quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, khẳng định rõ hơnquyền hạn của Chấp hành viên, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thihành án dân sự, giảm tình trạng án tồn đọng, L
Trang 1- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
Trang 2Để hoàn thành bài khóa luận này,
em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô và các bạn sinh viên trong Khoa Luật
- Đại học Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo Ths Nguyễn Thị Thúy Hằng - người đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn gia đình, những người bạn đã động viên, giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khóa luận dù đã cố gắng hết sức vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các Thầy Cô trong khoa
Trang 3để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện kiến thức bản thân hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 3 năm
2014
Sinh viên Phạm Thị Lệ Bình
Trang 4MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 5
6 Kết cấu của khóa luận 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 6
1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 6
1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 7
1.1.3 Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự .10
1.2 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 12
1.2.1 Cơ sở lý luận 12
1.2.2 Cơ sở thực tiễn 13
1.2.3 Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 14
1.3 Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 18
1.3.1 Biện pháp phong tỏa tài khoản 18
1.3.1.1 Đối tượng, quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa 20
1.3.1.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản .20
Trang 51.3.2 Biện pháp pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự 23
1.3.2.1 Đối tượng, quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ 23
1.3.2.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản .24
1.3.3 Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản 28
1.3.3.1 Đối tượng, quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản 29
1.3.3.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản 30
Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 35
2.1 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình 35
2.1.1 Thực tiễn thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản 36
2.1.2 Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ 43
2.1.3 Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo thi hành án 51
2.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 56
2.2.1 Kiến nghị chung về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 56
2.2.2 Các kiến nghị cụ thể 60
2.2.2.1 Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản 60
2.2.2.2 Đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ 62
2.2.2.3 Đối với biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản 63
Trang 62.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo đảmthi hành án dân sự 64
C PHẦN KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 7A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng có ýnghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội Điều 106 Hiến pháp năm
2013 đã quy định rõ: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lựcpháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành” Thi hành án dân sự là hoạtđộng đưa bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mạithi hành trên thực tế, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấphành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xãhội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợiích của nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cườnghiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước Trong những năm qua Đảng, Nhànước ta đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật,cũng như hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân
sự như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân
sự năm 1993, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004
Đặc biệt, ngày 14/11/2008, Quốc hội nước ta thông qua Luật thi hành
án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 Luật thi hành án dân
sự 2008 được ban hành có nhiều nội dung mới, phù hợp với yêu cầu cảicách tư pháp, đồng thời đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn công tác thihành án trong giai đoạn hiện nay Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phầnlớn các nghĩa vụ thi hành án gắn liền với yếu tố tài sản, các đương sự trong
vụ việc thi hành án thường không tự nguyện thi hành án, có tâm lý chây ỳ,trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định nên rất dễ dẫnđến những hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản nhằm làm mất đi điều kiện thihành án Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, với mục đích bảo đảm tốt hơn
Trang 8quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, khẳng định rõ hơnquyền hạn của Chấp hành viên, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thihành án dân sự, giảm tình trạng án tồn đọng, Luật thi hành án dân sự 2008
đã dành một mục tại chương 4 với ba biện pháp bảo đảm thi hành án, gồm:Phong toả tài khoản; tạm giữ tài, giấy tờ của đương sự; tạm dừng việc đăng
ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản Đây là mộttrong những điểm mới mang tính bước ngoặt của Luật thi hành án dân sựnăm 2008
Với việc qui định các biện pháp bảo đảm thi hành án, Luật thi hành ándân sự 2008 đã kịp thời bổ sung cho các Chấp hành viên những quyền hạnnhất định Thực tế cho thấy nước ta sau 5 năm thực hiện các biện pháp bảođảm thi hành án đã mang lại những khởi sắc nhất định trong công tác thihành án dân sự Tuy nhiên, đây cũng là công việc, quyền hạn, nhiệm vụthực sự mới đối với các Chấp hành viên Các biện pháp này vẫn còn nhữnghạn chế, khó khăn nhất định, bộc lộ nhiều vấn đề cần nghiên cứu, làm rõthêm nên cần phải nghiên cứu kỹ để việc áp dụng các biện pháp bảo đảmđược thuận lợi, có hiệu quả và chính xác hơn Đây chính là vấn đề của cảnước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng Do đó, tác giả lựa chọn
đề tài “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - Thực tiễn tại Quảng
Bình” làm đề tài khóa luận của mình với mục đích làm sáng tỏ hơn tầm
quan trọng, ý nghĩa và cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục trong việc áp dụngcác biện pháp bảo đảm thi hành án
2008 được ban hành, pháp luật thi hành án dân sự chưa quy định về vấn đề
Trang 9này Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án,trước đây được Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định là mộtbiện pháp cưỡng chế thi hành án Chỉ đến khi Luật thi hành án dân sự 2008được ban hành thì chế định các biện pháp bảo đảm thi hành án mới đượcquy định một cách đầy đủ, cụ thể Do đó, cho đến nay, chỉ có một số ítcông trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến đề tài này như:
- “Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008”, Đề tài nghiêncứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2010
- “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự”,của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 05/2010
- “Trao đổi về áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyểnquyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để bảo đảm thi hành án”.Phước Lai, Phòng công chứng số 2 Đồng Tháp
- “Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”,của Hồ Quân Chính, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về thihành án dân sự 7/2011
- “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Nguyễn Khắc Hiếu,Khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật Hà Nội, năm 2012
Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiêncứu này cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu mục đích, cơ sở áp dụng vàgiới thiệu về nội dung các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân
