MỤC LỤC trangLời cam đoan 4Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 11 1.1 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với
Trang 1VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Trang 2MỤC LỤC
trangLời cam đoan 4Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
11
1.1 Quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với chất lượng quản lý hoạt động
và với chất lượng đội ngũ CBQL của doanh nghiệp
Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL
Ở CÔNG TY TN VÀ PTĐT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
35
2.1 Đặc điểm hoạt động của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT 352.1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT 362.1.2 Đặc điểm khách hàng của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT 392.1.3 Đặc điểm công nghệ của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT 402.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TN và PTĐT
2.2.1 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo của
đội ngũ CBQL tại Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
43
2.2.2 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về cấp độ chuyên môn được đào
tạo của đội ngũ CBQL tại Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
45
Trang 32.2.3 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL tại Công ty TN và
2.3.2 Về mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút chuyên gia quản lý và mức
độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho CBQL mới được bổ nhiệm tại Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
56
2.3.3 Về mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm
CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
58
2.3.4 Về mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích đóng góp và
mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cho các loại CBQL tại Công
ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
59
2.3.5 Về mức độ hấp dẫn của chính sách và mức độ hợp lý của tổ chức đào
tạo nâng cao cho từng loại CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh
BR-VT
65
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CBQL Ở CÔNG TY TN VÀ PTĐT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015
Trang 43.2 Giải pháp1: Đổi mới chính sách thu hút và sử dụng CBQL giỏi
của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT đến 2015
81
3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao
trình độ cho từng loại CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT đến năm 2015
90
3.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của
Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT đến năm 2015
91
3.3.2 Xác định mức độ hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại
CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT đến năm 2015
93
3.3.3 Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho từng
loại CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT đến năm 2015
95
3.3.4 Ước tính mức độ chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty TN và PTĐT
tỉnh BR-VT sẽ đạt được nếu áp dụng các giải pháp đề xuất
107
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn thạc sỹ khoa học này được thực hiện theo sự hướng dẫn của GS.TS Đỗ Văn Phức và sự giúp đỡ của Công ty thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Em xin cam đoan công trình này là của em, được lập từ nhiều tài liệu
và liên hệ với số liệu thực tế để viết ra, không sao chép bất kỳ luận văn nào trước và chưa công bố ở đâu, dưới bất kỳ dạng nào
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2012
Nguyễn Hữu Quân Khóa: 2009-2011
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTCT : Bê tông cốt thép
BR-VT : Bà Rịa –Vũng Tàu
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ
CBQL : Cán bộ quản lý
NCKH : Nghiên cứu khoa học
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DN SXCN : Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
KS2 : Kỹ sư bằng 2
QĐ : Quyết định
QLNN : Quản lý nhà nước
QTKD : Quản trị kinh doanh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
ROA : Lợi nhuận/ tổng tài sản x100%
TN và PTĐT : Thoát nước và phát triển đô thị
XD-HTKT-VSMT : Xây dựng- hạ tầng kỹ thuật – vệ sinh môi trường
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến
môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công
nghiệp Việt Nam
12
Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp CBQL doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp (%)
18
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp Việt Nam năm 2010
19
Bảng 1.4 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với CBQL DNSX công
nghiệp Việt Nam (%)
20
Bảng 1.5 Mẫu bảng so sánh đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh
nghiệp theo chuyên gia tư vấn
23
Bảng 1.6 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DNSX công nghiệp
Việt Nam về mặt đào tạo chuyên môn ngành nghề
24
Bảng 1.7 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam
26
Bảng 1.8 Các nội dung đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp 27
Bảng 1.9 Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá tình hình nhân sự của DN 29
Bảng 1.10 Kết quả tổng hợp các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp 30 Bảng 1.11 Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho
CBQL giỏi của doanh nghiệp
31
Bảng 1.12 Kết quả tổng hợp các chỉ số của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng
cao trình độ cho các CBQL của doanh nghiệp
32
Bảng 1.13 Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ cho CBQL giỏi của doanh nghiệp
33
Bảng 2.1 Bảng so sánh kết quả hoạt động SXKD giữa các năm của Công
ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT giai đoạn 2009-2011
41
Trang 8Bảng 2.2 Ngành nghề được đào tạo của CBQL tại Công ty TN và PTĐT
tỉnh BR-VT
44
Bảng 2.3 Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về tỷ lệ % hợp lý của CBQL
theo cơ cấu ngành nghề được đào tạo của Công ty TN và PTĐT
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp tình hình giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống
của đội ngũ CBQL Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
Bảng 2.10 Bảng so sánh mức độ hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho
CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT và Công ty Công
trình đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011
