Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của công ty TNHH MTV MT và PTĐT Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hớ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 33 - 40)

- Đơn vị kinh doanh, nhà hàng, khách sạ n: Thành phần chất thải bao gồm:

2.2.2.Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của công ty TNHH MTV MT và PTĐT Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hớ

MTV MT và PTĐT Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hới

a. Thu gom

Hệ thống thu gom rác áp dụng hiện nay là thu gom bằng thùng kết hợp với xe đẩy tay. RTSH được thu gom bằng xe đẩy tay đến từng nhà hoặc thu gom bằng thùng đặt nơi công cộng. Tiếp đến là chất lên xe ép rác và kết thúc tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch.

Địa bàn phục vụ thu gom là toàn thành phố Đồng Hới. Thu gom toàn diện tại các phường nội thị, tại các xã chủ yếu thu gom tại các khu vực ven trục đường chính, các chợ và các điểm tập kết rác nhất định. Thành phố Đồng Hới có dân cư

Rác thải sinh hoạt Bãi rác Điểm tập kết Rác dọc đường Xe đẩy tay Xe ép rác Thùng

tương đối đông đúc, giao thông đường xá cũng khá thuận lợi, ít kiệt và hẻm nhỏ cho nên hoạt động thu gom diễn ra tương đối tốt. Trung bình công nhân vệ sinh thuộc công ty MTV MT và PTĐT Quảng Bình tiến hành thu gom rác tại các hộ gia đình 1 ngày/lần và quét đường 2 ngày/lần. Tuy nhiên đối với những ngày lễ, Tết thì hoạt động này diễn ra không thường xuyên và thường 2 – 3 ngày công nhân mới thu gom một lần. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của công ty MTV MT và PTĐT Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hới được miêu tả ở sơ đồ sau :

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác tại TP Đồng Hới

(Nguồn : Công ty TNHH MTV MT và PTĐT Quảng Bình, 2014)

Rác thải sinh hoạt được tập kết ở các thùng xốp cổng mỗi gia đình, thùng rác công cộng hoặc điểm tập kết nhất định được công nhân vệ sinh thu gom lên những xe đẩy tay sau đó rác thải được bốc lên các xe ép rác, từ đó vận chuyển ra bãi rác chung để xử lý.

Công nhân vệ sinh phục vụ cho hoạt động thu gom của Công ty bao gồm 138 người, chia làm 2 đội. Thời gian tiến hành thu gom rác gồm 2 ca : Ca 1 từ 3h30 đến 6h30 sáng, ca 2 từ 14h30 đến 16h30 chiều.

Để đảm bảo tốt công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở địa bàn, Công ty TNHH MTV MT và PTĐT Quảng Bình đã cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật cho đội ngũ công nhân vệ sinh của Công ty, được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.4: Dụng cụ và bảo hộ lao động của công nhân vệ sinh tại TP Đồng Hới

Loại Đơn vị Số lượng

Chổi Cây/người/tháng 4

Xẻng Cái/người/năm 1

Đồng phục Bộ/người/năm 2

Găng tay Đôi/người/năm 12

Giày Đôi/người/năm 2

Nón Cái/người/năm 2

Áo mưa Cái/người/năm 1

Khẩu trang Cái/người/năm 12

(Nguồn: Công ty MTV MT và PTĐT Quảng Bình, 2014)

Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom của công nhân thu gom là tương đối đầy đủ, phù hợp để đáp ứng nhu cầu công việc đồng thời bảo vệ sức khoẻ người công nhân cũng như giúp cho các công tác thu gom nhanh chóng và hợp vệ sinh. Ngoài ra công nhân vệ sinh được trả lương và bảo hiểm y tế trích từ tiền thu phí thu gom rác. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho nâng cao hiệu quả thu gom của công nhân thu gom rác trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

b. Vận chuyển

Xe vận chuyển lấy RTSH tại điểm thu gom rác ở mỗi hộ gia đình, ở các chợ và cơ quan trường học rồi tập trung tại những điểm tập kết nhất định. Điểm giao nhận rác thường thay đổi, không cố định do sự phản ánh của các hộ dân sống gần khu vực tập kết rác về mùi hôi và kém vệ sinh. Các điểm hẹn nằm rải đều theo lộ trình thu gom. Tuy nhiên, do rác thải thường có mùi hôi thối, đồng thời ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan nên thường gặp phải sự phản ánh của người dân tại địa điểm tồn tại điểm hẹn. Do vậy, các điểm hẹn thường không tồn tại ở một vị trí cố định mà chỉ do công nhân quy định với nhau. Thành phố Đồng Hới có 16 phường, xã thì trung bình mỗi phường, xã có khoảng 15 điểm tập kết rác. Nhìn chung thì các điểm hẹn này

không đồng nhất về khoảng cách, vị trí các điểm tập kết rác nằm xa khu dân cư, đặt ở những chỗ thuận lợi cho xe ép vào lấy.