sự mà chưa nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, tổng thể về các nộidung liên quan đến vấn đề này Tuy nhiên, đây vẫn là những tài liệu nghiêncứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiêncứu đề tài khóa luận của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - Thực
tiễn tại tỉnh Quảng Bình” với mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về
Trang 10biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩacủa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Đồng thời khóa luận còn tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng ápdụng các biện pháp bảo đảm trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnhQuảng Bình nói riêng Trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiếnnghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chế định biện pháp bảo đảm thi hành ándân sự, đem lại hiệu quả cao hơn nữa
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xácđịnh trên những khía cạnh sau:
- Phân tích, đánh giá những quy định của Luật thi hành án dân sự
2008 về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
- Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân
sự trong thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật vềbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong cả nước nói chung và ở QuảngBình nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về biện phápbảo đảm thi hành án dân sự mà cụ thể là các vấn đề như khái niệm, cơ sở lýluận, cơ sở thực tiễn, tình hình áp dụng các biện pháp này trong hoạt độngthi hành án dân sự hiện nay
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứunội dung các quy định của luật thi hành án dân sự về biện pháp bảo đảm thihành án dân sự và thực tiễn thực hiện chúng trong những năm qua tại tỉnhQuảng Bình
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn thựchiện thi hành án dân sự từ năm 2009 - thời điểm Luật thi hành án dân sự
2008 có hiệu lực đến năm 2013
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm củaĐảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Đồngthời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phươngpháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn
Mác-6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục bảng và danh mụctài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm có: 02 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành ándân sự
Chương 2: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biệnpháp bảo đảm thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình Một số kiến nghị,giải pháp
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quy định của Pháp lệnh Thi hành
án dân sự năm 2004 và tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Luật thihành án dân sự 2008 đã được ban hành có nhiều nội dung mới, phù hợp vớiyêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đặt ra, đồng thời đáp ứng đòihỏi cấp thiết của thực tiễn công tác thi hành án trong giai đoạn hiện nay Mộttrong những điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 là việc quy định cácbiện pháp bảo đảm thi hành án Trước đây, Pháp lệnh thi hành án 2004 mớichỉ dừng lại ở quy định các biện pháp cưỡng chế nếu người thi hành án không
tự nguyện thi hành thì nay Luật thi hành án dân sự 2008 đã bổ sung nhómbiện pháp mang tính ngăn chặn, phòng ngừa nhằm đảm bảo cho quá trình thihành án đạt kết quả, đó là nhóm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Luật thi hành án dân sự 2008 đã dành hẳn Mục I Chương IV, bao gồmcác điều: từ Điều 66 đến Điều 69 để quy định về các biện pháp bảo đảm thihành án dân sự gồm: phong tỏa tài sản; tạm giữ tài sản, giấy tờ của đươngsự; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sỡ hữu, sử dụng, thay đổi hiệntrạng tài sản
Theo từ điển Tiếng Việt thì bảo đảm có nghĩa là làm cho chắc chắnthực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết [14; tr24].Như vậy, có thể hiểu bảo đảm thi hành án là làm cho quá trình thi hành ánđược thực hiện một cách chắc chắn hơn, đạt kết quả cao hơn
Trang 13Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấphành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổchức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trongtình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch,thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn ngườiphải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tàisản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện phápcưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành ánkhông tự nguyện thi hành án [13, tr5].
Các biện pháp bảo đảm thi hành án giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lựcquá trình thi hành án, góp phần bảo vệ các quyền và nghĩa vụ dân sự được ghinhận trong bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng linh
hoạt, tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành
án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án Trênthực tế, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phụ thuộc rấtnhiều vào trình độ chuyên môn, khả năng đánh giá, nhận định tình huống củaChấp hành viên Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được áp dụngngay tại thời điểm ra quyết định thi hành án và trong thời hạn tự nguyện thihành án và cũng có thể được áp dụng tại thời điểm trước hoặc trong quá trìnhcưỡng chế thi hành án nếu xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán,hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án của đương sự
Thứ hai, tài sản; tài khoản của người phải thi hành án là đối tượng bị
áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Trong lĩnh vực thi hành ándân sự, ngoài các nghĩa vụ mang tính nhân thân như buộc công khai xin lỗi,buộc nhận người lao động trở lại làm việc… thì phần lớn các nghĩa vụ thihành án gắn liền với yếu tố tài sản Các nghĩa vụ có tính chất tài sản chỉ
Trang 14được thực hiện nếu người mang nghĩa vụ có tài sản để thi hành Để việc thihành án được thuận lợi, biện pháp bảo đảm thi hành án được Chấp hànhviên áp dụng đối với đối tượng là các tài sản, tài khoản được cho là củangười phải thi hành án Tài sản đó có thể đang do người phải thi hành ánhoặc do người khác chiếm giữ.
Với mục đích ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩután, thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản, nhằm bảo toàn tài sản đó,đảm bảo điều kiện thi hành án, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chưalàm mất đi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sửdụng mà mới chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó củachủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản
Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được
thực hiện một cách khá linh hoạt; trình tự, thủ tục đơn giản Xuất phát từyêu cầu của người được thi hành án hoặc do Chấp hành viên chủ động ápdụng trong trường hợp cần thiết nhằm để ngăn chặn hành vi tẩu tán, thayđổi hiện trạng, chuyển dịch hoặc hủy hoại tài sản của người phải thi hành
án mà chưa cần phải huy động lực lượng để thực hiện việc cưỡng chế nênthời gian thực hiện nhanh gọn, ít tốn kém kinh phí Mặt khác, khi áp dụngbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên không bắt buộc phảithực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự Để đảm bảo tínhnhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, nhằm ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủyhoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên không cần thựchiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự biết Tùy theo từngloại tài sản mà Chấp hành viên sẽ ban hành quyết định áp dụng biện phápbảo đảm thi hành án dân sự tương ứng
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế thịtrường lành mạnh có sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các giaodịch thương mại, dân sự ngày càng đa dạng và sôi động Quá trình chuyểndịch tài sản diễn ra rất nhanh chóng đôi khi chỉ là cái nhấp chuột và không