Trang 9Bảng 3.9 Một số đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình
độ cho CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
104
Bảng 3.10 Chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh
BR-VT dự kiến đạt được khi thực hiện các giải pháp đề xuất
108
DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao
hoạt động của doanh nghiệp
13
Hình 1.2 Quá trình tác động của chất lượng quản lý đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp
Hình 2.3 Biểu đồ tình hình giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống của
đội ngũ CBQL tại Công ty TN và PTĐT tỉnh BR-VT
52
Trang 10
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn:
Sau khi học các môn chuyên môn của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của Đại học Bách khoa Hà Nội em nhận thức sâu sắc thêm rằng: Chất lượng quản lý quyết định nhiều nhất khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Và chất lượng đội ngũ CBQL quyết định chủ yếu chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp
Tiếp theo, sau gần 10 năm công tác ở Công ty em thấy năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh thật sự không cao, chứng tỏ chất lượng quản lý, chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty có nhiều điều bất cập;
Và cuối cùng là căn cứ vào chuyên ngành đào tạo và công tác của em trong tương lai Em đã chủ động đề xuất và được chấp thuận làm luận văn thạc sỹ với đề tài:
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1 Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh
Bà Rịa –Vũng Tàu trong thời gian qua cùng những nguyên nhân
Đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu trong thời gian tới
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQL tại Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu từ năm
2009-2011, định hướng phát triển của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu giai đoạn 2012 – 2015, từ đó đề xuất những giải pháp trọng yếu
Trang 113 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp mô hình hóa thống kê; điều tra, khảo sát; chuyên gia
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Lần đầu tiên tiếp thu phương pháp mới đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp cho Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu một cách bài bản, định lượng
Lần đầu tiên đề xuất những giải pháp sát hợp, cụ thể, mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
5 Nội dung của luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBQL của doanh nghiệp
trong kinh tế thị trường
Chương 2 Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty TN
và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Chương 3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Trang 12kinh doanh; nhận thức và đầu tư thỏa dáng cho quản lý doanh nghiệp
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể Doanh
nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh
tế Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch
vụ
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích phát sinh Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất,
bền lâu nhất có thể Theo GS TS Đỗ Văn Phức [14,tr 15], hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn
được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết Do đó, cần tính toán tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí tương thích Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm thường rất phong phú, đa dạng, hữu hình và vô hình (tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ
Trang 13năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn - việc làm, cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trương sinh thái, môi trường chính trị
- xã hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách - quy tính ra tiền cho tương đối chính xác
Theo GS TS kinh tế Đỗ Văn Phức [14,tr 16 và 17], mỗi khi phải tính toán, so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại
A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội và môi trường sinh thái như sau :
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới Trong
Trang 14bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so với các
đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh là vị thế cạnh tranh thấp kém hơn, là
bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn
Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh quyết định mức độ khó (dễ) đạt hiệu quả cao hoạt động của doanh nghiệp
Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới luôn chỉ ra rằng: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định
Quản lý doanh nghiệp viết đầy đủ là quản lý hoạt động của doanh nghiệp, nó bao gồm xác quản lý chiến lược và quản lý điều hành Quản lý chiến lược bao gồm: hoạch định chiến lược, thẩm định chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược Hoạch định chiến lược là xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm khách – hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược Doanh nghiệp làm ăn lớn khi có cạnh tranh đáng kể muốn đạt hiệu quả cao không thể không có chiến lược kinh doanh, quản lý chiến lược Quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng Quản lý doanh nghiệp một cách bài bản, có đầy đủ căn cứ khoa học là nhân tố quan trọng nhất của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 15Quản lý hoạt động của doanh nghiệp được nhìn nhận từ nhiều phương diện, từ
quá trình kinh doanh là thực hiện các thao tác tư duy, trí tuệ của 6 công đoạn sau đây:
Chọn các cặp sản phẩm – khách hàng ;
Cạnh tranh vay vốn;
Cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào;
Tổ chức quá trình kinh doanh;
Cạnh tranh bán sản phẩm đầu ra;
Chọn phương án sử dụng kết quả kinh doanh
Nếu có yếu kém dù chỉ trong một công đoạn nêu ở trên là hiệu lực quản lý kém, hiệu quả kinh doanh thấp
Theo quy trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện đồng bộ bốn loại công việc sau:
- Hoạch định: lựa chọn các cặp sản phẩm - khách hàng và lập kế hoạch thực hiện;
Giá thành sản phẩm
Hiệu quả kinh doanh
Chất lượng quản lý hoạt động của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Trình độ và động cơ làm việc của đa số người lao động
Chất lượng sản phẩm
Trang 16Chất lượng quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực quản
