Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 60 - 61)

- Cần xây dựng quỹ môi trường để để chi trả cho các hoạt động và giải quyết

3.2.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý rác thải sinh hoạt

Nhận thức về vấn đề môi trường của người dân đóng vai trò quan trọng trong công cuộc nâng cao hiệu quả xử lý rác thải trên địa bàn TP Đồng Hới. Đối với người dân trên địa bàn TP Đồng Hới nhận thức về vấn đề cải thiện chất lượng môi trường chịu tác động rất nhiều bởi nghề nghiệp của họ. Đối với những người làm việc trong khu vực Nhà nước do có trình độ học vấn cao hơn và nhiều cơ hội được tiếp xúc với các văn bản, chính sách của Nhà nước hơn nên mong muốn một môi trường sống tốt hơn và có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy cần phải tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý rác thải sinh hoạt sâu rộng hơn trong mọi thành phần kinh tế và xã hội thông quả những biện pháp sau :

- Xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh. Khuyến khích tham gia vào hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi ni long, không đổ rác bừa bãi...

- Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác nâng cao nhận thức về quản lý rác thải và bảo vệ môi trường. Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình để truyền tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý rác thải.

- Đưa giáo dục môi trường vào các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi.

- Đưa nội dung quản lý chất thải vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp, quản lý Nhà nước (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom và vận chuyển chất thải theo đúng quy định...).

- Thực hiện các hoạt động thí điểm, các sáng kiến giúp cho việc quản lý chất thải tốt hơn.

- Tiến hành tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải sinh hoạt trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt theo phương thức 3R( reduce – giảm thiểu, reuse – tái sử dụng, recycle – tái chế ).

- Tổ chức các hoạt động cho người dân thấy được tác hại của rác thải sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống và sức khỏe của gia đình mình.

- Tăng ngân sách nhà nước cho các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w