Hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình tại thành phố Đồng Hớ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 44 - 47)

- Đơn vị kinh doanh, nhà hàng, khách sạ n: Thành phần chất thải bao gồm:

2.3.2. Hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình tại thành phố Đồng Hớ

- Khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình trong tổng số 60 hộ được điều tra được thể hiện rõ ở bảng sau :

Bảng 2.9 : Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ điều tra

Khối lượng rác thải Số hộ ( hộ ) Tỷ lệ ( % )

Dưới 1 kg 27 45 1 kg – 2 kg 17 28,33 2 kg – 3 kg 12 20 3 kg – 4 kg 3 5 Trên 4 kg 1 1,67 Tổng 60 100

( Nguồn : Số liệu điều tra, 2014)

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy khối lượng rác thải sinh hoạt trung bình hàng ngày của mỗi hộ gia đình chủ yếu là dưới 1 kg/ngày chiếm 45%. Các hộ có khối lượng rác lượng trung bình hàng ngày là từ 1 kg – 2 kg chiếm 28,33% với 17 hộ, từ 2 kg – 3 kg mỗi ngày là 12 hộ chiếm 20%. Chiếm tỉ lệ ít nhất là các hộ có khối lượng rác trên 4 kg/ngày với 1 hộ chiếm 1,66%, còn lại 5% là các hộ có khối lượng rác thải sinh hoạt

trung bình hàng ngày từ 3-4 kg. Tuy nhiên đây là khối lượng rác những ngày bình thường, còn như những ngày Tết, lễ thì khối lượng rác thải còn cao hơn nhiều.

Có sự khác biệt lớn trong khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của những hộ điều tra như vậy nguyên nhân một phần do có sự khác biệt về số lượng thành viên trong mỗi gia đình và thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi gia đình là khác nhau. Đối với những hộ gia đình có nhiều thành viên thì nhu cầu cho hoạt động sinh hoạt là nhiều hơn, vì vậy lượng rác thải sinh hoạt sẽ nhiều hơn những hộ có ít thành viên. Thu nhập của mỗi hộ gia đình là khác nhau, xu hướng chi tiêu vì thế cũng khác biệt, đối với những hộ gia đình có thu nhập cao thì thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn nên lượng rác thải cũng sẽ nhiều hơn những hộ có thu nhập thấp.

- Thực trang phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra : Tiến

hành điều tra 60 hộ gia đình để xem xét tình hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình thu được những kết quả sau :

+ Hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt

Đối với một thành phố đang phát triển như Đồng Hới thì lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày là vô cùng lớn và có xu hướng ngày một gia tăng, bởi vậy việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là một điều hết sức cần thiết. Nó mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom thuận lợi hơn và tạo điều kiện để tái chế và tái sử dụng một số loại rác thải. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm ngân sách cho hoạt động thu gom, xử lý và làm giảm diện tích của bãi rác đồng thời phát triển hoạt động tái chế và tái sử dụng từ đó tiết kiệm tài nguyên, chi phí khai thác nguyên liệu. Có thể nói lợi ích từ hoạt động phân loại rác thải tại nguồn là rất lớn giúp quản lý rác thải tốt hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì mức độ thường xuyên phân loại rác thải của mỗi hộ là khác nhau, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Mức độ thường xuyên phân loại RTSH của các hộ điều tra

Mức độ thường xuyên phân loại Số hộ gia đình Tỷ lệ ( % )

Rất không thường xuyên 3 5

Không thường xuyên 37 61,67

Bình thường 15 25

Rất thường xuyên 0 0

Tổng 60 100

( Nguồn : Số liệu điều tra, 2014 )

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy trong tổng số 60 hộ gia đình được hỏi cho ra 5 kết quả khác nhau. Chỉ có 3 hộ được hỏi trả lời là họ rất không thường xuyên phân loại rác chiếm 5%. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là 61,67% hộ trả lời là họ không thường xuyên phân loại rác trước khi thu gom với 37 hộ. Tiếp đó có 15 hộ cho rằng mức độ phân loại rác thải của họ diễn ra bình thường với 25%. Có 5 hộ trả lời rằng họ thường xuyên phân loại rác chiếm 8,33%. Tuy nhiên không có hộ nào trả lời là họ rất thường xuyên phân loại rác thải tại nguồn. Có thể nói hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt của một số hộ dân trên địa bàn thành phố Đồng Hới diễn ra chưa đồng bộ và họ xem hoạt động phân loại rác là hoạt động không liên tục, tự phát và không thường xuyên.

Khi được hỏi về mức độ quan trọng của hoạt động phân loại rác tại nguồn từ các hộ được điều tra cũng thu nhiều kết quả khác nhau, thể hiện dưới bảng sau :

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác của các hộ điều tra

Mức độ quan trọng Số hộ gia đình Tỷ lệ ( % )

Rất không quan trong 0 0

Không quan trọng 17 28,33

Bình thường 24 40

Quan trọng 17 28,33

Rất quan trọng 2 3,33

Tổng 60 100

( Nguồn : Số liệu điều tra, 2014 )

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy không có hộ cho rằng việc phân loại rác là rất không quan trọng chiếm 0%, có 17 hộ cho rằng việc phân loại rác là không quan trọng chiếm 28,33%. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là 40% với 24 hộ cho rằng việc phân loại rác là hoạt động bình thường. Như vậy nhưng hộ chưa biết tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn là rất lớn vì vậy ảnh hưởng nhiều đến việc phân loại rác của họ. Bởi vậy, cần phổ biến kiến thức về phân loại rác cho người dân cũng như những hiểu biết về vệ sinh môi trường. Tuy nhiên vẫn có 17 hộ trả lời rằng việc phân loại rác là quan trọng chiếm 28,33 % và 2 hộ trả lời rằng đây là việc rất quan trọng chiếm 3,33 %.

Có thể nói phân loại rác thải tại nguồn là một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên đối với địa bàn thành phố Đồng Hới thì hoạt động này diễn ra không thường xuyên và không hiệu quả. Vì vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn của các cấp các ngành trong việc nâng cao kiến thức của người dân về vấn đề môi trường. Đồng thời nên thí điểm hoạt động phân loại phân loại rác tại nguồn trên một địa bàn nhất định, nếu kết quả thuận lợi thì nên lan rộng trên cả địa bàn từ đó nâng cao hiệu quả thu gom, tiết kiệm được nguồn rác thải có thể tái chế tái sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý rác thải.

+ Hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt

Dụng cụ chứa rác chủ yếu của các hộ gia đình dùng sọt rác. Khi được hỏi thì có tới 48 hộ gia đình trả lời rằng họ chứa ở ở sọt rác chiếm 80%, có 12 hộ trả lời rằng họ dùng túi ni lông chiếm 20%.

Theo số liệu điều tra thì có 100% các hộ gia đình đều tham gia và hệ thống thu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w