lý Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý Chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ Chất lượng của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của phương pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng
Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý khi có
tác động của chủ thể quản lý Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn biến, thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý Thay đổi, diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích cho con người, phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công việc quản lý được đánh giá bằng cách xem xét trực tiếp, sau đó xem chúng được xét tính đầy đủ đến đâu các mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên
cơ sở xem xét chất lượng (độ tin cậy) của các số liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng
Như vậy, khi các quyết định ở các loại công việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp có các căn cứ đầy đủ, chính xác là khi quản lý doanh nghiệp có chất lượng cao Khi tổ chức thực hiện tốt các quyết định đó người lao động trong doanh nghiệp sẽ hào hứng sáng tạo, năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao Tốc
độ tăng hiệu quả kinh doanh thường cao hơn tốc độ tăng chất lượng quản lý
Hình 1.3 Quan hệ giữa chất lượng quản lý với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh
Chất lượng quản lý doanh nghiệp
Trang 17Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu
xa, quan trọng nhất của tình trạng:
Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh;
Công nghệ, thiết bị lạc hậu;
Trình độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp;
Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;
Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán không có sức cạnh tranh;
1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL
doanh nghiệp
Theo GS TS Đỗ Văn Phức [14, tr 269], do phải trả lời câu hỏi: nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp cụ thể từ bao nhiêu lên bao nhiêu nên phải đánh giá Muốn đánh giá được phải dùng phương pháp đánh giá Phương pháp đánh giá càng có hàm lượng khoa học cao càng cho kết quả đánh giá có sức thuyết phục cao Trong khoa học và trên thực tế từ trước đến nay người ta đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL bằng cách tập hợp các kết quả đánh giá từng chức vụ, chức danh quản lý Theo chúng tôi cách thức này có khối lượng công việc rất lớn, phải có tiêu chuẩn từng chức vụ, chức danh; Tuy vậy, trong nhiều trường hợp từng cán bộ, toàn bộ CBQL đạt chuẩn (đảm bảo chất lượng) mà sức mạnh của cả tập thể (đội ngũ) CBQL của cơ quan (doanh nghiệp) hạn chế, ở một số trường hợp lại là yếu kém
Học viên chọn dùng phương pháp của GS TS Đỗ Văn Phức trước hết vì phương pháp này có cách tiếp cận từ phía công việc thay cho cách tiếp cận từ phía người CBQL; cách tiếp cận từ tính chất của loại công tác quản lý - loại công tác khó tách riêng kết quả và chi phí của từng công việc, tức là cách tiếp cận toàn cục thay cho cách tiếp cận cục bộ; cách tiếp cận ngược chiều: đi từ hiệu quả hoạt động đến chất lượng công tác quản lý đến chất lượng của cả đội ngũ CBQL đến mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút, mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ, mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ CBQL của doanh nghiệp; sau đó là phương pháp này là phương pháp chung đánh giá định lượng để có kết luận về mức chất lượng
Trang 18và các yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng của đội ngũ CBQL doanh nghiệp; các doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu và thực tế khác nhau về chất lượng đội ngũ CBQL và thực tế của các yếu tố khác nhau – mức độ hấp dẫn khác nhau của các chính sách nêu ở trên
Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp luôn chứng minh rằng, chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp cao đến đâu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao đến đó Chất lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết định
Cán bộ quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp hoặc tham gia, đảm nhiệm cả bốn loại (4 chức năng) quản lý ở doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người có quyết định bổ nhiệm và hưởng lương chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm của doanh nghiệp đó
Chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp là kết tinh từ chất lượng của các CBQL của doanh nghiệp đó Chất lượng CBQL doanh nghiệp phải được thể hiện,
nhận biết, đánh giá bởi mức độ sáng suốt trong các tình huống phức tạp, căng thẳng
và mức độ dũng cảm
Không sáng suốt không thể giải quyết tốt các vấn đề quản lý Các vấn đề, các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý rất nhiều, phức tạp và căng thẳng, liên quan đến con người, lợi ích của họ Do vậy, để giải quyết, xử lý được và nhất là tốt các vấn đề, tình huống quản lý người CBQL phải có khả năng sáng suốt Khoa học đã chứng minh rằng, người hiểu, biết sâu, rộng và có bản chất tâm lý tốt (nhanh trí và nhạy cảm gọi tắt là nhanh nhạy) là người có khả năng sáng suốt trong tình huống phức
tạp, căng thẳng Cán bộ quản lý SXCN phải là người hiểu biết nhất định về thị trường,
về hàng hoá, về công nghệ, hiểu biết sâu sắc trước hết về bản chất kinh tế của các quá trình diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về con người và về
phương pháp, cách thức (công nghệ) tác động đến con người Cán bộ quản lý phải là
người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, tư duy kiểu nhân - quả liên
hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì mới, tiến bộ, dũng cảm áp dụng những gì mới,
tiến bộ vào thực tế
Trang 19Quản lý theo khoa học là thường xuyên thay đổi cung cách quản lý theo hướng tiến bộ, là làm các cuộc cách mạng về cách thức tiến hành hoạt động nhằm thu được hiệu quả ngày càng cao Mỗi cung cách lãnh đạo, quản lý mà cốt lõi của nó là định hướng chiến lược, chính sách, chế độ, chuẩn mực đánh giá, cách thức phân chia thành quả là sản phẩm hoạt động và là nơi gửi gắm lợi ích của cả một thế lực đồ sộ Do vậy, làm quản lý mà không dũng cảm thì khó thành công
Bảng 1.2 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%)
tt Chức năng quản lý
Giám đốc công ty
Giám đốc
xí nghiệp
Quản đốc phân xưởng
2
Đảm bảo tổ chức bộ máy
Giám đốc (Quản đốc) doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là người phải quyết định lựa chọn trước hoạt động kinh doanh cụ thể có triển vọng sinh lợi nhất, các yếu
