Đối với hình thức thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam docx (Trang 41 - 46)

Một trong những phát minh quan trọng của con người đẩy nền văn minh của nhân loại tiến một bước dài là sự ra đời của tiền tệ. Tiền tệ ra đời và không ngừng được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm 2 mục đích chính : sự tiện lợi và an toàn. Qua nhiều hình thái phát triển, ngày nay bằng kỹ thuật hiện đại, tiền tệ đã đạt tới đỉnh cao của chất lượng : tiền điện tử - một phương thức TTKDTM tiên tiến và hiện đại. Thẻ thanh toán là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt đó. Thẻ thanh toán ra đời không những đạt được 2 mục tiêu nói trên mà còn thể hiện được tính văn minh, hiện đại của thời kỳ hiện đại hoá toàn cầu.

- Về trang thiết bị

Đây là thách thức lớn nhất do đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Các NHTM nói chung và sở giao dịch nói riêng cần dành 1 nguồn vốn thích đáng cho việc trang bị các thiết bị phục vụ cho quy trình thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là máy đọc thẻ và nghiên cứu đặt máy tại những nơi có điều kiện giao dịch thuận lợi, an toàn. Về phía NHNN cũng hỗ trợ thêm thông qua các nguồn vốn tài trợ kêu gọi được từ các tổ chức nước ngoài với lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu để cùng với hệ thống NHTM tạo 1 hệ thống CSHT căn bản ngay từ đầu cho các giao dịch bằng thẻ ở trong nước.

Ngoài ra, các ngân hàng nên thoả thuận với nhau để lắp đặt, trang bị máy móc thích hợp tại 1 đơn vị chấp nhận thẻ để tránh trường hợp nhiều ngân hàng cùng lắp đặt, trang bị máy móc tại 1 đơn vị.

+ Hợp tác với công ty cho thuê tài chính để thuê lại các máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại.

+ Các ngân hàng cần có sự hợp tác để quản lý và kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Để có thể quản lý và kiểm soát rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ thì trước hết các ngân hàng cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp thanh toán và sử dụng thẻ giả mạo, góp phần làm giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó, mỗi Ngân hàng phải tạo cho mình ký hiệu mật riêng, tránh rủi ro trong quá trình thanh toán.

+ Nhà nước cần có chính sách phối kết hợp ngân hàng với các ngành khác để mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm thu hút khách hàng thông qua việc lập chi nhanh mới tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và các phòng giao dịch đặt tại các khu vực dân cư phát triển.

Ngoài ra, phải có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ về chính sách thuế, về các quy định pháp luật để các NHTM Việt Nam có định hướng triển khai dịch vụ thanh toán thẻ góp phần phát triển xã hội lâu dài, thực hiện chủ trương ổn định tiền tệ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng... Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý kinh tế xã hội và pháp luật cần có sự quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực thanh toán thẻ, bổ sung những chính sách, quy chế, quy định tạo môi trường pháp lý đầy đủ và thuận lợi.

Về lâu dài, Nhà nước nên chú ý đến các vấn đề như tạo điều kiện làm tăng thu nhập cho người dan cho cán bộ - công nhân viên chức, không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, trình độ giao dịch của ngân hàng, giảm thiểu các loại phí trong việc đăng ký và sử dụng thẻ, mở rộng đối tượng sử dụng thẻ trên cơ sở xem xét lại điều kiện để được làm ứng viên chủ thể, tức là không phải cứ người nào có thu nhập cao mới được xem xét cấp thẻ vì điều này đã loại bỏ một số lượng lớn khách hàng.

Ta thấy việc áp dụng hình thức thanh toán thẻ là một bước đột phá mạnh mẽ của quá trình hiện đại hoá. Hiện nay, trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn, do vậy, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cũng như ngân hàng cần thấy được tầm quan trọng của thẻ thanh toán, từng bước khắc phục khó khăn nhằm phát huy hiệu quả của hình thức này. Có như vậy thì hoạt động thanh toán thẻ nước ta mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế phát triển.

Trên đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam nói chung và sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng. Ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới, hệ thống thanh toán của ngân hàng sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và hệ thống TTKDTM có thể vững bước trên con đường hội nhập với hệ thống thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Kết luận

TTKDTM có vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của nó là bước phát triển tất yếu của quá trình thanh toán, đánh dấu một bước tiến mới của nền văn minh nhân loại.

Trong thời gian qua, công tác TTKDTM của Việt Nam nói chung và của sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng đã gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp. Doanh số cũng như tỷ trọng của TTKDTM ngày càng tăng, khắc phục được những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo sự an toàn, tiện lợi cho các bên tham gia. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân từ phía Nhà nước, những nguyên nhân từ phía Ngân hàng và từ phía khách hàng. Nhận biết được các nguyên nhân này từ đó đưa ra hướng giải quyết là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của mọi cấp, mọi ngành đặc biệt là của ngành Ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công tác TTKDTM cần phải đổi mới, hoàn thiện và mở rộng hơn nữa, phấn đấu đưa công tác TTKDTM của Việt Nam sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sau một thời gian học tập tại trường, qua thực tế tại sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM em đã đưa ra một số giải pháp, tuy nhiên, với thời gian

khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em kính mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, các cán bộ trong Sở giao dịch và toàn thể các bạn để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại - NXB Chính trị Quốc gia

2. Một số “Tạp chí ngân hàng”, “Thị trường tài chính tiền tệ” và “Thời báo ngân hàng” các năm 2002, 2003, 2004.

3. “Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường tài chính” - Frederic S.Mishkin - NXB Khoa học và Kỹ thuật- 2002

4. Quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 20/2/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam về thể lệ TTKDTM

- Nghị định 30/CO ngày 2/5/1996 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc.

- Thông tư 07/TT-NH1 ngày 27/12/1996 về hướng dẫn thực hiện nghị định 30/CP.

- Quyết định số 371/2002/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/2002 về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng.

- Nghị định số 64/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam năm 2002, 2003, 2004.

- Báo cáo TTKDTM tại Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam năm 2002, 2003, 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam docx (Trang 41 - 46)