Công ty TNHH MTV MT và PTĐT hiện nay có 8 xe ép rác thực hiện công tác vận chuyển với khối lượng 80 – 85 tấn rác mỗi ngày đến xử lý tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch. Phương tiện vận chuyển rác thải của Công ty được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.5: Thiết bị vận chuyển rác của Công ty MTV MT và PTĐT Quảng Bình

Thiết bị Tính chất Số lượng Xe ép rác Hino 6 tấn 1 Hino 4,5 tấn 3 Hyundai 4,5 tấn 3 Hyundai 7 tấn 1

Xe đẩy tay Dung tích 0.40 m3 180

(Nguồn: Công ty TNHH MTV và PTĐT Quảng Bình, 2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào bảng 2.5 có thể nói các phương tiện vận chuyển của công ty tương đối đầy đủ. Tuy nhiên do hoạt động nhiều năm nên chất lượng đã không còn tốt và xuống cấp nhiều. Vì vậy trong tình hình rác thải phát sinh trên địa bàn ngày càng tăng thì cần bổ sung thêm nhiều phương tiện để chuyên chở rác, nâng cấp thêm trong hệ thống vận chuyển và thay thế những xe đã xuống cấp để bảo đảm yêu cầu vận chuyển đạt hiệu quả và an toàn.

c. Quá trình xử lý rác thải tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch

- Giới thiệu chung : Bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch được xây dựng trên

địa bàn xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích khoảng 22,5 ha do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và phát triển đô thị Quảng Bình quản lý, vận hành với tổng chi phí khoảng 18 tỉ đồng phục vụ cho hoạt động chôn lấp rác thải cho thành phố Đồng Hới và một số xã ở huyện Bố Trạch.

+ Tình hình hoạt động của bãi rác: Bãi rác được đưa vào hoạt động năm 2008. + Hiện nay cơ sở thu gom trên địa bàn thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch với khoảng 80-85 tấn rác/ngày.

+ Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp tại bãi chôn lấp rác gồm 6 người. Trong đó có 1 tổ trưởng, 1 nhân viên kỹ thuật và 4 công nhân.

Chôn phủ rác San gạt,đầm nén Phun, rắc chế phẩm Đổ rác tại ô chứa

Cân rác tại trạm cân Xe vận chuyển

+ Số lượng xe ép rác chuyên dụng vận chuyển rác gồm 8 xe.

+ Hóa chất sử dụng: Chế phẩm sinh học khử mùi hôi, tăng phân hủy rác; Bokashi, chế phẩm EM thứ cấp, thuốc diệt ruồi, vôi bột.

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ xử lý tại bãi rác

(Nguồn : Công ty TNHH MTV MT và PTĐT Quảng Bình, 2014)

- Tổng mặt bằng khu vực: 22,5 ha gồm các phần chính:

+ Khu chôn lấp rác thải : bao gồm bãi chôn lấp rác và hệ thống thu gom nước mưa, nước thải (7 ha).

+ Hồ xử lý nước thải: bao gồm hồ kỵ khí, hồ tùy nghi, hồ hiếu khí : 1 ha. + Đường giao thông xung quanh bãi rác và hệ thống thu gom nước mưa vòng ngoài: 1,1 ha.

+ Công trình phụ trợ: nhà điều hành, trạm bơm, trạm cân, trạm bơm tuần hoàn, gara xe và kho: 300 m2.

+ Vành đai cách li cây xanh và khu dự trữ đất lấp bãi rác: khoảng 13 ha.

Quá trình vận hành và xử lý CTRSH tại bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch được thực hiện tương đối hợp vệ sinh, đúng quy trình, thực hiện phun thuốc diệt ruồi (1 lần/tháng), khử mùi hôi (2 lần/tuần). Tuy nhiên, do đường bờ bao quanh bãi rác chưa được lót bạt chống thấm nên vấn đề vệ sinh môi trường tại bãi rác chưa đạt yêu cầu và do số lần phun thuốc diệt ruồi, khử mùi thấp nên hiệu quả vẫn chưa cao.

- Quy trình vận hành xử lý rác thải

Rác thải được xe ép rác chở vào vị trí ô chôn lấp, qua quá trình xử ý bằng các chế phẩm sinh học bokashi, chế phẩm EM thứ cấp , vôi bột, thuốc diệt ruồi, muỗi… Sau đó được xe san ủi tạo thành từng lớp và phủ đất chôn theo đúng quy trình. Nước rỉ rác được chảy vào hệ thống thu gom và tập trung về khu xử lý trước khi xả ra môi trường.