Trang 15bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Do đó, để giám sát được quá trìnhnày cũng là vấn đề khá phức tạp Hơn nữa, các đương sự trong các vụ việcthi hành án thường không tự nguyện thi hành, có tâm lý chây lười, trốntránh việc thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định nên rất dễ có hành vitẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm làm mất đi điều kiện thi hành án Để ngănchặn những hành vi đó, cơ quan thi hành án dân sự cần áp dụng biện phápphù hợp, cụ thể là biện pháp bảo đảm thi hành án Nếu áp dụng biện phápcưỡng chế thi hành án thì nhược điểm lớn nhất là sự chậm trễ trong ápdụng, phức tạp về thủ tục sẽ tạo cơ hội, điều kiện để người phải thi hành án
có thời gian tẩu tán Với đặc điểm nhanh chóng về thời gian, đơn giản vềthủ tục nên kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, đảm bảo cơquan thi hành án có điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Thứ tư, trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, Chấp hành
viên có quyền tự mình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc
ra quyết định áp dụng theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự Trườnghợp đương sự yêu cầu áp dụng hay Chấp hành viên tự mình áp dụng biệnpháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng hoặc Chấp hành viên ra quyếtđịnh áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự vượt quá, không đúngtheo yêu cầu của đương sự mà gây ra thiệt hại thì Chấp hành viên có tráchnhiệm phải bồi thường
Thứ năm, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chỉ có
hiệu lực pháp lý khi được Chấp hành viên quyết định dưới hình thức văn bảnquyết định Mặt khác, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựđược thể hiện thông qua việc ban hành quyết định của Chấp hành viên ChỉChấp hành viên mới có quyền được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành ándân sự Ngoài Chấp hành viên thì các chủ thể khác trong cơ quan thi hành ándân sự không có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp này
Thứ sáu, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có
tác dụng làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có tính chất
Trang 16làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó Vìvậy, khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành ándân sự chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành
Nhìn chung, các biện pháp bảo đảm thi hành án vừa mang những đặcđiểm của biện pháp cưỡng chế như tác động trực tiếp đến quyền định đoạttài sản của người phải thi hành án và vừa mang đặc điểm của biện pháp khẩncấp tạm thời trong tố tụng dân sự như sự đơn giản về thủ tục, nhanh chóng
về thời gian áp dụng Tuy nhiên, về mức độ thì biện pháp bảo đảm thi hành
án chỉ dừng ở việc hạn chế quyền tự định đoạt mà chưa tước quyền tự địnhđoạt tài sản của người phải thi hành án như biện pháp cưỡng chế thi hành án.Đây thực sự là bước ngoặt trong Luật thi hành án dân sự 2008
1.1.3 Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự giữ vai trò hỗ trợ cho việc thihành các bản án, quyết định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản,trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, đảm bảo hiệu lực thi hành của các bản án,quyết định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp của công dân Như vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựđược áp dụng trong thời điểm hiện tại để ngăn chặn một hành vi có thể xảy
ra trong tương lai Tùy từng trường hợp cụ thể mà biện pháp bảo đảm thihành án dân sự tương ứng sẽ được Chấp hành viên áp dụng để tổ chứcviệc thi hành án Xuất phát từ định hướng về mục tiêu, bản chất, đặc điểmcủa biện pháp bảo đảm thi hành án, để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụngbiện pháp này, pháp luật phải quy định tất cả các nội dung liên quan đếnbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Các nội dung này bao gồm: Cácbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng, người có quyền yêucầu và người có thẩm quyền áp dụng, thủ tục áp dụng Biện pháp bảo đảmthi hành án dân sự bao gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờcủa đương sự và tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng
về tài sản
Trang 17Về bản chất, phong tỏa tài khoản là biện pháp được áp dụng khi ngườiphải thi hành án phải thi hành khoản nghĩa vụ trả tiền, các thông tin về điềukiện thi hành án cho thấy người đó đang có tiền trong tài khoản tại ngânhàng hoặc tổ chức tín dụng, tài chính khác Việc áp dụng biện pháp phongtỏa tài khoản nhằm ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc rúttoàn bộ tiền hay một khoản tiền tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án.
Để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án, mọi giao dịch đầu ra tài khoản của chủtài khoản sẽ không thực hiện được hoặc bị hạn chế thực hiện Việc áp dụngbiện pháp này nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án rút hết tiềntrong tài khoản nhằm tẩu tán tiền, trốn tránh việc thi hành án Tuy nhiên,cần hiểu đúng về biện pháp này là không ngăn chặn đối với các dòng tiềnchuyển vào tài khoản mà chỉ ngăn chặn đối với giao dịch đầu ra tương ứngvới nghĩa vụ thi hành án của đương sự chứ không phải là ngăn chặn, cấmgiao dịch đối với toàn bộ tiền trong tài khoản
Với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được áp dụngnhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại đối với các tài sản, giấy tờ này Đây
là biện pháp mang tính cấp bách và linh hoạt, nhằm tạo điều kiện và cơ sởpháp lý cho các Chấp hành viên khi phát hiện đương sự có tài sản, giấy tờ
để thi hành án và áp dụng trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tổchức thi hành án
Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản ápdụng nhằm ngăn chặn đương sự có hành vi hoặc có thể thực hiện hành viđăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng về tài sản màpháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng để trốn tránh nghĩa
vụ thi hành án Khi áp dụng biện pháp này, mọi đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng đối với tài sản không được công nhận và không có giá trịpháp lý
Với tính chất là biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, trốn tránhthực hiện nghĩa vụ dân sự các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính
Trang 18là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trongtrường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành Vì vậy, biệnpháp bảo đảm thi hành án dân sự phải được quyết định áp dụng nhanhchóng để kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh nghĩa vụ thihành án của người phải thi hành án Khi đã có đủ thông tin về điều kiện thihành án của đương sự thì Chấp hành viên không bắt buộc phải thực hiệnviệc xác minh hay thông báo trước về việc sẽ áp dụng biện pháp bảo đảmthi hành án mà có thể ra ngay quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm Chấphành viên có thể quyết định theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình quyếtđịnh áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Tuy nhiên nếu raquyết định không đúng hoặc vượt quá thì Chấp hành viên và người có yêucầu phải chịu trách nhiệm.
1.2 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.2.1 Cơ sở lý luận
Không phải tự nhiên mà pháp luật lại quy định chế định biện pháp bảođảm thi hành án dân sự Như đã phân tích, với mục đích ngăn chặn việctẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án củangười phải thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện phápbảo đảm thi hành án nhằm bảo đảm cho công tác thi hành án hiệu quả.Sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm, nếu người phải thi hành án không tựnguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế thihành nhằm buộc người phải thi hành thực hiện các nghĩa vụ của họ Biệnpháp bảo đảm thục hiện trước biện pháp cưỡng chế Như vậy, biện phápbảo đảm là tiền đề, là cơ sở để thực hiện biện pháp cưỡng chế Cụ thể
“Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài
khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điều 67 Luật này” [19, K3Đ62].
