Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
289,37 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Trường Đại học Kinh tế Huế được chính thức thành lập vào năm 2002 và hoạt động với tư cách là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Huế. Với sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Nhằm nâng cao kiến thức và tạo sự chuẩn bị cho đợt tốt nghiệp sắp tới, tôi đã đươc thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Môi Trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cán bộ và các hộ dân tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình đã tận tình giúp đỡ và cung cấp nhiều thông tin, tư liệu cần thiết và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trường Đại học Kinh Tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Lê Thanh An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đầy trách nhiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên khích lệ trong suốt thời gian học tập tại Đại học Kinh tế Huế. Đồng Hới, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Hà Minh Tuấn 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT RTSH : Rác thải sinh hoạt CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt TP : Thành phố TNHH : Trách nhiệm hữu hạn MTV : Một thành viên VSMT : Vệ sinh môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam MT : Môi trường PTĐT : Phát triển Đô thị BCL : Bãi chôn lấp QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBNN : Ủy ban Nhân dân BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường WTP : Willingness To Pay TCCP : Tiêu chuẩn cho phép 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tên đề tài : “Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, TP Đồng Hới, Quảng Bình ”. 1. Lý do nghiên cứu Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội những năm gần đây của TP Đồng Hới dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của lượng rác thải sinh hoạt, công tác quản lý RTSH trên địa bàn TP ngày càng trở nên khó khăn. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RTSH trên địa bàn TP Đồng Hới. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt. - Thực trạng hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt tại của công ty TNHH Một thành viên và Phát triển Đô thị Quảng Bình. - Mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân cho dịch vụ thu gom và xử lý rác thải. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu gom,vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Đồng Hới. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. - Phương pháp phân tích. 4. Kết quả nghiên cứu - Đề tài đã đề cập sơ bộ thực trạng của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới hiện nay. - Tìm hiểu được một số đánh giá của người dân đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình. - Từ những khó khăn và hạn chế của công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới. 6 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do nghiên cứu Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất cũng ảnh hưởng đến đời sống cuộc sống và môi trường nếu không được thu gom và xử lý. Do đó, tìm kiếm các giải pháp thu gom và xử lý chất thải trở thành vấn đề tiên quyết trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như cuộc sống của người dân. Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - văn hóa, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, Đồng Hới có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, chẳng hạn như Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, bãi biễn Nhật Lệ…. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã, áp lực xử lý rác thải và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, nhất là rác thải sinh hoạt. Lượng rác thải trên toàn thành phố Đồng Hới tăng qua các năm, từ 27.375 tấn (2001) tăng lên 30.293 tấn (2013), tăng 10,66% [2]. Vì vậy, đây là một vấn đề cần quan tâm đối với các cấp, ngành có liên quan và người dân trên thành phố Đồng Hới. Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố. Công ty được thành lập vào năm 2009 với mục tiêu góp phần cải thiện môi trường và tạo cảnh quan cho Đô thị. Hàng năm, số lượng rác thải sinh hoạt được Công ty thu gom là 27.349 tấn (2013). Tuy nhiên, tình hình vệ sinh môi trường Đô thị vẫn đang diễn biến phức tạp. RTSH luôn biến đổi tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế. Vì vậy, việc thu gom, vận chuyển và xử lý nếu không đáp ứng kịp thời sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm. Trong khi đó hiện trạng quản lý RTSH đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, các cấp lãnh đạo Tỉnh, Thành phố luôn đặc biệt quan tâm và coi đó là mục tiêu quan trọng cần có biện pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới nhằm góp phần cải thiện hiệu quả phương thức quản lý RTSH trên địa bàn TP Đồng Hới trong tương lai. 7 Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao chất lượng môi trường tài TP Đồng Hới, tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài : “Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, TP Đồng Hới, Quảng Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới, từ đó đưa các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, góp phần nâng cao môi trường trên địa bàn TP Đồng Hới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt. -Thực trạng hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt tại của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình. - Tìm hiều mức sẵn lòng chi trả của người dân trong việc nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn sàng chi trả của người dân. - Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu gom,vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu 3.1.1. Số liệu thứ cấp Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như : Hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Các số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, các báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, tài liệu từ Phòng Quan trắc môi trường tỉnh… Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu qua sách, báo, mạng internet và khóa luận các khóa trước. 8 3.1.2. Số liệu sơ cấp Phương pháp khảo sát thực địa để tìm hiểu tình hình chung về thực trạng phát thải rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể là TP Đồng Hới. Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra 60 hộ gia đình nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình trên địa bàn TP Đồng Hới. 3.2. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.1. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê sử dụng để tổng hợp các hiện tượng kinh tế - xã hội theo các chỉ tiêu được lựa chọn, trình bày trong các bảng, biểu đồ. 3.2.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp sử dụng để lượng hóa giá trị môi trường thông qua phỏng vấn người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hóa dịch vụ môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét. Trên cơ sở đó, bằng thống kê xã hội và kết quả thu được từ các phiếu điều tra, người ta sẽ xác định được giá trị môi trường của khu vực cần đánh giá. Cụ thể, trong phương pháp này, người dân sẽ được hỏi về mức giá sẵn sàng chi trả để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực mình sinh sống thông qua một tình huống kịch bản giả định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng rác thải tại TP Đồng Hới như nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng rác thải… Và tình hình quản lý rác thải của người dân đang sinh sống trên địa bàn và công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vị nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 9 - Phạm vị không gian : Nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi thời gian : Từ ngày 20 – 2 đến ngày 9 – 5. 5. Hạn chế trong nghiên cứu - Thời gian thực tập tại đơn vị còn ngắn nên chưa nắm rõ được phương thức hoạt động của công ty. - Đề tài chỉ thực hiện điều tra 60 hộ gia đình nên chưa thể hiểu hết được nhận thức của người dân đối với vấn đề thu gom và xử lý rác thải. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận thì nội dung của đề tài được chia thành 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2 : Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới. 10 [...]... NÂNG CAO HI U QU X LÝ RÁC TH I SINH HO T C A CÔNG TY TNHH MTV MÔI TR N G VÀ PHÁT TRI N Ô TH QU N G BÌNH TRÊN A BÀN THÀNH PH NG H I 2.1 Sơ lược về công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình 2.1.1 Quá trình thành lập Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô Thị Quảng Bình được thành lập vào năm 2009, trên cơ sở tổ chức lại Ban quản lý Dự án vệ sinh môi trường và. .. của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình 2.2.1 Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Đồng Hới Đồng Hới là trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình Sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ cao đã đặt ra cho thành phố một áp lực lớn về mặt môi trường Hàng năm, môi trường. .. trường thành phố phải tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải và chất thải rắn, với qui mô năm sau cao hơn năm trước Về thành phần và lượng phát sinh rác thải trên địa bàn thành phố Đồng Hới bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp và một số loại rác thải khác Lượng phát sinh của các loại rác thải này là khác nhau và thay đổi theo từng năm.Theo báo cáo của công ty TNHH MTV Môi trường. .. khoảng 22,5 ha do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và phát triển đô thị Quảng Bình quản lý, vận hành Bãi rác được đưa vào hoạt động năm 2008 Hiện nay cơ sở thu gom trên địa bàn thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch với khoảng 80 - 85 tấn rác/ ngày Đối với rác thải thuộc TP Đồng Hới, huyện Bố Trạch và một số xã ở huyện Quảng Ninh thì rác thải ở hộ gia đình , chợ, các cơ sở hành chính, trường học… sẽ... chuyển và thay thế những xe đã xuống cấp để bảo đảm yêu cầu vận chuyển đạt hiệu quả và an toàn c Quá trình xử lý rác thải tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch - Giới thiệu chung : Bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch được xây dựng trên địa bàn xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích khoảng 22,5 ha do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và phát triển đô thị Quảng Bình quản lý, ... tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nhà nghỉ từ đó số lượng rác thải từ các hoạt động này cũng tăng lên Chất thải tại tỉnh Quảng Bình được công ty TNHH MTV Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Binh trực tiếp quản lý, giám sát, thu gom, vận chuyển và xử lý Bãi rác lớn nhất của tỉnh là bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch được xây dựng trên địa bàn xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng diện... nói,cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội cũng như sự tăng trưởng của dân số thì vấn đề ô nhiễm đang là một vấn đề vô cùng cấp bách Đối với Quảng Bình, một tỉnh đang có những bước tăng trưởng về kinh tế thì đây cũng là vấn đề đáng lo ngại Theo số liệu của công ty TNHH MTV Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình thì năm 2009,lượng rác thải thải ra bình quân của tỉnh Quảng Bình vào khoảng 14.600... và Công ty TNHH Một thành viên công trình đơn vị Hiện nay Công ty là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố Đồng Hới và các khu vực lân cận Công ty đăng ký kinh doanh vào ngày 12 tháng 8 năm 2009 với vốn điều lệ là 54.800.000.000 đồng, chủ sở hữu là Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình Công ty đặt trụ sở tại 34 Trần Quang Khải, Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng. .. 14.600 tấn/năm,đến năm 2010, rác thải phát sinh đã tăng lên đến 16.425 tấn/năm, và đặt 18.250 tấn/năm vào năm 2011 Về cơ cấu thì lượng rác thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tương đối phức tạp bao gồm rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác thải xây dựng và rác thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp Thành phần chiếm chủ yếu là rác thải hữu cơ, ngoài ra còn có các thành phần khác như : kim... nghiệp Thành phần rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tình rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt Xác định thành phần của chất thải có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự lựa chọn phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom Nó là tiền đề tại điều kiện cho công tác quản lý rác thải . sinh hoạt tại TP Đồng Hới, từ đó đưa các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, góp phần nâng cao môi trường. lý rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, TP Đồng Hới, Quảng Bình . 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về xử lý rác thải sinh. Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, TP Đồng Hới, Quảng Bình ”. 1. Lý do nghiên cứu Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội những năm gần đây của TP Đồng