tố phục vụ cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh, phương pháp (công nghệ) hoạt động phù hợp, tiến bộ nhất có thể; phân công, bố trí lao động sao cho đúng người, đúng việc, đảm bảo các điều kiện làm việc, phối hợp các hoạt động thành phần một cách nhịp nhàng, đúng tiến độ; lo quyết định các phương án phân chia thành quả sao cho công bằng (hài hoà lợi ích), thu phục người tài, điều hoà các quan hệ Để đảm nhiệm, hoàn thành tốt những công việc nêu ở trên giám đốc (quản đốc) phải là người
có những tố chất đặc thù: tháo vát, nhanh nhậy; dũng cảm, dám mạo hiểm nhưng nhiều khi phải biết kìm chế; hiểu, biết sâu và rộng
Trang 20Bảng 1.3 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc DN SXCN Việt Nam 2010
DN SXCN
Quản đốc
DN SXCN
6 Có khả năng quyết đoán, khách quan, kiên
Trang 21Bảng 1.4 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý DNSX công nghiệp Việt Nam
Kiến thức kinh tế là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Kinh tế học đại cương, Kinh tế quốc tế, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế lượng, Kinh tế quản lý
Kiến thức quản lý là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Quản lý đại cương, Khoa học quản lý, Quản lý chiến lược, Quản lý sản xuất, Quản lý nhân lực, Quản lý tài chính, Quản lý dự án, Tâm lý trong quản lý doanh nghiệp
Kiến thức công nghiệp là kiến thức về kỹ thuật, công nghệ là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Vật liệu công nghiệp; Công nghệ, kỹ thuật cơ khí; Công nghệ, kỹ thuật năng lượng; Công nghệ, kỹ thuật hoá
Không dừng ở việc có kiến thức, theo Robert Katz cán bộ quản lý kinh doanh SXCN cần rèn luyện để có được các kỹ năng sau đây:
a Kỹ năng tư duy (Conceptua Skills)
Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với cán bộ quản lý nói chung, đặc biệt là các cán bộ quản lý kinh doanh Họ cần có những tư duy chiến lược tốt để đề ra đường
Trang 22lối, chính sách đúng: hoạch định chiến lược và đối phó với những bất trắc, những gì
đe doạ sự tồn tại, kìm hãm sự phát triển của tổ chức Cán bộ quản lý phải có khả năng
tư duy hệ thống, nhân quả liên hoàn có quả cuối cùng và có nhân sâu xa, phân biệt được những gì đương nhiên (tất yếu) và những gì là không đương nhiên (không tất yếu)
b Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ (Technical Skills)
Đó là những khả năng cần thiết của CBQL kinh doanh để thực hiện một công
việc cụ thể Ví dụ: thiết kế kỹ thuật, soạn thảo chương trình điện toán; soạn thảo các hợp đồng kinh tế; soạn thảo các câu hỏi điều tra nghiên cứu khách hàng v.v
c Kỹ năng nhân sự (Human Skills)
Kỹ năng nhân sự liên quan đến khả năng tổ chức động viên và điều động nhân
sự Cán bộ quản lý kinh doanh cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt
đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng nhân viên của mình Nhà quản trị phải biết cách thông đạt hữu hiệu, luôn quan tâm đến nhân viên, biết xây dựng không khí thân ái, hợp tác lao động, biết hướng dẫn nhân viên hướng đến mục tiêu chung Kỹ năng nhân
sự là đòi hỏi bắt buộc đối với quản trị viên ở mọi cấp quản trị
Các cán bộ quản lý kinh doanh đều cần có cả ba loại kỹ năng đã nêu ở trên, tuy
nhiên tầm quan trọng của mỗi loại kỹ năng thì thay đổi theo cấp quản lý Kỹ năng kỹ thuật giảm dần sự quan trọng khi lên cao dần hệ thống cấp bậc của các CBQL kinh doanh ở cấp càng cao các CBQL kinh doanh càng cần phải có kỹ năng tư duy chiến lược nhiều hơn Họ cần có những chiến lược quyết định có liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận Họ cần có khả năng tổng hợp lớn trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến các vấn đề phải giải quyết trong thực tiễn Kỹ năng nhân sự là cần
thiết đối với CBQL kinh doanh ở mọi cấp bởi vì CBQL kinh doanh nào cũng phải
làm việc với con người
Đội ngũ CBQL doanh nghiệp do những người CBQL hợp thành Chất lượng
(Sức mạnh) của đội ngũ đó không phải là kết quả của phép cộng sức mạnh của
những cán bộ trong đội ngũ Theo GS TS Đỗ Văn Phức [14,tr 277], chất lượng của
đội ngũ CBQL doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu về mặt toàn bộ và về mặt
Trang 23đồng bộ (cơ cấu) các loại Nhu cầu CBQL doanh nghiệp về mặt toàn bộ là lượng
CBQL đủ để thực hiện, giải quyết kịp thời, đảm bảo chất lượng các loại công việc, các vấn đề quản lý phát sinh Các loại CBQL doanh nghiệp được hình thành theo cách phân loại công việc quản lý doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp được tách lập tương đối thành quản lý chiến lược (lãnh đạo) và quản lý điều hành; CBQL doanh nghiệp bao gồm 2 loại quan trọng: loại CBQL điều hành - cán bộ đứng đầu các cấp quản lý và loại CBQL chuyên môn – phụ trách các bộ phận chứ năng
Theo GS TS Đỗ Văn Phức, phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp cho kết quả có sức thuyết phục cao khi:
1 Các tiêu chí được thiết lập phải xuất phát từ bản chất và bao quát các mặt của chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
2 Chất lượng dữ liệu bảo đảm Nếu là số liệu thống kê, như tình hình được đào tạo thì phải đầy đủ và là số liệu thật Nếu là dữ liệu điều tra, khảo sát; như điều tra, khảo sát chất lượng công tác thì phải đảm bảo mẫu hợp lý (đối tượng phải là những người trong cuộc, am hiểu, tâm huyết đại diện cho đội ngũ CBQL doanh nghiệp, đại diện cho cấp trên và đại diện cho những người chịu tác động của quản lý; quy mô đủ lớn, được hướng dẫn chi tiết, cụ thể) xử lý kết quả một cách khoa học
3 Chuẩn so sánh thực sự là chuẩn hoặc tạm coi là chuẩn.Trong vấn đề này chuẩn
so sánh để đánh giá là kết quả xin ý kiến chuyên gia hoặc là của đối thủ cạnh tranh thành đạt
4 Có cách định lượng từng tiêu chí, tương quan và tất cả các tiêu chí
Vận dụng cho chất lượng của cả đội ngũ CBQL doanh nghiệp chúng tôi thiết lập
3 tiêu chí đánh giá trên cơ sở sử dụng phối hợp kết quả đánh giá theo số liệu thống kê với kết quả đánh giá theo số liệu điều tra, khảo sát; phối hợp các kết quả đánh giá về mặt chất lượng được đào tạo, kết quả khảo sát đánh giá chất lượng công tác và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chuẩn so sánh là kết quả xin ý kiên chuyên gia Sau đây là cách tính toán, so sánh đánh giá từng tiêu chí:
1 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo của đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Trang 24Theo GS TS Đỗ Văn Phức: có thể đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp về mặt ngành nghề và trình độ chuyên môn được đào tạo theo hai cách tiếp cận:
1) Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp theo ma trận cơ cấu ngành nghề - trình độ;
2) Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề, về cấp độ được đào tạo
Sau đây là đánh giá theo cách tiếp cận 1: Lấy số liệu từ bảng tổng hợp tình hình
được đào tạo CBQL của công ty tính số lượng và % thực có theo trình độ ngành nghề;
so sánh với cơ cấu (%) theo chuyên gia tư vấn để đánh giá chất lượng
Bảng 1.5 Mẫu bảng so sánh đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp theo chuyên gia tư vấn
Được đào tạo
Số lượng 200…
Cơ cấu (%)
Cơ cấu (%) theo chuyên gia
Đánh giá mức độ đáp ứng
1 Trung cấp sau đó cao đẳng
hoặc đại học tại chức
2 Đại học chính quy kỹ thuật
5 Đại học chính quy kỹ thuật
chuyên ngành sau đó KS2 hoặc
cao học QTKD
Để có chuẩn so sánh đi đến đánh giá được chất lượng được đào tạo về mặt trình
độ chuyên môn ngành nghề của đội ngũ CBQL của công ty SXCN chúng ta sử dụng kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.6
Trang 25Bảng 1.6 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL DN SXCN VN về mặt đào tạo
chuyên môn ngành nghề
Đào tạo chuyên môn 2012- 2015 2016-2020
1 Số tốt nghiệp trung cấp sau đó cao đẳng
2 Số tốt nghiệp đại học chính quy kỹ thuật
3 Số tốt nghiệp đại học chính quy kinh tế
4 Số tốt nghiệp đại học kỹ thuật tại chức
5 Số tốt nghiệp đại học chính quy kỹ thuật
chuyên ngành sau đó KS2 hoặc cao học
lý doanh nghiệp này về chuyên môn cần được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành
và quản trị kinh doanh;
- Loại CBQL nghiệp vụ chuyên môn (trưởng, phó phòng, ban chức năng) Loại CBQL doanh nghiệp này về chuyên môn cần được đào tạo trước hết về nghiệp vụ chuyên môn, sau đó về kỹ thuật chuyên ngành và quản trị kinh doanh;
Cần tính được số lượng và phần trăm CBQL điều hành được đào tạo đủ cả kỹ thuật chuyên ngành và quản trị kinh doanh; số lượng và phần trăm CBQL chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo đủ cả nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành và quản trị kinh doanh…Sau đó cho điểm đánh giá định lượng mức độ đáp ứng, phù hợp
Trang 262 Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về trình độ (cấp độ) chuyên môn được đào tạo của đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Theo chúng tôi, loại cán bộ có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả điều hành ở cấp mình quản lý phải được đào tạo hai chuyên ngành đó từ đại học trở lên Loại CBQL nghiệp vụ chuyên môn phải được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn từ đại học trở lên, một phần (0,3) kỹ thuật chuyên ngành và một phần (0,3) trị kinh doanh
Cần tính được số lượng và phần trăm CBQL điều hành được đào tạo đủ cả kỹ thuật chuyên ngành và quản trị kinh doanh từ đại học trở lên; số lượng và phần trăm CBQL chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo đủ cả nghiệp vụ (từ đại học trử lên), kỹ thuật chuyên ngành với mức độ bằng 0,3 của đại học và quản trị kinh doanh với mức
độ bằng 0,3 của đại học…Sau đó cho điểm đánh giá định lượng mức độ đáp ứng, phù hợp
3 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Để có các dữ liệu, tính toán, so sánh đánh giá trước hết cần lập phiếu xin ý kiến, chọn mẫu (đối tượng xin ý kiến và quy mô); Tổng hợp, xử lý, tính toán, sử dụng kết quả xin ý kiến Hoạt động lãnh đạo, quản lý có diện rất rộng và chiều rất sâu Biểu hiện yếu kém rất nhiều theo các cách phân loại và theo các tầng nấc Theo chúng tôi
để đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL (quản lý chiến lược) và quản lý điều hành doanh nghiệp ta sử dụng các tiêu chí sau:
a Mức độ bỏ lỡ cơ hội; bất lực trước các vấn đề, tình huống nảy sinh;
b Mức độ chậm trễ trong giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống nảy sinh;
c Mức độ sai lầm khi giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống nảy sinh
Trên thực tế rất khó có được số liệu thống kê chính thức về các tiêu chí nêu ở trên
Do đó chúng ta cần xin ý kiến của những người trong cuộc, am hiểu, tâm huyết – nguồn số liệu thống kê không chính thức Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp và nếu được tổ chức tốt thì chúng ta có thể chọn mẫu điều tra: 15 - 25 phiếu của bản thân những người thuộc đội ngũ CBQL của công ty, 15 - 25 phiếu của cấp trên công ty và
15 - 25 phiếu của những người chịu tác động của quản lý Công ty Sau khi có được
Trang 27các kết quả điều tra (xin ý kiến) chúng ta nên tổng hợp kết quả theo tong loại đối tượng, xem xét mức độ khác nhau giữa chúng Tiếp theo cần tổng hợp kết quả của 3 loại
Tiếp theo cần so sánh kết quả điều tra với mức chấp nhận được, mức trung bình thực tế của các doanh nghiệp cùng ngành và mức độ của doanh nghiệp cùng loại thành đạt để đánh giá
Trong lãnh đạo, quản lý không thể không có chậm trễ, sai lầm (yếu kém), chỉ khác
nhau ở mức độ (tỷ lệ %) Khi chưa có mức chuẩn để so sánh có thể so với mức độ
chấp nhận được trình bày ở bảng 1.7
Bảng 1.7 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam
Biểu hiện về chất lượng công tác Giai đoạn
2011 - 2015 2016 - 2020
1 Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh
2 Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh
đạo, quản lý giải quyết, xử lý chậm đáng kể và
sai ít
20 12
3 Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh
đạo, quản lý giải quyết, xử lý chậm không
4 Số vấn đề, tình huống nảy sinh mà lãnh
Sau đây là bảng tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Trang 28
Bảng 1.8 Các nội dung đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp
Các tiêu chí chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp Điểm tối đa
1 Mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo theo
thống kê
20
2 Mức độ đáp ứng, phù hợp về cấp độ chuyên môn được đào
tạo theo thống kê
20
Sau khi cho điểm các mặt và cộng lại nếu:
Đạt từ 75 đến 100 điểm: xếp loại A
Đạt từ 50 đến 74 điểm: xếp loại B
Đạt dưới 50 điểm: xếp loại C
1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL DN
Theo GS TS Đỗ Văn Phức [12, tr283], yếu tố được gọi là nhân tố khi nó có tác động, ảnh hưởng đáng kể đến đối tượng nghiên cứu; khi trình bày về nhân tố cần nêu được tên cụ thể, sát với bản chất, nghĩa của nhân tố và cách xác định nhân tố đó; cần làm rõ cơ chế tác động làm tăng hoặc giảm của đối tượng nghiên cứu khi thay đổi nhân tố đó; cần nêu thực trạng và phương hướng tối ưu hoá nhân tố đó Vận dụng cho chất lượng của đội ngũ CBQL doanh nghiệp chúng tôi 5 nhân tố chính yếu và cũng là phương hướng nâng cao sau đây:
