PHẦN BỔ SUNG

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT TỈNH pdf (Trang 27 - 30)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

PHẦN BỔ SUNG

Trong năm học 2012-2013, tôi đã tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” bằng “tình huống gợi vấn đề” trong dạy học môn Tin học lớp 11 tại trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng”. với những nội dung chính như sau:

- Tiếp tục tìm những “Tình huống gợi vấn đề” phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh.

- Chứng minh các tình huống đã chọn lọc đúng là “Tình huống gợi vấn đề” - Tổ chức áp dụng với đối tượng học sinh lớp 11 năm 2012-2013.

- Chọn nhóm học sinh áp dụng đề tài và học sinh không áp dụng đề tài để làm cơ sở đối chứng, thực nghiệm sư phạm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm và kết luận đề tài.

Sau đây là những nội dung thực hiện bổ sung trong năm học 2012-2013 được trình bày độc lập với phần trước của đề tài. Khi hết thời gian nghiên cứu các nội dung này sẽ được ghép nối chung với các nội dung đã trình bày trước để tại thành đề tài được hoàn chỉnh.

Những “Tình huống gợi vấn đề” áp dụng thêm trong năm học 2012-2013. 3. Áp dụng khi giảng dạy Bài 10: Cấu trúc lặp:

3.1. Chọn tình huống gợi vấn đề:

Học sinh đã học về Lệnh lặp với số lần lặp đã xác định, đã biết viết chương trình có dùng câu lệnh lặp mô tả thuật toán đơn giản. Giáo viên yêu cầu học sinh viết chương trình có dùng lệnh lặp với số lần lặp đã xác định cho bài toán: “Nhập từ bàn phím tuổi cha và tuổi con (hiện tại tuổi cha lớn hơn 2 lần tuổi con và tuổi cha hơn tuổi con ít nhất là 25). Đưa ra màn hình tuổi cha và tuổi con sau 20 năm.

Khi đó giáo viên sử dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” với “Tình huống gợi vấn đề” như sau:

Nhập từ bàn phím tuổi cha và tuổi con (hiện tại tuổi cha lớn hơn 2 lần tuổi con và tuổi cha hơn tuổi con ít nhất là 25). Đưa ra màn hình câu trả lời cho câu hỏi “Bao nhiêu năm nữa thì tuổi cha gấp hai lần tuổi con”.

Giáo viên gợi ý cho học sinh biết sau mỗi năm thì tuổi của cha và tuổi của con đều được cộng thêm 1 tuổi, học sinh có thể kiểm tra tuổi của cha đã gấp đôi tuổi của con chưa sau khi cộng thêm tuổi. Giả sử cho tuổi cha bằng 52, tuổi của con bằng 26 (phù hợp yêu cầu bài toán) thì học sinh có thể kết luận ngay “Sau 0 năm thì tuổi cha gấp đôi tuổi con”. Tuy nhiên nếu cho tuổi cha là 32 và tuổi con là 4 thì học sinh sẽ phải lặp lại việc cộng thêm 1 cho tuổi của cha và con rồi kiểm tra điều kiện. Vậy có thể sau 0 năm hoặc lặp lại việc cộng thêm một tuổi cho cả cha và con sau nhiều năm thì tuổi cha mới gấp đôi tuổi con.

Với những gợi ý đó vậy học sinh có thể kết luận không thể dùng lệnh lặp với số lần lặp đã xác định.

Tình huống đặt ra là “Vẫn lặp lại sau mỗi năm, tuổi cha và tuổi con được cộng thêm một nhưng phải kết luận được lặp lại sau bao nhiêu lần, vậy thì sử dụng cấp trúc lặp nào?”

Đây là một tình huống tồn tại vấn đề: Chứng minh:

- Tình huống trên là tình huống mới chưa có cách giải quyết: hiển nhiên vì học sinh chưa viết được chương trình để đưa ra đáp số bài toán.

