Với mức ý nghĩa P-value = 0,158 lớn hơn α = 0,05 thì hệ số này không mang ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều đó cho thấy số người hiện đang sinh sống trong gia đình nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến mức sẵn sàng chi trả cho dịch vụ môi trường. Nguyên nhân là do lệ phí thu gom rác thải được tính theo đơn vị hộ gia đình vì vậy số người trong gia đình không ảnh hưởng đến lệ phí thu gom.
Như vậy, trong những yếu đưa vào mô hình đều thì các yếu tố được xác định là có ảnh hưởng đến mức WTP gồm : Thu nhập, nghề nghiệp và khu vực sinh sống. Đây là cơ sở để có những kiến nghị về mặt chính sách đối với vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
3.1. Mục tiêu cho công tác quản lý rác thải sinh hoat trên địa bàn thành phốĐồng Hới Đồng Hới
Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 mà trong đó TP Đồng Hới thí điểm thì có những sau đây:
Mục tiêu tổng quát :
- Quản lý tổng hợp rác thải rắn trên địa bàn thành phố nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững.
- Xây dựng hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt, theo đó chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường, nâng cao sức khỏe người dân và đảm bảo mỹ quan đô thị.
Mục tiêu cụ thể :
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 thì 80% chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Giảm 40% khối lượng túi ni lông sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 thì 90% khối lượng chất thải rác thải sinh hoạt tại các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. Giảm 65% khối lượng túi ni long sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mai so với năm 2013.
3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt củaCông ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình 3.2.1. Xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý rác thải sinh hoạt
Với khối lượng và tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt như hiên nay đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý rác thải ở Thành phố Đồng Hới.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng… nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn Thành phố. Vì vậy cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý rác thải sinh hoạt:
- Ban hành các quy định và chính sách khuyến khích việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, đặc biệt là giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông và tái chế chất thải hữu cơ.
- Hoàn thiện các quy định, cơ chế về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường với rác thải nhằm đảm bảo thu hồi chi phí thu gom, vận chuyển và có bù đắp một phần cho chi phí xử lý rác thải cho những năm tiếp theo.
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các cá nhân, tập thể thực hiện những dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý chất thải.
- Ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích, đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn.
- Hoàn thiện các quy định, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững tình hình môi trường chung của Thành phố, nâng cao hiệu quả quản lý.
- Mỗi phường nên có một người phụ trách quản lý về môi trường.
- Ban hành những quy định về khen thưởng và xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải. Ví dụ như đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa.
3.2.2. Tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân
Thu nhập là yếu tố có vai trò quan trọng đến mức WTP. Đối với những người có thu nhập thấp thì đời sống vật chất của họ sẽ khó khăn hơn vì vậy họ sẽ ít quan tâm đến vấn đề cải thiện môi trường. Thông thường mục tiêu trước mặt của nhóm người này là tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất. Ngược lại, đối với những người có thu nhập cao thì họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để tạo điều kiện cho môi
trường xung quanh khu vực sinh sống được trong lành hơn. Do đó cần có có những biện pháp nhằm tăng thu nhập của người dân sinh sống trên địa bàn TP Đồng Hới như tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế…
3.2.3. Xây dựng quỹ môi trường và mức thu phí vệ sinh hợp lý, khoa học