1 Mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu và quy hoạch thăng tiến CBQL doanh nghiệp cụ thể;
2 Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu thêm cán bộ quản lý giỏi và mức độ hợp lý của tổ chức đào tạo bổ sung cho CBQL mới được bổ nhiệm;
3 Mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL của doanh nghiệp cụ thể;
4 Mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cho các loại CBQL doanh nghiệp cụ thể;
Trang 295 Mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của chương trình, phương pháp đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL doanh nghiệp cụ thể;
Về mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu và quy hoạch thăng tiến
CBQL doanh nghiệp cụ thể Chất lượng của đội ngũ CBQL doanh nghiệp là mức độ đáp ứng nhu cầu nhân lực về mặt toàn bộ và cơ cấu các loại Như vậy, chất lượng của đội ngũ CBQL doanh nghiệp phụ thuộc đáng kể vào mức độ chính xác của kết quả xác định nhu cầu Mức độ chính xác của kết quả xác định nhu cầu và quy hoạch cán
bộ quản lý doanh nghiệp chỉ cao khi các cơ sở, căn cứ đầy đủ và tương đối chính xác Các cơ sở, căn cứ xác định nhu cầu CBQL doanh nghiệp là: các mục tiêu và chủ trương phát triển kinh doanh trong chiến lược; các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; hệ thống đinh mức quản lý; nhu cầu thay thế cho số CBQL về hưu và chuyển công tác Ngoài việc xác định nhu cầu CBQL doanh nghiệp còn cần có quy hoạch thăng tiến cho tất cả những người đã tốt nghiệp đại học có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, có triển vọng phát triển về mặt quản lý
Về mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút CBQL giỏi (chuyên gia quản lý) và mức độ hợp lý của việc tổ chức đào tạo bổ sung cho CBQL doanh nghiệp mới Chuyên gia quản lý doanh nghiệp là người giỏi cả về lý thuyết lẫn thực tế Khi chuyển sang kinh tế thị trường, khi đất nước hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới doanh nghiệp Việt Nam nào cũng thiếu chuyên gia quản lý Cuộc tranh giành chuyên gia quản lý ngày càng trở nên quyết liệt Doanh nghiệp chỉ giữ được và thu hút thêm được chuyên gia quản lý khi có chính sách hấp dẫn và cách thức thích hợp Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút chuyên gia quản lý là mức độ đáp ứng, phù hợp cả về mặt giá trị, cả về mặt cách thức của những cam kết trong chính sách thu hút với những
nhu cầu ưu tiên thoả mãn của ứng viên mục tiêu Đổi mới chính sách thu hút thêm chuyên gia quản lý cho doanh nghiệp trước hết phải thể hiện bằng những thay đổi hình thức đáp ứng nhu cầu của từng loại cán bộ và có mức độ hơn trước nhiều, hơn của đối thủ cạnh tranh trong cùng một thời gian Mức độ đáp ứng, phù
hợp càng cao tức là mức độ hấp dẫn càng cao Tổ chức đào tạo bổ sung là hoàn toàn cần thiết vì mục tiêu, các điều kiện của các doanh nghiệp khác nhau thường khác
Trang 30nhau Đào tạo bổ sung cần có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt theo bài bản Giữ và thu hút thêm được nhiều chuyên gia quản lý và đào tạo bổ sung hợp lý góp phần đáng kể làm tăng chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Sau khi thiết kế, lập luận, giải trình đề xuất đổi mới chính sách thu hút CBQL
giỏi của Công ty cần tập hợp kết quả vào bảng sau:
Bảng 1.9 Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá tình hình nhân sự của DN
Nội dung (Chính sách)
thu hút
Thực trạng của Công ty 2011
Của đối thủ cạnh tranh 2012
Đề xuất cho công ty 2012
Về mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm CBQL ở doanh nghiệp cụ thể Trong kinh tế thị trường tiêu chuẩn cán bộ quản lý doanh nghiệp khác rất nhiều so với trước đây Phải từ nội dung, tính chất, các yêu cầu thực hiện, hoàn thành các loại công việc quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường để đưa ra các tiêu chuẩn đối với CBQL doanh nghiệp Tiếp theo cần có quy trình tìm hiểu, phát hiện, đàm phán đi đến quyết định bổ nhiệm từng CBQL doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam phải là người tốt nghiệp đại học công nghệ chuyên ngành, đại học hoặc cao học QTKD, đại học hành chính và chính trị Khi chuyển sang kinh tế thị trường, gia nhập, hội nhập các doanh nghiệp cần bổ sung vào quy trình bổ nhiệm CBQL công đoạn: thi tuyển Như vậy, tiêu chuẩn càng sát hợp, quy trình xem xét càng hợp lý càng bổ nhiệm được người đảm bảo chất lượng Và như thế sẽ góp phần đáng kể vào việc đảm bảo, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp Ngoài việc đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm CBQL còn cần bổ sung các trường hợp miễn nhiệm (gạn đục) CBQL nếu chưa có góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
Về mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ CBQL doanh nghiệp cụ thể Đánh giá chất lượng công tác quản lý,
Trang 31đánh giá thành tích của CBQL là công việc rất quan trọng và vô cùng phức tạp đòi hỏi trí tuệ bậc cao Chính sách, giải pháp, biện pháp quản lý thường có tác động tích cực hoặc tiêu cực sau một khoảng thời gian nhất định, đôi khi khá dài Khi chúng ta không nghiên cứu nghiêm túc, công phu để đưa ra phương pháp đánh giá hợp lý sẽ dẫn đến kết luận chính sách, giải pháp, biện pháp và chủ của nó là CBQL đúng hay sai một cách áp đặt chủ quan Đối với người lao động trí óc mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá công lao, thành tích đóng góp có ý nghĩa vô cùng to lớn Khi phương pháp đánh giá hợp lý người CBQL doanh nghiệp sẽ làm việc say mê sáng tạo và tự đầu tư không ngừng nâng cao trình độ nhất là khi kết quả đánh giá đó được sử dụng để phân
biệt đãi ngộ Để đánh giá và đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản
lý phải tính toán, trình bày và so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành công nhất các chỉ số của về các mặt: thu nhập tháng bình quân; cơ cấu thu nhập: lương – thưởng bằng tiền – các loại khác như cổ phiếu, suất đi tu nghiệp, du lịch
ở nước ngoài ; quan hệ thu nhập bình quân của đội ngũ CBQL, của đội ngũ CMNV, của đội ngũ thừa hành Khi thiết kế và thực thi phương án đổi mới chính
sách đãi ngộ hợp lý hơn trước và hấp dẫn hơn của các đổi thủ cạnh tranh trong cùng một thời gian chất lượng của đội ngũ CBQL của Công ty cụ thể dần dần được nâng cao