Trang 19Thêm vào đó, xuất phát từ yêu cầu của việc đa dạng hóa các biện pháp
tổ chức thi hành án dân sự và sự khác nhau giữa biện pháp bảo đảm thihành án dân sự và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự [13, tr7] Theo
đó, điều kiện để áp dụng biện pháp bảo đảm khi có đủ 3 căn cứ: Bản án,quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; quyết định thi hành án của cơquan thi hành án; Chấp hành viên chủ động áp dụng khi thấy người phải thihành án có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụcủa họ hoặc đương sự có đơn yêu cầu
Còn điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có đủ các căn cứ:Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; có quyết định thi hành án; vàsau khi người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ sau
15 ngày, người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành mà không thi hànhthì cơ quan Thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành Khi áp dụngbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Chấp hành viên chỉ đặt tài sản củangười phải thi hành án trong tình trạng hạn chế sử dụng, định đoạt vì vậykhông cần phải báo trước cho đương sự Trong khi đó, biện pháp cưỡngchế thi hành án là tước bỏ quyền sở hữu của người thi hành án đối với tàisản thi hành án, trừ trường hợp tài sản phải thi hành án có giá trị lớn hơnnghĩa vụ mà người phải thi hành thì họ vẫn được sở hữu phần lớn hơn
1.2.2 Cơ sở thực tiễn
Bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực thi hành, có đượcthực hiện nghiêm chỉnh hay không, kỷ cương pháp luật có được tôn trọng,lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của các tổ chức xã hội và mọi công dân cóđược đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả thi hành án Với tínhchất dân sự của mình, trong quá trình thi hành án dân sự, các bên đương sự
có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa
vụ dân sự theo bản án, quyết định Tự nguyện, thỏa thuận trở thành mộtnguyên tắc, biện pháp quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự Thuyếtphục để các bên tự nguyện thi hành án là nhiệm vụ của Chấp hành viên, cán
Trang 20bộ thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án Thuyết phục thi hành ánbắt nguồn từ việc các bên đương sự có quyền tự nguyện thực hiện cácquyền, nghĩa vụ dân sự đã được bản án, quyết định ghi nhận, thể hiện ý chícủa các bên đương sự nhằm thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành án dân sự, khi người phải thi hành án đãđược giải thích, thuyết phục nhưng không tự nguyện thi hành, hoặc trốntránh thi hành thì sẽ bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thihành án dân sự Nhưng để áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành ándân sự thì Chấp hành viên phải tuân thủ một quy trình, thủ tục rất chặt chẽ với
sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan, đòi hỏi phải giải quyết nhiều về vấn
đề và mất thời gian Chính đây là thời gian mà đương sự có thể lợi dụng đểthực hiện việc tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nhằm trốntránh nghĩa vụ thi hành án Đặc biệt với tình hình kinh tế xã hội như hiện nay,việc bùng nổ công nghệ thông tin càng là “môi trường” thuận lợi để cácđương sự thuận lợi cho việc tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ mà họ phải thi hànhbằng nhiều cách thức Do đó, thực tiễn đòi hỏi khi chưa thực hiện ngay đượcbiện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì pháp luật cần có quy định để Chấphành viên có cơ chế ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sản của người phảithi hành án để thông qua đó có thể bảo toàn điều kiện thi hành án của đương
sự
Như vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quy định là cầnthiết, có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các đương sự vừa góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luậtcủa họ và đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật trong công tác thihành án dân sự
1.2.3 Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án,các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức to lớn, đóngvai trò quan trọng đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định
Trang 21có hiệu lực pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự hợp pháp trong bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quyền và
lợi ích dân sự hợp pháp của đương sự được ghi nhận trong bản án, quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu không được tổ chức thi hànhthì cũng chỉ là các quyền và lợi ích trên giấy Thi hành dứt điểm bản án,quyết định là cách thức bảo vệ thiết thực nhất các quyền, lợi ích dân sự hợppháp của đương sự [11, tr193] Nhìn chung, tất cả các hoạt động tác nghiệp
do Chấp hành viên tiến hành kể từ khi thụ lý, ra quyết định thi hành án đếnviệc thông báo, xác minh, cưỡng chế thi hành án… đều vì một mục đích là
tổ chức thi hành được bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Phápluật quy định là vậy nhưng trên thực tế trong lĩnh vực thi hành án dân sựkhông phải lúc nào việc thi hành các bản án, quyết định cũng được cácđương sự tôn trọng thực hiện
Về nguyên tắc, các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong bản án,quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân tôn trọng thực hiện “Bản án, quyết định của Toà án nhân
dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng;
cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” [16,
Đ106] Hiện nay, chế tài về hành vi không thi hành bản án, quyết định đãđược quy định cụ thể tại Chương VII Luật thi hành án dân sự 2008 và nghịđịnh 60/2009/ NĐ - CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và điều 304 bộ luật Hình sựnhưng xử lý thật không dễ Trong thời gian qua số lượng đương sự trongthi hành án bị khởi tố theo Điều 304 bộ luật Hình sự rất ít do tâm lý e ngạicủa cơ quan thi hành án không muốn làm trầm trọng thêm quá trình thihành án hoặc có đề nghị truy cứu nhưng không được giải quyết
Xuất phát từ sự thiếu kiên quyết của cơ quan có thẩm quyền trong việc
xử lý các hành vi cản trở của đương sự dẫn đến nhiều đương sự trong các
Trang 22vụ việc thi hành án có hành vi chống đối lực lượng cưỡng chế thi hành án,tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án… hoặc nhiềutrường hợp Chấp hành viên phụ trách vụ việc có thông tin người phải thihành án có tài sản để thi hành nhưng đến khi áp dụng biện pháp cưỡng chếthì tài sản không còn Để khắc phục những trường hợp này Luật thi hành ándân sự 2008 đã quy định nhóm các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựnhằm hạn chế quyền tự định đoạt tài sản của đương sự, nhằm bảo toàn điềukiện thi hành án của đương sự, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt độngthi hành án dân sự.
Thứ hai, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đương sự trong thi hánh án.Ý thức pháp luật là một khái niệm trừu tượng, mang tính chủ quan
và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như trạng thái tâm lý, thái độ, trình
độ nhận thức, hoàn cảnh sống của đương sự, các tác động từ phía cơ quanthi hành án… Quá trình thi hành án sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quảcao nếu các đương sự có ý thức pháp luật, có tinh tần hợp tác để thi hànhbản án, quyết định Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tuy không làmchấm dứt quyền định đoạt tài sản của người phải thi hành án, song đối vớingười bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phải gánh chịunhững ảnh hưởng đáng kể về tinh thần, uy tín và bị hạn chế về quyền tựđịnh đoạt tài sản Biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng trong một thời giannhất định Sau thời hạn đó nếu đương sự không tự nguyện thi hành án thì
cơ quan thi hành án đưa tài sản đó ra cưỡng chế để thi hành án Do đó, việcngười phải thi hành án lựa chọn biện pháp tự nguyện thi hành án được xemnhư là giải pháp có lợi hơn cả, uy tín của họ không bị ảnh hưởng do không
bị cơ quan thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế và không phải nộp chiphí cưỡng chế thi hành án
Hơn nữa, trong kinh doanh uy tín là tài sản rất quan trọng, thậm chíquyết định đến vận mệnh của cơ sở kinh doanh Nếu bị phong tỏa tài sản,người bị phong tỏa tài sản không thể dùng tài khoản đó để giao dịch với
Trang 23các đối tác, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh… Bên cạnh
đó, việc tài khoản của người phải thi hành bị phong tỏa cũng đồng nghĩa vớiviệc uy tín của cá nhân, tổ chức đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh bịgiảm sút, các đối tác trong quan hệ làm ăn sẽ không tin tưởng vào cá nhân tổchức, có thái độ thận trọng trong làm ăn, kinh doanh là điều không thể tránhkhỏi, gây tổn thất to lớn cho bản thân nói riêng và cả công ty, doanh nghiệpnói chung Do đó, người phải thi hành án sẽ tự nguyện thi hành nghiêmchỉnh bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, hạn chế các thiệt hại
Thứ ba, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đẩy nhanh quá trình thi hành án, làm giảm thiểu các chi phí không đáng có Đặt trong bối cảnh
các cơ quan thi hành án đang ngày một quá tải do số lượng công việc quánhiều thì việc giải quyết nhanh gọn các vụ việc phải thi hành có ý nghĩa hếtsức to lớn cả về kinh tế và công tác quản lý nhà nước
Thứ tư, biện pháp bảo đảm thi hành án có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội “Việc thi hành nhanh chóng bản án, quyết định sẽ làm lành mạnh hóa các
quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các đương sự” [11,tr196] Hiện nay, số lượng án tồn động hàng nămcòn chiếm tỷ lệ lớn, nhiều vụ việc chưa thi hành được do người phải thi hành
án chưa có điều kiện thi hành Một trong những nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng án tồn động là do người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản, trốntránh nghĩa vụ phải thi hành Những giá trị kinh tế xã hội do biện pháp bảođảm thi hành án đem lại có thể kể đến như khi phát hiện người phải thi hành
án có tài khoản hoặc có tài sản để thi hành, Chấp hành viên áp dụng biện phápbảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại hoặctrốn tránh thực hiện nghĩa vụ, tạo điều kiện cho quá trình cưỡng chế diễn rathuận lợi hơn Mục đích làm cho việc tổ chức thi hành án có hiệu quả, các cơquan thi hành án sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí
Mặt khác, như đã phân tích ở trên, do tâm lý e ngại, ảnh hưởng đến danh
dự, uy tín nên người phải thi hành án sẽ tự nguyện thi hành, góp phần ổn định
Trang 24các quan hệ xã hội, nâng cao ý thức pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội.
1.3 Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.3.1 Biện pháp phong tỏa tài khoản
Phong tỏa được hiểu là bao vây, cô lập, cắt đứt mọi liên lạc ra vào[14, tr230] Từ đó có thể hiểu phong tỏa tài khoản là một biện pháp nghiệp
vụ làm cho mọi hoạt động “tiền ra” từ một tài khoản nhất định bị hạn chế
và kiểm soát Đây là thuật ngữ nghành tài chính Tức là tài khoản đó hoàntoàn không được hoạt động nhận tiền chuyển vào, rút ra Số phát sinh nợ,
có, tồn cuối kỳ (tại thời điểm cơ quan chức năng công bố phong tỏa) đượcgiữ nguyên hiện trạng Như vậy, việc phong tỏa tài khoản sẽ ảnh hưởngđến các giao dịch đầu ra của chủ tài khoản thông qua tài khoản đó Trướcđây, đã có cách hiểu chưa đúng về việc phong tỏa tài khoản để thi hành án,điển hình như là phong tỏa hoàn toàn tài khoản đó, dừng mọi hoạt động
“tiền ra” và “tiền vào”, chính điều này đã ảnh hưởng đến quyền lợi hợppháp của người phải thi hành án và tự làm bó hẹp khả năng thanh toán nợcủa chủ tài khoản Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước
và chính sách hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của nhà nước, thì biện phápphong tỏa tài khoản sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến hơn Việc nghiêncứu thấu đáo biện pháp phong tỏa tài khoản là yêu cầu đặt ra đối với Chấphành viên để có thể vận dụng vào giải quyết các vụ việc thi hành án màđương sự là các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
Luật thi hành án dân sự 2008 quy định phong tỏa tài khoản là mộttrong ba biện pháp bảo đảm thi hành án Biện pháp này được quy định tạiĐiều 67 Luật thi hành án dân sự 2008 và được hướng dẫn thi hành tại Điều
11 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP: “Việc phong toả tài khoản được thực
hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Trang 25Khi tiến hành phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật này” [19, Đ67].