- Tình huống có tồn tại vấn đề: việc dùng lệnh lặp nào để tìm ra đáp án bài toán là “ẩn số” vì học sinh chưa học về lệnh lặp với số lần lặp chưa xác định. - Tình huống có gợi nhu cầu nhận thức: học sinh đã học và viết chương trình

tính tuổi cha, tuồi con bằng lệnh lặp nhưng chưa đó chưa phải là cách giải quyết theo yêu cầu của bài toán này.

- Tình huống khơi dậy niềm tin ở khả năng của học sinh: Học sinh cũng muốn biết cách thức nào khác để lặp lại việc cộng thêm tuổi của cha và con và biết được sau bao nhiêu năm thì tuổi cha gấp đôi tuổi con vì sự “tò mò” này gắn với thực tế cuộc sống của mỗi học sinh.

3.2. Tổ chức dạy học “Nêu vấn đề”:

Giáo viên yêu cầu học sinh viết chương trình có dùng lệnh lặp với số lần lặp đã xác định cho bài toán: “Nhập từ bàn phím tuổi cha và tuổi con (hiện tại tuổi cha lớn hơn 2 lần tuổi con và tuổi cha hơn tuổi con ít nhất là 25). Đưa ra màn hình tuổi cha và tuổi con sau 20 năm.

Chương trình sẽ được viết như sau:

Progame Tuoi_cha_va_tuoi_con; Var tuoicha, tuoicon, nam : byte;

BEGIN

{Nhap tuoi cha va tuoi con}

Write(' nhap tuoi cua cha: (Tuoi cha > 30)') Readln(tuoicha);

Write(' nhap tuoi cua con: (Tuoi con < 5)') Readln(tuoicon); For nam: = 1 to 20 do Begin Tuoicha := Tuoicha + 1; Tuoicon := Tuoicon + 1; End;

Writeln(' Sau 20 nam, Tuoi cha = ', Tuoicha); Writeln(' Sau 20 nam, Tuoi con = ', Tuoicon); Readln;

END.

- Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề:

Giáo viên gợi ý vấn đề đặt ra là “Vẫn lặp lại sau mỗi năm, tuổi cha và tuổi con được cộng thêm một nhưng phải kết luận được lặp lại sau bao nhiêu lần, vậy thì sử dụng cấp trúc lặp nào?”

- Tìm giải pháp:

Giải pháp cho vấn đề chính là.

+ Sử dụng cấu trúc lặp với số lần lặp chưa xác định

Trong bước này giáo viên đã giới thiệu cho học sinh về câu lệnh sắp được học. Giáo viên hướng dẫn học sinh chia nhóm, tìm hiểu Sách giáo khoa Tin học trang 45, 46 để tìm hiểu về cấu trúc lặp với số lần lặp chưa xác định While-do.

Học sinh xuất phát từ vấn đề đã được gợi ý và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Trình bày giải pháp

Học sinh trình bày cú pháp, ý nghĩa cấu trúc lặp với số lần lặp chưa xác định While-do sau đó giáo viên giảng lại cho học sinh hiểu cú pháp lệnh.

Giáo viên gợi ý học sinh vận dụng cú pháp lệnh While-do để viết bộ lệnh giải quyết yêu cầu bài toán.

Nam: = 0;

While Tuoicha + Nam <> 2 * (Tuoicon + Nam) do Nam := Nam + 1;

Writeln('Sau ‘,Nam,’ nam, Tuoi cha gap doi tuoi con ');

Giáo viên diễn giải điều kiện của vòng lặp cũng là điều kiện do bài toán nêu ra, điều kiện đó là điều kiện dừng vòng lặp.

- Nghiên cứu sâu giải pháp:

Học sinh cần đào sâu nghiên cứu thêm về cấu trúc, cú pháp lặp với số lần lặ chưa xác định While – do, tìm hiểu thêm qua các ví dụ trong sách giáo khoa và vận dụng cấu trúc lặp While – do vào để viết các câu lệnh lặp giải quyết các bài toán đơn giản.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT TỈNH pdf (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w