Sau khi lấy số liệu thống kê, tính toán, giải trình các chỉ số của chính sách đãi ngộ thực tế nên tập hợp các kết quả vào bảng dưới đây:
Bảng 1.10 Kết quả tổng hợp các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp
Các chỉ số (nội dung) của
chính sách đãi ngộ
Thực trạng của công ty
Thực trạng của ĐTCT thành công nhất
Nhận xét đánh giá
1 Thu nhập tháng bình quân
2 Cơ cấu thu nhập
3 Quan hệ thu nhập bình quân
4.Thoả mãn nhu cầu cần ưu
tiên
Trang 32Sau khi tính toán, lập luận các chỉ số (nội dung) của chính sách đãi ngộ đề xuất đổi mới cho CBQL của công ty trong tương lai cần tập hợp kết quả vào bảng sau:
Bảng 1.11 Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho CBQL giỏi của doanh nghiệp
Nội dung của chính sách đãi ngộ Thực trạng
của Công ty
2011
Của đối thủ cạnh tranh
2012
Đề xuất cho Công ty
2012
1 Thu nhập tháng bình quân
3 Quan hệ thu nhập bình quân
4.Thoả mãn nhu cầu cần ưu tiên
Về mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của việc tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho các loại CBQL của doanh nghiệp cụ thể Đội ngũ
CBQL điều hành doanh nghiệp có hai loại cần luôn được quan tâm đầu tư đào tạo nâng cao trình độ là: loại cán bộ theo chiều dọc - những cán bộ đứng đầu các cấp quản
lý và loại CBQL các bộ phận chức năng
Trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường doanh nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL doanh nghiệp Suất chi hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ lại phải đủ lớn thì mức độ hấp dẫn mới cao Suất hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ phải cao hơn của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một tương lai thì mức độ hấp dẫn mới cao hơn Đào tạo lại phải được tổ chức quy cũ, khoa học Đào tạo nâng cao cho các loại CBQL của doanh nghiệp là nhu cầu, đòi hỏi thường xuyên Khi chính sách đào tạo nâng cao trình độ của doanh nghiệp hướng theo tất cả các loại CBQL doanh nghiệp, mỗi loại có số lượng hợp lý, suất chi toàn bộ đủ lớn cho bất kỳ hình thức đào tạo nào trong hoặc ngoài nước là chính sách có mức độ
hấp dẫn cao Để đánh giá và đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao
trình độ cho từng loại CBQL doanh nghiệp phải tính toán, trình bày và so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành công nhất các chỉ số: số lượt – cán bộ được hỗ
Trang 33trợ đào tạo; %, suất hỗ trợ; tổng tiền và nguồn tiền hỗ trợ Khi đó người CBQL
của doanh nghiệp sẽ thực sự hứng khởi, có động cơ học tập đúng đắn và đủ mạnh, tìm cách khoa học nhất để thực sự nâng cao trình độ
Sau khi lấy số liệu thống kê, tính toán, giải trình các chỉ số của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của công ty thực tế nên tập hợp các kết quả vào bảng dưới đây:
Bảng 1.12 Kết quả tổng hợp các chỉ số của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho các CBQL của doanh nghiệp
Các chỉ số (nội dung) của
chính sách đãi ngộ
Thực trạng của Công ty
Thực trạng của ĐTCT thành công nhất
Nhận xét đánh giá
1 Số lượt - cán bộ được đào tạo nâng
cao trình độ bình quân hàng năm
2 Cơ cấu nguồn tiền chi cho đào tạo
Trang 34Bảng 1.13 Kết quả tổng hợp các đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho CBQL giỏi của doanh nghiệp
Như vậy, chỉ khi doanh nghiệp nhận thức được vị trí, vai trò của lãnh đạo, quản
lý doanh nghiệp; đột phá đầu tư, hoạch định và quyết liệt tổ chức thực thi tốt các chính sách về thu hút CBQL giỏi, hhỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ, thăng tiến, đánh giá và đãi ngộ cho từng loại CBQL doanh nghiệp thì chất lượng đội ngũ mới cao; khi đó chất lượng các công việc quản lý, các quyết định quản lý mới đảm bảo; hoạt động của doanh nghiệp mới đúng hướng, được vận hành và phối hợp nhịp nhàng; khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, vị thế của doanh nghiệp mới được cải thiện; hiệu quả kinh doanh được nâng cao dần
Nội dung của chính sách đãi ngộ Thực trạng
của Công ty
2011
Của đối thủ cạnh tranh
2012
Đề xuất cho Công
ty 2012
1 Số lượt - cán bộ được đào tạo nâng
cao trình độ bình quân hàng năm
2 Cơ cấu nguồn tiền chi cho đào tạo
3 Mức độ (%) hỗ trợ
4 Suất hỗ trợ
5 Tổng số tiền hỗ trợ đào tạo nâng
cao trình độ
Trang 35TÓM TẮT CHƯƠNG I
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp Cán bộ quản lý của doanh nghiệp là những người đầu tàu, lèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình đứng vững trước sóng gió, vượt bao phong ba bão táp
và về đích an toàn, đúng hành trình Làm thế nào để đánh giá được chất lượng của đội ngũ ấy, chỉ ra các nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao là vấn đề hết sức cần thiết
Chương này đã tổng kết, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp phục vụ cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBQL của doanh nghiệp
Những vấn đề lý luận nêu trên là thiết thực, bài bản làm cơ sở cho việc phân tích chất lượng CBQL phục vụ cho công tác tổ chức cán bộ có chất lượng hơn nhằm nâng cao năng suất lao động, tiến tới kinh doanh đạt hiệu qủa cao trong môi trường cạnh tranh hết sức khó khăn hiện nay của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY TN VÀ PTĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 2.1 Các đặc điểm hoạt động của Công ty TN và PTĐTtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu (gọi tắt là Công ty thoát nước và phát triển đô thị tỉnh BR –VT)
- Địa chỉ: Số 6, đường 3/2, phường 8, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Điện thoại: 064.3853125 Fax: 064.3511385
- Email: busadco@hcm.vnn.vn Website: www Busadco.com.vn
Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu (BUSADCO) Có 05 lĩnh vực hoạt động bao gồm:
- Hoạt động công ích trong lĩnh vực thoát nước đô thị;
- Dịch vụ tư vấn xây dựng tổng hợp và dịch vụ môi trường, thương mại;
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Đầu tư phát triển Dự án liên quan lĩnh vực xây dựng và vệ sinh môi trường;
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ;
Sơ đồ tổ chức quản lý điều hành Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Thông tin về đội ngũ CBQL của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu tổng số là: 53 người được thống kê chi tiết trong phụ lục 1 trong đó:
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
VĂN
PHÒNG
CÔNG TY
PHÒNG TÀI CHÍNH
PHÒNG KINH TẾ
PHÒNG
KỸ THUẬT
