Chỉ số các mức wtp : mức wtp trung bình của hộ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 53 - 57)

- Công tác thu gom của công nhân vệ sinh môi trường

kchỉ số các mức wtp : mức wtp trung bình của hộ

: mức wtp trung bình của hộ : mức wtp thứ k

: số hộ tương ứng với mức wtp

Bằng phương pháp bình quân gia quyền cùng với số liệu điều tra phỏng vấn, xác định mức WTP trung bình là 21.000 đồng/hộ.

Tổng hợp từ bảng số liệu trên ta xây dựng đồ thị mô tả mức sẳn lòng trả của các hộ gia đình như sau :

Biểu đồ 2.6: Mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình

(Nguồn : Số liệu điều tra, 2014)

2.3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ thugom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thành phố Đồng Hới. gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thành phố Đồng Hới.

Thiết lập mô hình hồi quy : Nhằm phân tích anh hưởng của các yếu tố thu nhập,

trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi, khu vực sống và số người trong gia đình đến mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra, thiết lập mô hình hồi quy như sau:

WTPi = β0 + β1 Inci + β2 Edui + β3Di + β4Agei + B5Vi + β6Nf + ui

Trong đó :

WTP : mức sẵn lòng chi trả (đơn vị : nghìn đồng) i: chỉ số quan sát thứ i (i=60)

β0 : hệ số tự do hay hệ số chặn βi : Hệ số hồi quy

Inc : Biến thu nhập (đơn vị : nghìn đồng) Edu : Biến trình độ học vấn (số năm đi học) D : Biến nghề nghiệp của người được phỏng vấn

= 1: Thành thị = 0: Nông thôn

D: Age:Biến tuổi tác V: Khu vực sống

V:

N : Số người trong gia đình ui : sai số ngẫu nhiên

Mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả : Trong quá trình thu thập, xử lý số liệu,

nghiên cứu đã đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng chính tới mức sẵn lòng chi trả WTP của người dân về dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử rác thải sinh hoạt. Chạy mô hình hồi quy được kết quả như sau :

Bảng 2.18 : Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến WTP

Chỉ tiêu Hệ số Tkd P-value Hệ số chặn 14,521 11,160 0,000 Thu nhập 0,001 4,362 0,000 Trình độ 0,03 0,345 0,731 Nghề nghiệp 1,522 3,007 0,004 Tuổi 0,006 0,368 0,717 Khu vực sống 3,467 7,989 0,000 Số khẩu 0,164 1,433 0,158 R2 0,868 - - Fkiểm định 58,051 - - Số mẫu quan sát 60 - -

( Nguồn : Xử lý số liệu điều tra, 2014 )

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả (WTP) thể hiện qua phương trình sau :

WTPi = 14,521 + 0,001Inc+ 0,03 Edu + 1,522D + 0,006Age + 3,467V + 0,164Nf + ui

Căn cứ vào Fkiểm định để có thể kết luận mô hình có ý nghĩa thống kê hay không, ta phải so sánh Fkiểm định với Flý thuyết. Có Fkiểm định = 58,051; Flý thuyết = F0,05(6,53) = 2,2754 suy ra Fkiểm định > Flý thuyết. Kết quả này cho thấy các biến trong mô hình trên xác định

là hoàn toàn chặt chẽ. Bên cạnh đó, hệ số tương quan bình phương của mô hình (R square – R2) nhận giá trị là 0,868. Điều này có nghĩa các biến đưa vào mô hình đã giải thích 86,8% sự thay đổi của WTP, còn lại 13,2% là do các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thành phố Đồng Hới :

- Ảnh hưởng của thu nhập

Biến thu nhập được xác định là có ảnh hưởng tới mức WTP. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thu nhập thêm 1 triệu đồng thì WTP có thể tăng thêm 1 nghìn đồng. Dấu dương của hệ số ước lượng chỉ ra rằng thu nhập càng tăng thì mức WTP càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng khi thu nhập tăng thì nhu cầu về chất lượng môi trường của con người có cao hơn so với khi có mức thu nhập thấp. Vì vậy, người có thu nhập cao sẽ có xu hướng sẵn sàng chi trả cao hơn cho hàng hóa dịch vụ môi trường. Thu nhập có tỷ lệ thuận với mức WTP.

