II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược liệu trung ương
2. Về phía Nhà nước
Nhà nước cần có những giải pháp kịp thời và đồng bộ để tạo lập môi trường hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi vì thị trường dược ở Việt Nam hiện nay còn
tồn tại quá nhiều bất cập như đã nêu ở trên. Để khắc phục những tồn tại này, theo em Nhà nước cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
2.1. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật, qui chế quản lý dược: trình Quốc hội thông qua để ban hành Luật Dược, trên cơ sở đó rà soát lại toàn bộ hệ thống qui chế, các thường qui kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược.
2.2. Tổ chức lại và tăng cường hệ thống kiểm tra Nhà nước về chất lượng thuốc. Trao quyền xử lý cho cơ quan trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc trên thị trường để gắn trách nhiệm với quyền lực trong việc quản lý thị trường, tạo hiệu quả trong việc răn đe các đối tượng có ý định làm ăn phi pháp.
2.3. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhập lậu, làm thuốc giả, thuốc nhái mẫu mã nhãn hiệu.
2.4. Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá nhằm huy động nguồn vốn trong nước thông qua việc bán cổ phần, bán khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp.
2.5. Chú trọng đầu tư phát triển các vùng dược liệu, các vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc để tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào và có chất lượng cao phục vụ cho các đơn vị sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng bị động vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài và tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
2.6. Đưa công tác chỉ đạo và vận động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả thành công tác trọng tâm và thường xuyên của ngành Y tế.
2.7. Hiện đại hóa hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc. Nâng cao năng lực các phòng kiểm nghiệm thuốc để có thể kiểm nghiệm đa số dược phẩm lưu thông trên thị trường.
2.8. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra và tăng cường công tác hậu kiểm trong hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các cơ sở.
2.9. Xây dựng chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu như: cho vay vốn dài hạn, lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian đầu...
2.10. Nhà nước nên tạo điều kiện hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để dần dần nâng cấp cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
2.11. Tăng cường hệ thống tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuận lợi trong thanh toán thương mại.
2.12. Việc qui hoạch lại mạng lưới cung ứng phân phối thuốc tạo ra các kênh phân phối gắn với việc tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước để dần dần xoá bỏ sự chồng chéo, lập lại trật tự kinh doanh trong cung ứng thuốc là việc làm cần thiết, phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa phương.
Kết luận
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, vấn đề bức xúc và trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm của đơn vị mình. Bởi vì chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để thực hiện quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng và thực hiện các mục tiêu của mình. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng lại là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất các loại thuốc tân dược phục vụ cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí của mình trên thị trường dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng tín nhiệm, kết quả sản xuất kinh doanh tương đối tốt, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Có được kết quả như vậy một phần là do Công ty đã biết tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn trong giai đoạn mới: Thứ nhất, môi trường kinh doanh đã thay đổi, cung lớn hơn cầu. Thứ hai, yêu cầu của khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Thứ ba, sự cạnh tranh diễn ra không chỉ trong mỗi nước, cạnh tranh đã mang tính toàn cầu. Thứ tư, luật quốc tế và quốc gia ngày càng gắt gao hơn. Và khó khăn này càng nhân lên khi Việt Nam tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 2003. Vấn đề đặt ra đối với Công ty là làm sao có thể đứng vững ở thị trường trong nước (Vì khi cánh cửa AFTA rộng mở, hàng hóa Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước ASEAN khác ngay trên thị trường Việt Nam) và vươn tới thị trường các nước khác.
tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thương mại doanh nghiệp - Trường đại học KTQD Chủ biên: PGS.TS Đặng Đình Đào
NXB Thống kê 2001
2. Giáo trình Kinh tế thương mại - Trường đại học KTQD Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Duy Bột
PGS.TS Đặng Đình Đào Nhà xuất bản Giáo dục 2001.
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại - Trường đại học KTQD Chủ biên: PGS.TS Hoàng Minh Đường
TS Nguyễn Thừa Lộc Nhà xuất bản Giáo dục 2001.
4. Giáo trình Kinh doanh kho và bao bì - Trường đại học KTQD Chủ biên: PGS.TS Hoàng Minh Đường
Nhà xuất bản Giáo dục 2000 5. Quản trị Marketing
Philip Kotler
Nhà xuất bản Thống kê 2001 6. Quản lý chất lượng toàn diện Chủ biên: Phạm Bá Cửu Nguyễn Văn Chiên
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 2001
7. Các báo và tạp chí:
- Tạp chí Dược học
- Báo Sức khoẻ và đời sống
- Báo Sài gòn tiếp thị
9. Tài liệu của Tổng công ty dược Việt Nam và Cục quản lý dược Việt Nam 10.Tài liệu của Công ty Cổ Phần Dược liệu Trung ương 2.