CÔNG TY
XÂY LẮP
BUSADCO
C.TY ĐT& PT ĐT BUSADCO
XN THOÁT NƯỚC TP.VT
XN THOÁT NƯỚC
TX BR
C.TY
KH & CN BUSADCO
CN BUSADCO MIỀN BẮC
Trang 37- Ban Tổng Giám đốc gồm: 01 Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc
- Văn phòng Công ty có: Chánh Văn phòng và 01 phó chánh văn phòng
- Chi nhánh BUSADCO Miền Bắc có: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 04 trưởng phòng (tài chính, kinh doanh, kỹ thuật, tổ chức) và 02 đội trưởng sản xuất
- Công ty Xây lắp BUSADCO có: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 03 trưởng phòng (tài chính, kỹ thuật, tổ chức) và 03 đội trưởng sản xuất
- Công ty Đầu tư và phát triển đô thị BUSADCO có: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 03 trưởng phòng (tài chính, kỹ thuật, tổ chức) và 03 đội trưởng sản xuất
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu là đơn vị hoạt động công ích và sản xuất kinh doanh 100% vốn Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty là doanh nghiệp hoạt động có 05 lĩnh vực hoạt động:
* Hoạt động công ích: sản phẩm hoạt động này mang tính chất hoạt động sản xuất và
cung ứng dịch vụ công ích mà Công ty thực hiện theo kế hoạch vốn ngân sách do UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giao mỗi năm với các công việc như sau:
Trang 38• Duy tu, duy trì nạo vét, bảo vệ, vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
• Làm chủ đầu tư, xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn và các công trình khác từ nguồn vốn ngân sách do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao;
• Quản lý các nguồn vốn ODA do UBND tỉnh BR-VT giao để đầu tư xây dựng
hệ thống thu gom, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh;
• Quản lý khai thác sử dụng hệ thống các hồ điều hòa, điều tiết, kênh, mương đê bao, các cống ngăn triều phục vụ yêu cầu thoát nước đô thị;
• Kiểm soát các nguồn xả từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các
cơ quan đơn vị đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị;
• Quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Nghiên cứu khoa học: Quá trình nghiên cứu khoa, học ứng dụng vào các công việc
thiết thực trong quá trình sản xuất kinh doanh gắn với công tác bảo vệ môi trường mà Công ty đang hoạt động:
• Công ty đã nghiên cứu ứng dụng các công trình khoa học, công nghệ bảo vệ môi trường: Cụm tời máy nạo vét cống ngầm thoát nước đô thị; Hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới cho các đô thị; Bể phốt đô thị Việt Nam; Cống tròn BTCT tất cả các loại kích thước; Cống hộp BTCT tất cả các loại kích thước; Hố ga BTCT đúc sẵn liên kết mối nối cống; Trạm xử lý nước thải phân tán; Cống điều tiết nước triều để súc rửa hòa loãng thoát nhanh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các kênh, mương, hồ “chết”; Thiết bị rung lắc để chế tạo các loại cấu kiện bê tông cốt thép;
• Hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống;
• Cung cấp hoặc chuyển giao công nghệ các sản phẩm khoa học;
Trang 39• Hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường; Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường; Kiểm định chất lượng các công trình khoa học
* Đầu tư và phát triển: Đầu tư kinh doanh các lĩnh vực liên quan lĩnh vực xây dựng
và vệ sinh môi trường:
• Hệ thống xử lý thoát nước thải, các chất thải rắn
• Sản xuất và phân phối nước sạch đô thị, nông thôn;
• Khai thác tài nguyên đất, nước, cát, đá;
• Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần
* Dịch vụ: Kinh doanh các loại hình dịch vụ liên quan lĩnh vực xây dựng và vệ sinh
môi trường:
• Tư vấn: Điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, nước thải, chất thải Lập dự án đầu tư xây dựng Đánh giá tác động môi trường Kiểm định chất lượng công trình Quản lý dự án các công trình xây dựng Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng Thẩm tra dự toán Thẩm tra thiết kế Lập hồ sơ mời thầu Giám sát thi công các công trình xây dựng chuyên ngành nước và vệ sinh môi trường Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường
• Hút hầm vệ sinh; Đấu nối hệ thống thoát nước cụ bộ vào hệ thống thoát nước chung; Bao tiêu trọn gói hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường cho các tổ chức và hộ gia đình
• Thu gom, chuyên chở các loại chất thải sinh hoạt đô thị và công nghiệp
• Kinh doanh vật liệu xây dựng, các thiết bị, phụ tùng ngành nước và vệ sinh môi trường
Trang 40* Nhận thầu thi công xây lắp: Thi công xây lắp các công trình liên quan lĩnh vực xây
dựng và vệ sinh môi trường mà Công ty có thế mạnh:
• Xây dựng các loại công trình chuyên ngành cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường;
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình điện dưới 35KV;
• Xây dựng các công trình nạo vét sông, hồ, bến cảng; Các công trình nông lâm thủy; Các công trình cầu, đường giao thông vận tải; Các công trình hoa viên
2.1.2 Đặc điểm khách hàng của Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
Các nhóm khách hàng chính, nhóm các bên có quyền lợi liên quan và phân khúc thị trường của Công ty được chia ra làm 03 nhóm như sau:
1 Nhóm 1: Nhóm khách hàng chính: các cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương: Các cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: là UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND đó là
sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Xây dựng, sở Tài chính, Kho bạc nhà nước… trong việc thẩm định, thẩm tra kế hoạch, hợp đồng, dự toán, nghiệm thu, thanh quyết toán cho các hoạt động dịch vụ, công ích và các dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nhóm khách hàng này chiếm 77% doanh thu hàng năm
2 Nhóm 2: Các cơ quan quản lý ngoài tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: là UBND các tỉnh
có quan hệ hợp đồng (mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán và lắp đặt… ) với Công ty TN và PTĐT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu Nhóm khách hàng này chiếm 12% doanh thu hàng năm
3 Nhóm 3: Các khách hàng khác: Đó là các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hàng
hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ do Công ty cung cấp Nhóm khách hàng này chiếm 11% doanh thu hàng năm
Về lĩnh vực hoạt động công ích Công ty là đơn vị duy nhất được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường, duy tu, vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -