòng kế toán
(5) Kế toán trình Lãnh đạo phụ trách Kế toán ký duyệt
(6) Lãnh đạo phụ trách Kế toán chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho Phòng Kế toán, sau đó Phòng Kế toán chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng và gửi lại cho cán bộ KSC Cán bộ KSC trả chứng từ đã xong thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư
1.2.4.1 Quy trình kiểm soát chi thanh toán tạm ứng và khối lượng hoàn thành
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ chủ đầu tư, cán bộ KSC hoàn thành thủ tục tạm ứng, thanh toán, Quy trình kiểm soát chi thanh toán được thực hiện theo trình
tự các bước công việc như sau (xem hình 1.3)
(5)
(3) (4) (6)
(6)
(3
26
Trang 36Hình 1.3: Quy trình kiểm soát chi thanh toán tạm ứng và
khối lượng hoàn thành [25]
Bước 1: Cán bộ KSC căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
- Thanh toán tạm ứng và từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng): iệc lựa chọn nhà thầu theo quy định; Vđối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng, thanh toán phù hợp với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng
- Thanh toán công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần cuối cùng công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách
+ Kiểm tra nguồn vốn, niên độ và kế hoạch vốn năm của dự án
+ Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác)
+ Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra KLHT ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng để đảm bảo giá trị KLHT được thanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát
Bước 1 • K iểm tra các nội dung chi
Bước 2
• Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký Tờ trình lãnh đạo, Giấy
đề nghị thanh toán VĐT, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có); Giấy rút VĐT, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ KSC để trình Lãnh đạo phụ trách Bước 3
• Lãnh đạo phụ trách KSC xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán VĐT, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN
Bước 4
• Cán bộ KSC hạch toán và chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao gồm Giấy
đề nghị thanh toán VĐT, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có), Giấy rút VĐT
Bước 5
• Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, áp thanh toán , nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy, sau đó trình Kế toán trưởng
Bước 6
• Lãnh đạo phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút VĐT, sau đó chuyển trả
hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng
27
Trang 37sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng
+ Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra KLHT ghi tại Giấy đề nghị thanh toán VĐT để đảm bảo KLHT được thanh toán theo dự toán được duyệt
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ KSC xác định số vốn chấp nhận tạm ứng, số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có), tên, tài khoản đơn vị hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán VĐT, Giấy rút VĐT, đồng thời lập Tờ trình lãnh đạo (Mẫu số 02/KSC), trình Trưởng phòng KSC ký hồ sơ thanh toán và Tờ trình lãnh đạo
Trường h p s v n ch p nh n thanh toán có s chênh l ch so v i s vợ ố ố ấ ậ ự ệ ớ ố ốn đềngh cị ủa Chủ đầu tư, cán bộ ểm soát chi lậ hông báo kết quả ểm soát thanh ki p t kitoán (Mẫu số 03/KSC), nêu rõ lý do và báo cáo Trưởng phòng Ki m soát chi ể
Bước 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký Tờ trình lãnh đạo, Giấy đề nghị thanh toán VĐT, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có); Giấy rút VĐT, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ KSC để trình Lãnh đạo phụ trách Trường hợp Trưởng phòng kiểm soát chi chấp nhận thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình; Trưởng phòng kiểm soát chi ghi lại số vốn chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi hoàn thiện lại thông báo kết quả (Mẫu số 03/KSC) trình lãnh đạo KBNN ký, gửi Chủ đầu
tư
Bước 3: Lãnh đạo phụ trách KSC xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán VĐT, sau đó chuyển trả hồ
sơ phòng Kiểm soát chi NSNN
Trường hợp Lãnh đạo yêu cầu làm rõ hồ sơ tạm ứng thì phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm giải trình
Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận tạm ứng của phòng Kiểm soát chi NSNN thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ KSC dự thảo văn bản (Mẫu 03/KSC) và báo cáo Trưởng phòng KSC NSNN trình Lãnh đạo
ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán
Bước 4: Cán bộ KSC hạch toán trên máy và chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao gồm Giấy đề nghị thanh toán VĐT, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có), Giấy rút VĐT
Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, áp thanh toán, nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy,
28
Trang 38sau đó trình Kế toán trưởng Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, máy, sau
đó trình Lãnh đạo phụ trách xem xét ký duyệt
Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng
Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý
Bước 5: Lãnh đạo phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút VĐT, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình lãnh đạo phụ trách kế toán ký duyệt trên máy Trường hợp Lãnh đạo đơn vị KBNN phụ trách kế toán không đồng ý ký duyệt, trả lại hồ sơ, KTV nhận lại hồ sơ và có trách nhiệm báo cáo lại Kế toán trưởng để xử
lý
Sau khi ký duyệt trên máy lãnh đạo phụ trách kế toán chuyển trả hồ sơ, chứng
từ cho Phòng Kế toán Phòng kế toán chuyển trả lại phòng Kiểm soát chi NSNN để lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư
Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán chuyển các liên Giấy rút VĐT sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN
+ Đối với thanh toán tạm ứng và từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng): Thời gian thực hiện các bước 1,
2, 3 chậm nhất là 02 ngày làm việc; bước 4, 5 là 01 ngày làm việc và được thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau
+ Đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần cuối cùng công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần: Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3 là 02 ngày làm việc; bước 4,5 là 01 ngày làm việc và được thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát trước, thanh toán sau
- Trình tự kiểm soát sau: Căn cứ hồ sơ đã nhận, trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ KSC nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, cán bộ KSC thực hiện kiểm soát lại hồ sơ thanh toán Trường hợp sau khi kiểm soát, số vốn chấp nhận thanh toán có sự chênh lệch với số vốn đã thanh toán cho chủ đầu tư, cán bộ KSC dự thảo văn bản (Mẫu 03/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình Lãnh đạo ký gửi chủ đầu tư thông báo về kết quả kiểm soát và khấu trừ vào những lần thanh toán tiếp theo (nếu số chấp nhận thanh toán nhỏ hơn số vốn
đã thanh toán)
29
Trang 391.2.4.2 Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện dự án công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán
Khi vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện dự án công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán, chủ đầu tư gửi đến KBNN quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền Cán bộ KSC căn cứ vào số vốn đã thanh toán và quyết định phê duyệt quyết toán do chủ đầu tư gửi đến, tiến hành như sau:
- Trường hợp quyết toán được duyệt lớn hơn số vốn đã thanh toán: Chủ đầu tư gửi Giấy đề nghị thanh toán VĐT, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có), Giấy rút VĐT Cán bộ KSC thực hiện thanh toán tiếp phần chệnh lệch giữa số vốn được phê duyệt quyết toán và số vốn đã thanh toán
- Trường hợp quyết toán được duyệt nhỏ hơn số vốn đã thanh toán: Cán bộ KSC phải có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn thanh toán đã chi trả lớn hơn nộp NSNN (theo cấp ngân sách phù hợp với cấp NS đã thanh toán) và hạch toán giảm cấp phát cho dự án
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua KBNN
1.2.5.1 Những nhân tố khách quan
- Trình độphát triển kinh tế xã hội (KT XH) của quốc gia có ảnh hưởng lớn -
-đến ngu n thu NSNN và th c t ồ ự ế nó cũng quyết định đến ngu n chi Vi t Nam có ồ ệ