+ Ô chứa rác : Bãi rác được phân chia thành 2 khu vực, rác được chôn theo thứ tự các ô chứa từ phía Bắc đến phía Nam gần hồ xử lý, kích thước mỗi ô chứa rác theo chiều dài bãi rác là 20m, theo chiều ngang là 50m. Mỗi ô chứa rác được phân chia thành nhiều lớp. Mỗi lớp có chiều dày không quá 2,5 m được phủ một lớp đất sét dày 10-15cm và nén chặt.

+ Đổ và ép rác : Công tác đổ rác được thực hiện sau khi cân rác lần đầu tiên, đổ rác phải thực hiện đúng vị trí các ô đổ rác. Việc ép rác được thực hiện bằng cách cho máy ủi rác chạy qua nhiều lần (ít nhất 4 – 5 lần) chiều dày ép rác không quá 30cm. Sau thời gian một tuần khi rác được ép chặt đủ chiều dày và đầy ô chứa rác thì tiến hành phủ rác bằng đất, ép chặt bằng máy ủi.

+ Xử lý bằng hóa chất : Nhằm giảm thiểu mùi hôi phát tán từ quá trình phân hủy rác và hạn chế sự sinh sôi phát triển của ruồi nhặng, tiến hành phun hóa chất theo đúng định kỳ cụ thể: Phun khử mùi hôi 3 ngày/lần ( Bokashi, chế phẩm EM thứ cấp), phun thuốc diệt ruồi: 1 tuần/ 1 lần, vôi bột rải 1 tuần/1 lần.

+ Lớp phủ bề mặt được thực hiện khi một phần nào đó của bãi rác được sử dụng xong, cụ thể như sau : Trồng cỏ chống xói lỡ và tạo cảnh quan. Lớp trên dày 40cm – Đất phủ và phân trộn được hình thành tại chỗ. Lớp dưới dày 60 cm – Đất phủ với tỷ lệ sét cao, dầm chặt.

- Chất lượng môi trường nước tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch [7]

Bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch luôn luôn duy trì và phát huy tốt công tác bảo vệ môi trường, trong đó chủ yếu là môi trường nước. Để kiểm soát tốt các ảnh hưởng trong quá trình xử lý gây tác động đến môi trường nước, Bãi rác đã phối hợp với Trung tâm quan trắc và kỹ thuật Môi trường tiến hành đo lấy mẫu và phân tích chất lượng nước trong khu vực và xung quanh bãi rác, thu được những kết quả sau đây :

+Đối với chất lượng nước ở bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch : Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do hoạt động vận hành của bãi chôn lấp gây rác, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước của bãi chôn lấp thu được những kết quả như sau:

Bảng 2.6 : Kết quả phân tích nước thải của bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch

1 BOD mg/l 56 100

2 COD mg/l 140 400 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Tổng Nitơ mg/l 38,8 60

4 Amoni (tính theo N) mg/l 26 25

(Nguồn : Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường, ngày lấy mẫu 12/12/2013)

Vị trí lấy mẫu tại ống dẫn nước thải ra môi trường. Kết quả phân tích ở bảng 2.6 so sánh vơi QCVN 25 : 2009/BTNMT (Cột 1) cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

+ Đối với nguồn nước ngầm tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích thu được những kết quả như sau :

Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ở bải rác chung Đồng Hới – Bố Trạch TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH 6,26 5,5 - 8,5 2 Chất rắn tổng số mg/l 207 ≤ 1500 3 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 148 ≤ 500 4 Clorua mg/l 8 ≤ 250 5 Crom (VI) mg/l 0,002 ≤ 0,05 6 Sắt mg/l 0,07 ≤ 5 7 Sunfat mg/l 12 ≤ 400 8 Xianua mg/l 0,002 ≤ 0,001 9 Nitrat (Tính theo N) mg/l 0,5 ≤ 15 10 Nitrit (Tính theo N) mg/l 0,002 ≤ 1,0 11 Amoni (Tính theo N) mg/l 0,05 ≤ 0,1 12 Coliform MPN/100 ml 26 3

(Nguồn : Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường, 25/9/2013) Vị trí lấy mẫu tại giếng khoan trong khuôn viên bãi rác. Từ kết quả phân tích và so sánh với QCVN 09:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm) cho thấy các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép chỉ riêng Colifom vượt tiêu

chuẩn cho phép cụ thể 8,7 lần. Quá trình vận hành bãi rác hiện tại chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước ngầm trong khu vực.

+ Đối với chất lượng nước mặt ở khe Chè, gần khu vưc bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích thu được những kết quả như sau :

Bảng 2.8 : Kết quả phân tích nước chất lượng nước mặt ở khe Chè

T

T Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 33 - 40)