Biểu đổ thể hiện mối quan hệ giữa WTP và thu nhập : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa thu nhập và WTP

(Nguồn : Xử lý số liệu điều tra, 2014)

Qua biểu đồ 2.7 có thể nhận thấy rằng đối với những cá nhân có thu nhập từ 3.000.000 đồng trở xuống thì mức WTP của họ chủ yếu từ 15.000 – 18.000 đồng thấp hơn so với mức sẵn sàng chi trả từ 20.000 - 25.000 đồng của những cá nhân có thu nhập cao hơn 3.000.000 đồng.

- Ảnh hưởng của nghề nghiệp

Biến nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong quyết định của mức WTP. Với mức ý nghĩa α = 0,01 cho thấy những người làm việc trong khu vực Nhà nước có mức sẵn sàng chi trả cho hàng hóa dịch vụ môi trường cao hơn 1.522 đồng so với

những người làm nghề khác ngoài khu vực Nhà nước. Biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa mức WTP và nghề nghiệp.

Biểu đồ 2.8: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và WTP

(Nguồn : Xử lý số liệu điều tra, 2014)

Dựa vào biểu đồ 2.8 cho thấy những hộ cán bộ viên chức Nhà nước có mức WTP bình quân là 23.722 đồng/hộ/tháng, người làm buôn bán tương ứng với mức WTP bình quân là 21.200 đồng/hộ/tháng, công nhân với mức WTP bình quân là 20.640 đồng/hộ/tháng, nông dân có mức WTP bình quân là 16.560 đồng tháng và nghề khác có WTP bình quân là 20.250 tháng. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do những người làm trong khu vực Nhà nước có cơ hội tiếp xúc với các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước nhiều hơn, trình độ học vấn của họ cao hơn so với những người làm việc ngoài khu vực Nhà nước nên họ nhận thức được tầm quan trọng của các dịch vụ môi trường và những lợi ích mà môi trường đem lại cho cuộc sống của họ. Chính vì vậy WTP cho hàng hóa dịch vụ môi trường của họ là cao hơn.

- Ảnh hưởng của trình độ học vấn

Trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đến mức WTP. Dấu (+) của hệ số ước lượng hàm ý rằng với các yếu tố khác không đổi, trình độ học vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức WTP. Theo kết quả từ mô hình, với giá trị P-value = 0,731 thì hệ số này không có ý nghĩa thống kê, phản ánh sự sẵn sàng chi trả giữa các cá nhân được hỏi không có sự khác biệt. Vì vậy, để khẳng định trình độ học vấn cao hay thấp có ảnh hưởng đến WTP hay không cần mở rộng quy mô của nghiên cứu.

- Ảnh hưởng của độ tuổi người được phỏng vấn

Qua kết quả hồi quy chưa thể khẳng định độ tuổi của người được phỏng vấn có ảnh hưởng như thế nào đến mức WTP. Tuy nhiên, hệ số này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này cho thấy độ tuổi của người được phỏng vấn cao hay thấp không có sự khác biệt trong nhu cầu cải thiện chất lượng môi trường.

Biến khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến mức WTP. Hệ số ước lượng mang dấu dương chứng tỏ những người sinh sống ở khu vực thành thị sẽ có mức sẵn lòng chi trả cao hơn những người sống ở khu vực nông thôn. Với giá trị P-value = 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy những người sinh sống ở khu vực thành thị sẽ có mức WTP cao hơn 3.467 đồng so với những ngưới sinh sống ở khu vực nông thôn.

Mối quan hệ giữa khu vực sống và WTP được thể hiện ở biểu đồ dưới đây :

Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa khu vực sống và WTP

(Nguồn : Xử lý số liệu điều tra, năm 2014)

Từ kết quả ở biểu đồ 2.9 thì mức WTP trung bình của khu vực thành thị là 23.260 đồng và WTP trung bình ở khu vực nông thôn là 17.840 đồng. Điều này chứng tỏ những người sinh sống ở thành thị sẽ quan tâm đến chất lượng môi trường sống hơn những người ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân một phần do chất lượng môi trường sống ở thành phố không được trong lành như khu vực nông thôn hoặc do thu nhập của người sống thành phố cao hơn người sinh sống ở nông thôn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty tnhh một thành viên môi trường và phát triển đô thị quảng bình, tp đồng hới, quảng bình (Trang 53 - 57)