Kế thừa và phát triển từ quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sựnăm 2004, biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định nhằm đáp ứng vàphù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường với sự phong phú, đa dạng
về hình thức thanh toán trong các hoạt động kinh tế, trong đó có hình thứcthanh toán chuyển khoản; đồng thời, cũng như Pháp lệnh thi hành án dân
sự năm 2004, Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về biện pháp phongtỏa tài khoản nhằm tác động đến tài khoản của người phải thi hành án,thông qua đó kiểm soát, ngăn chặn được hành vi tẩu tán tiền trong tàikhoản của đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án Mặt khác, nếu Pháplệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định phong tỏa tài khoản là mộttrong sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì Luật thi hành án dân
sự 2008 lại quy định phong tỏa tài khoản chỉ là một biện pháp bảo đảm thihành án dân sự Thứ hai, nếu như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004
và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về trình tự, thủ tục phong tỏatài khoản của người phải thi hành án chỉ mới mang tính chất sơ khai, chưađầy đủ, cụ thể thì đến Luật thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướngdẫn thi hành, biện pháp phong tỏa tài khoản đã được quy định một cách chitiết, cụ thể và đầy đủ về về trình tự, thủ tục áp dụng, thời hạn thực hiện
Trang 261.3.1.1 Đối tượng, quyền yêu cầu, quyền áp dụng và thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa
Biện pháp phong tỏa tài khoản được áp dụng đối với tài khoản củangười phải thi hành án khi có đủ căn cứ xác định được người phải thi hành
án có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng,nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.Luật thi hành án dân sự quy định việc áp dụng biện pháp phong tỏa tàikhoản được Chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng vănbản của đương sự [19, Đ66] Như vậy, điều kiện cần để áp dụng biện phápphong tỏa tài khoản khi người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng,kho bạc hoặc các tổ chức tín dụng khác và tài khoản đó có số dư để đảmbảo thi hành án Điều kiện đủ để thực hiện biện pháp phong tỏa là khingười được thi hành án nhận thấy cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tàikhoản đó và có văn bản đề nghị hoặc Chấp hành viên tự mình phát hiện rathông tin về tài khoản và nhận thấy cần phải ra quyết định phong tỏa tàikhoản để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản Rõ ràng đây là quyềnhoàn toàn chủ động của các Chấp hành viên trong việc phong tỏa tài khoảncủa người phải thi hành án và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình,trừ trường hợp đương sự yêu cầu với một mục đích duy nhất là nhằm ngănchặn kịp thời việc tẩu tán tiền dưới mọi hình thức trong tài khoản của ngườiphải thi hành án Điều kiện đủ ở đây nhằm để cao mục đích ngăn chặn,phòng ngừa Đây chính là một trong những điểm mới của Luật Thi hành ándân sự 2008, có tính đột phá trong công tác thi hành án, tạo cơ chế chủ độngcho các Chấp hành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án
1.3.1.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản được quyđịnh trong Luật thi hành án dân sự 2008 khá tinh gọn, tạo thuận lợi choChấp hành viên có thể thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản
Trang 27Thứ nhất, thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước Luật thi hành án dân sự
2008 không quy định việc thu thập thông tin về tài khoản của người phảithi hành án nhưng nghị định 58/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
lại quy định “quyết định phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị
phong tỏa” [2, Đ11] Vì vậy, để ra quyết định phong tỏa tài khoản chính
xác, khả thi cần phải tiến hành các hoạt động thu thập thông tin như: chủ tàikhoản, số dư trong tài khoản đó Chấp hành viên do thiếu thông tin hoặcthông tin không chính xác, đầy đủ và vội vàng ra quyết định phong tỏa tàikhoản không đúng đối tượng hoặc phong tỏa cả những tài khoản không còn
số dư… là không đúng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự Việcthu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án có thể do ngườiyêu cầu áp dụng biện pháp cũng có thể do Chấp hành viên thực hiện.Thông tin về tài khoản của người phải thi hành có thể có từ nhiều nguồnkhác nhau Việc xác định người đó có tài khoản hay không có thể căn cứvào một trong các căn cứ như: lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của ngườiphải thi hành án, các hợp đồng của người phải thi hành án với đối tác, đăng
ký kinh doanh… Nhiều trường hợp thông qua việc phân tích, nghiên cứubản án, nhất là các bản án kinh doanh thương mại, Chấp hành viên cũng cóđược những thông tin cần thiết về tài khoản của người phải thi hành án.Người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan cũng có thểcung cấp thông tin về tài khoản của người phải thi hành cho cơ quan thihành án
Chấp hành viên có thể thu thập thông tin về tài khoản của người phảithi hành án qua đường công văn hoặc gặp gỡ trực tiếp các tổ chức nơingười phải thi hành án có tài khoản Các thông tin về tài khoản của ngườiphải thi hành án cần làm rõ như: số tài khoản, ngày mở, người đứng tên tàikhoản, số liệu về số tài khoản như số dư, số nợ… Pháp luật quy định nghĩa
Trang 28vụ cung cấp thông tin của ngân hàng, tổ chức tín dụng và Kho bạc nhànước theo yêu cầu của Chấp hành viên [3, Đ5] và Điều 176 Luật thi hành
án dân sự 2008 cũng quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức tíndụng và Kho bạc nhà nước trong thi hành án dân sự
Thứ hai, ra quyết định và thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản.
“Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định
phong tỏa cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án” [19, K2Đ67] Như vậy, việc phong tỏa tài khoản được thể hiện
dưới hình thức quyết định, sau khi có thông tin về tài khoản của người phảithi hành án, để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thihành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêucầu của người được thi hành ra quyết định phong tỏa tài khoản Chấp hànhviên là người duy nhất có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản vàquyết định này được giao cho cơ quan, tổ chức quản lý tài khoản của ngườiphải thi hành án Quyết định phong tỏa cần ghi đầy đủ thông tin liên quanđến chủ tài khoản, số tài khoản, số tiền bị phong tỏa và căn cứ phong tỏa,thời hạn và hậu quả pháp lý xảy ra nếu cơ quan, tổ chức cá nhân đó khôngthực hiện yêu cầu của Chấp hành viên
Thứ ba, xử lý tài khoản bị phong tỏa Thời hạn phong tỏa tài khoản là
05 ngày làm việc [21, K3Đ67] Hết thời hạn phong tỏa tài khoản, Chấphành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản.Như vậy, sau thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định phong tỏatài khoản Chấp hành viên phải ra một trong hai loại quyết định sau để xử lýviệc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án, đó là:
Ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án
Ra quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản của người phải thi hành
án Chấp hành viên ra ngay quyết định chấm dứt phong tỏa thi hành án khingười phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án; cơ quan, tổ
Trang 29chức đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trongtài khoản của người phải thi hành án; có quyết định đình chỉ thi hành ántheo quy định [21,Đ77] Việc ra quyết định chấm dứt phong tỏa thi hành ánđược áp dụng trong tất cả các giai đoạn của thi hành án.
1.3.2 Biện pháp pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự được quy định tạiĐiều 68 Luật thi hành án dân sự 2008 và được hướng dẫn chi tiết thi hànhtại Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Đây là biện pháp hoàn toàn mới.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, nhằm tạo điềukiện một cách tốt nhất để Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ của mình.Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữhoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ
mà đương sự đang quản lý, sử dụng [21, K1Đ68]
1.3.2.1 Đối tượng, quyền yêu cầu, quyền áp dụng và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ.
Khái niệm tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự bao gồm: vật, tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản [15, Đ164] Như vậy có thể hiểu đốitượng của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sửdụng là các tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trongbản án, quyết định - đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, liên quan đến việcthi hành án (ví dụ như nghĩa vụ trả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thihành án) Hoặc là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định được thihành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án Cũng có thể tài sản, giấy tờ đó
là các tài sản, giấy tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án,quyết định được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụthi hành án [14,tr 9] Các tài sản, giấy tờ tạm giữ phải do đương sự quản lý,
sử dụng Do ưu tiên mục đích ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản,trốn tránh nghĩa vụ thi hành án mà luật thi hành án dân sự không quy định
Trang 30bắt buộc phải xác định tài sản, giấy tờ của đương sự thuộc quyền sở hữucủa đương sự trước khi áp dụng biện pháp này.
Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo yêucầu bằng văn bản của người được thi hành án Ngoài ra, Chấp hành viên cótrách nhiệm tự mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ [19, Đ68]
- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ:
Thứ nhất, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tàisản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo thi hành án dân
sự theo quy định của pháp luật
Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việcthi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó
1.3.2.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản
Việc Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ củađương sự được thực hiện theo các bước sau đây:
Thứ nhất, xác định tài sản, giấy tờ của đương sự được tạm giữ Đối
tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự không chỉ
là người phải thi hành án mà cả người được thi hành án nếu họ đang quản
lý, sử dụng những tài sản, giấy tờ phục vụ cho quá trình thi hành án Các tàisản, giấy tờ bị tạm giữ là các tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành ánnhư: giấy đăng ký xe mô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… hoặccác tài sản có thể xử lý được để thi hành án Khi áp dụng biện pháp nàyChấp hành viên cần lưu ý:
Tạm giữ tài sản của đương sự có giá trị tương ứng với nghĩa vụ thi
hành án “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải
tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết” [2,K1Đ8] Chẳng hạn, người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thi
hành án 20 triệu đồng, xác minh tài sản của người phải thi hành án pháthiện có nhiều tài sản để thi hành như một ô tô trị giá khoảng 300 triệu, một
Trang 31xe máy trị giá khoảng 25 triệu đồng… Chấp hành viên đã quyết định tạmgiữ ô tô của người phải thi hành án là không đúng quy định của pháp luật.Trong trường hợp này, Chấp hành viên nên tạm giữ chiếc xe máy củangười phải thi hành án là tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án.
Các tài sản tạm giữ phải đang do đương sự quản lý, sử dụng và khôngnên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản đối với các tài sản không được kêbiên như tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục
vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản cho ngân sách nhà nướccấp cho cơ quan, tổ chức hoặc các tài sản là bất động sản Nếu người phảithi hành án là cá nhân thì tài sản tạm giữ không thể là “số lương thực đápứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thờigian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc cần dùng để phòng, chữabệnh của người phải thi hành án và gia đình; vật dụng cần thiết của ngườitàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thôngthường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trịkhông lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất củangười phải thi hành án và gia đình; đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho ngườiphải thi hành án và gia đình” [19, K2Đ87] Sở dĩ quy định như vậy là Nhànước rất quan tâm đến khả năng tồn tại, các giá trị mang yếu tố tâm lý,truyền thống với mục đích tạo điều kiện cho người phải thi hành duy trìcuộc sống và tạo lập tài sản để đảm bảo thi hành án nhất có thể Nếu ngườiphải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ thì các tài sản không được tạm giữ có thể kể đến như số thuốc phục
vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm,dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; hay nhà trẻ,trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sởnày, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện,công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ônhiễm môi trường thì cũng không phải là đối tượng của biện pháp tạm giữtài sản của cơ quan thi hành án [19, K3Đ87]
Trang 32Do ưu tiên mục đích ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốntránh việc thi hành án mà Luật thi hành án dân sự không quy định bắt buộcphải xác minh tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thuộc quyền sở hữu của đương sựtrước khi áp dụng biện pháp này Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thihành án, Chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp tạm giữ tài sản,giấy tờ của đương sự Trường hợp tài sản, giấy tờ không thuộc quyền sởhữu của đương sự thì Chấp hành viên trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ đó.Việc trả lại tài sản, giấy tờ đó phải lập thành biên bản.
Thứ hai, lập biên bản và tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Việc
tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ và phải cóchữ ký của Chấp hành viên và đương sự [19, K2Đ68] Trường hợp đương
sự không ký thì phải có người làm chứng, người làm chứng có thể là hàngxóm, đại diện tổ dân phố, đại diện chính quyền địa phương… đã chứngkiến việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Biên bản tạm giữ tài sản,giấy tờ được giao cho đương sự
Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ họ tên người bị tạm giữtài sản, giấy tờ, loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ, số lượng; khối lượng, kíchthước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ Nếu tài sản làtiền mặt thì phải ghi rõ số tờ, mệnh giá tiền các loại tiền, nếu là ngoại tệ thìphải ghi rõ tiền của nước nào và trong trường hợp cần thiết cần phải ghi sốsêri trên tiền Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trướcmặt người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc nhân thân của họ Trường hợpngười bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc nhân thân của họ không đồng ýchứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt người làm chứng Trên niêmphong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm kháccủa tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữtài sản, giấy tờ hoặc nhân thân của họ hoặc người làm chứng Việc niêmphong phải ghi vào biên bản tạm giữ [2, Đ9]
Trang 33Sau đó, Chấp hành viên thực hiện việc giao bảo quản tài sản, giấy tờtạm giữ dưới một trong các hình thức như giao cho người phải thi hành án,người thân thích của người phải thi hành án theo của luật Thi hành án dân
sự hoặc người đang sử dụng, bảo quản Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảoquản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự Nếu tài sản làkim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạcnhà nước Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tàisản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên,đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền,nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên.Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.Người được giao bảo quản tài sản được trả thù lao và được thanh toán chiphí bảo quản tài sản Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thihành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Biên bản giao bảoquản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quảntài sản và lưu hồ sơ thi hành án Người được giao bảo quản tài sản vi phạmquy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật [19, Đ58]
Thứ ba, xử lý tài sản, giấy tờ tạm giữ của đương sự Thời hạn tạm giữ
tài sản, giấy tờ của đương sự là 15 ngày Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Chấp hành viên ra một trong cácquyết định sau đây:
Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tàisản, giấy tờ tạm giữ thộc sỡ hữu của người phải thi hành án mà ngườiphải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ theo bản án,quyết định
Trang 34 Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợpđương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữucủa người phải thi hành án Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lậpbiên bản, có chữ ký của các bên.