nền kinh tế còn phát triể ở ấp, do vậy nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng nhu cần th u chi đầu tư cho phát triển vô cùng lớn Để thúc đẩy phát tri n KT XH cể - ần có h ệ
thống kết cấu hạ ầng KT XH tốt, do vậy số lượng các dự án cần đầu tư nhiề t - u, nhưng nguồn l c tài chính thì l i h n h p Cơ chếự ạ ạ ẹ phân b các ngu n l c l i dàn ổ ồ ự ạ
trải, nên số lượng dự án thì nhiều và thực hiệ thường chậm tiến độ, do đó phải n thanh toán dàn tr i qua nhiả ều năm, hiệu quả ử ụ s d ng v n thố ấp Đó cũng là một yếu
t ố ảnh hưởng không nhỏ ớ t i công tác ki m soát chi t i KBNN ể ạ
- H thệ ống luật pháp và chế độ, tiêu chuẩn, định mức: Hệ ống pháp luật, chế th
độ, tiêu chuẩn định m c chi NSNN là mứ ột căn cứ quan tr ng vi c xây d ng, phân ọ ệ ự
b ổ và kiểm soát chi NSNN Vì vậy, nó cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính th ng nh t giố ấ ữa các ngành, các địa phương, và các đơn vị ử s
dụng vốn; và tính đầ đủ, bao quát được tất cả các nội dung phát sinh Để ểm soát y kichi phí trong hoạt động XDCB, thường sử ụng đị d nh mức XDCB và đơn giá XDCB, đó là căn cứ để tính toán l p d toán công trình N u h thậ ự ế ệ ống định m c, ứđơn giá đầy đủ, chi ti t, khoa h c s góp ph n nâng cao hi u qu công tác ki m soát ế ọ ẽ ầ ệ ả ểchi đầu tư XDCB Tuy nhiên, do những biến động c a n n kinh t nên vi c ban ủ ề ế ệ
30
Trang 40hành đồng b và tương đố ổn địộ i nh h th ng ch , tiêu chuệ ố ế độ ẩn, định m c là r t khó ứ ấkhăn và khó thực hi n ệ
- Cơ chế quản lý điều hành, kiểm soát của các cấp, các ngành: Bộ máy được tổchức gọn nh , có hi u l c thì gi i quy t công viẹ ệ ự ả ế ệc mới hi u qu Trong b máy t ệ ả ộ ổ
chức quan tr ng nh t là mô hình t ứọ ấ ổch c, cơ cấu các phòng ban nghi p v ; và trình ệ ụ
độ ph m ch t c a mẩ ấ ủ ỗi con ngườ ở ừi t ng v ị trí Do đó, vi c quy đ nh rõ chệ ị ức năng, nhiệm vụ ủa từng bộ ậ ở KBNN cũng như việc phân cấp quản lý một cách hợ c ph n p
lý s nâng cao hiẽ ệu quả trong ki m soát chi c a KBNN ể ủ
Phân c p quấ ản lý tránh được sự chồng chéo trong khi th c hi n nhiự ệ ệm vụ,
đồng th i giúp cho công tác thanh tra, ki m tra tình hình s d ng vờ ể ử ụ ốn đầu tư từNSNN Việc phân công rõ được chức năng nhiệm vụ ủ c a từng bộ phận sẽ quy đ nh ị
rõ trách nhiệm, quyền hạ ủa từng cá nhân đơn vị ảnh hưởn c ng không nhỏ ớ t i chất lượng ki m soát s ể ẽ tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhi m, chệ ống đượ ệc t quan liêu trong qu n lý vả ốn đầu tư XDCB
- Ý thức chấp hành của chủ đầu tư: Chủ đầu tư có năng lực và có ý th c trách ứnhiệm trong quản lý vốn đầu tư XDCB, sẽ chấp hành đúng quy trình thủ ụ ầu tư t c đXDCB, qua đó thiế ập đượt l c h sơ d ồ ự án đầy đủ ợ ệ h p l và h p pháp t o thu n l i ợ ạ ậ ợcho KBNN ki m soát thanh toán Trên thể ực tế, các đơn vị ử ụ s d ng vốn đầu tư có ý
thức chấp hành kém trong việc quản lý chặt chẽ tài chính, thì sẽ ẫn tới những thiế d u sót th m chí là sai ph m trong chi ậ ạ đầu tư Do vậy, KBNN thông qua cơ chế ki m ểsoát của mình để ạ h n chế ữ nh ng thi u sót và sai phế ạm này đồng thời phải có những
biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các đơn v ử ụng vốn đầu tư từị s d NSNN,
để ử ụ s d ng có hi u qu ngu n v n này, tránh th t thoát, lãng phí ệ ả ồ ố ấ
1.2.5 2 Những nhân tố chủ quan
Việc phân công rõ được chức năng nhiệm vụ ủa từng bộ ận sẽ quy định rõ c phtrách nhi m, quy n h n cệ ề ạ ủa từng cá nhân đơn vị ảnh hưởng không nhỏ ớ t i chất lượng ki m soát s ể ẽ tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhi m, chệ ống đượ ệc t quan liêu trong qu n lý vả ốn đầu tư XDCB
- Quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp v là y u t quan tr ng, ụ ế ố ọ ảnh hưởng
trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, vì vậy quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng c i cách th t c hànả ủ ụ h chính, quy định rõ th i h n gi i ờ ạ ảquyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoa học, đồng
thời cũng quy định rõ quy n hề ạn cũng như trách nhiệm tớ ừi t ng b ph n ộ ậ
- Trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm soát chi đầu tư: Con người luôn là
yếu tố có vị trí quan trọng đối với mọi hoạt động Do vậy, chất lượng công tác kiểm
31