Như vậy, có thể hiểu, Chấp hành viên tạm giữ tài sản, giấy tờ củangười phải thi hành án đang sử dụng, quản lý ngay cả trong trường hợpchưa xác định được chủ sở hữu của tài sản, giấy tờ Trong thời gian 15 ngày,
kể từ ngày tạm giữ tài sản, nếu chưa xác minh về chủ sở hữu của tài sản,giấy tờ tạm giữ thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh về chủ sở hữucủa tài sản, giấy tờ đó để xử lý Rõ ràng, luật thi hành án dân sự đã kịp thời
bổ sung quyền hạn cho các Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy
tờ để đảm bảo thi hành án mà từ trước tới nay pháp luật chưa quy định
1.3.3 Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tàisản được quy định tại Điều 69 Luật thi hành án dân sự và được hướng dẫnchi tiết thi hành tại Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009
“Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản” [21, Đ69].
Cũng như biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, biện pháptạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
Trang 35tài sản không được Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định Tuynhiên, các cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án vẫn sửdụng với hình thức công văn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm dừngviệc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng Luật thi hành án dân sự 2008chính thức quy định biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là một trong ba biện pháp bảo đảmthi hành án dân sự Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án xét thấy cầnngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sửdụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản có thể ra quyết định tạmdừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tàisản của người phải thi hành án thì có quyền ra quyết định tạm dừng việcđăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản củangười phải thi hành án.
1.3.3.1 Đối tượng, quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản
Đối tượng tài sản bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyểndịch, thay đổi hiện trạng tài sản là bất động sản hoặc động sản thuộc diệnphải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vàthuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án Bất động sản làcác tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai,
kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khácgắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định Như vậy, có thểhiểu động sản là những tài sản không phải là bất động sản [15, Đ174]
Hiện nay, có rất nhiều tài sản, quyền tài sản mà việc chuyển dịchquyền sở hữu, sử dụng phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyềnnhư: vốn góp của tổ chức, cá nhân tại doanh nghiệp; quyền sử dụng đất;phương tiện xe cơ giới… Đối với những tài sản này, để thực hiện mua bán,chuyển nhượng, các bên tham gia quan hệ mua bán, chuyển nhượng phảithực hiện thông qua việc đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh, văn phòng
Trang 36đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu nhà… và quyền sở hữu của bên mua,bên nhận chuyển nhượng chỉ được xác lập khi được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đăng ký Chính vì thế, Chấp hành viên ra quyết định đề nghị cơquan có thẩm quyền đăng ký dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sửdụng, thay đổi hiện trạng tài sản nhằm duy trì điều kiện thi hành án củangười phải thi hành án [11, tr210].
Để áp dụng biện pháp này, cần có hai điều kiện cơ bản sau đây: Thứnhất, người phải thi hành án có tài sản thuộc đối tượng tài sản áp dụng biệnpháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản Thứhai, khi Chấp hành viên phát hiện đương sự đang có hành vi chuyển quyền
sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc họ códấu hiệu thực hiện hành vi đó nên cần phải ngăn chặn
Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vichuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đốivới tài sản mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đóphải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Chấphành viên tự mình ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án Cũnggiống như các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác, với biện pháptạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản thì Chấphành viên cũng chủ động hơn trong việc giải quyết thi hành án Nâng caohiệu quả công tác thi hành án rõ rệt
1.3.3.2 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
Khi thực hiện biện pháp này, Chấp hành viên cần thực hiện theo cácbước sau:
Thứ nhất, xác định loại tài sản và dấu hiệu của hành vi chuyển quyền
sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản của
Trang 37người phải thi hành án Xác định tài sản là xác định đối tượng của biện
pháp này bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và cả quyền tài sản, trong đó
“quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao tronggiao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” [15,Đ181] Chuyển quyền sởhữu được hiểu là chuyển quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền địnhđoạt tài sản giữa chủ sở hữu tài sản với người không phải là chủ sở hữu củatài sản đó theo các quy định của Bộ luật dân sự Dấu hiệu chuyển quyền sởhữu tài sản như việc “sang tên đổi chủ” đối với xe mô tô, xe ô tô… nhằmtẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án Để ngăn chặn hành vi tẩután, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản,… Chấp hành viên ra quyết địnhtạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạngtài sản
Thứ hai, ra quyết định và gửi quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản Biện pháp tạm
dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tàisản được thể hiện bằng quyết định của Chấp hành viên Nội dung quyếtđịnh cần phải thể hiện rõ tên đối tượng bị áp dụng, loại tài sản, thông tin vềđối tượng bị áp dụng và tài sản tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng,…
Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền
sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản và gửi cho cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan Trong trường hợp này, nơi được giao quyết định là cơquan, tổ chức có thẩm quyền đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thayđổi hiện trạng tài sản như: Phòng công chứng, phòng đăng ký giao dịch bảođảm, văn phòng đăng ký quyền sở hữu nhà và sử dụng đất để thực hiện Kể
từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng việc đăng ký, chuyểnquyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký,chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng
Trang 38hoặc thay đổi hiện trạng tài sản “Đối với tài sản được đăng ký, chuyểnquyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, sau thời điểm nhận đượcquyết định của Chấp hành viên thì Chấp hành viên có quyền xử lý để thihành án theo quy định của pháp luật, nếu có tranh chấp thì hướng dẫn cácbên khởi kiện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự” [2, Đ10].
Thứ ba, xử lý việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án Trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kêbiên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản Theo đó, trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sửdụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, Chấp hànhviên phải làm một trong hai việc sau:
Ra quyết định kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án nếu hết
15 ngày kể từ ngày ra quyết định người phải thi hành án vẫn không tựnguyện thi hành án các nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định [19, Đ71]
Ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sởhữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án Về vấn
đề này, Luật thi hành án dân sự 2008 và Nghị định số 58/2009 NĐ- CP đềuchưa quy định trong trường hợp nào thì Chấp hành viên ra quyết định chấmdứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiệntrạng tài sản của người phải thi hành án mà chỉ quy định những trường hợpchấm dứt việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án Cho nên tùytừng trường hợp mà Chấp hành viên vận dụng và khi vận dụng có thể thamkhảo Điều 77 luật thi hành án dân sự Ví dụ, trong thời gian 15 ngày kể từngày ra quyết định người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ dân
sự trong bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việctạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tàisản của người phải thi hành án