KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM: 1 Mục đích thực nghiệm sư phạm:

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT TỈNH pdf (Trang 32 - 35)

1. Mục đích thực nghiệm sư phạm:

Nhằm thử nghiệm giả thiết đặt ra là nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 11 tại trường PT DTNT tỉnh Lâm Đồng giáo viên cần phải tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng, đưa ra các số liệu, minh chứng cho thấy điều đó.

2. Tổ chức thực nghiệm:

Năm học 2011-2012, tôi nghiên cứu lý luận và thử đưa ra một số Tình huống gợi vấn đề để áp dụng cho phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề”. Năm học 2012-2013, tôi đã tổ chức dạy học theo phương pháp này trên 2 lớp 11E, 11G.

Trên cơ sở trực tiếp giảng dạy theo phân công chuyên môn, tôi đã áp dụng những tình huống đã nghiên cứu và phần nghiên cứu bổ sung. Kết quả theo ghi nhận của bản thân, học sinh nắm rõ kiến thức hơn sau khi giải quyết được vấn đề.

Để minh chứng cho chất lượng học tập đã được cải thiện qua áp dụng đề tài, tôi đã chọn 2 lớp do cô Hà Thị Thu Trang giảng dạy để so sánh, đây là 2 lớp không được áp dụng đề tài. Kết quả của bài kiểm tra 1 tiết và kết quả bài thi cuối học kỳ (các lớp được kiểm tra cùng 1 bộ đề) được thể hiện qua 2 biểu đồ sau đây.

Qua biểu đồ chất lượng cho thấy đỉnh đồ thị học sinh lớp 11E và 11G ở vị trí <=8 còn đỉnh đồ thị học sinh lớp 11C và 11D ở vị trí <=6.5. Điều này chứng tỏ những học sinh được áp dụng đề tài có chất lượng học tập vượt hơn nhóm học sinh không được áp dụng đề tài.

Từ tháng 11 năm học 2012-2013, tôi đã nhận lớp của cô Hà Thị Thu Trang để dạy và tôi đã thử nghiệm một vài “Tình huống gợi vấn đề” trong đề tài đối với 2 lớp 11C và 11D, kết quả các học sinh của 2 lớp này cũng đã có sự tiến bộ trong việc thu nhận kiến thức bài học, các em nhớ lâu hơn những kiến thức trong các vấn đề do các em tự giải quyết.

Biểu đồ thống kê chất lượng học sinh qua bài thi HK1 năm học 2012-2013

Qua biểu đồ chất lượng cho thấy đỉnh đồ thị học sinh lớp 11E và 11G ở vị trí <=6.5 còn đỉnh đồ thị học sinh lớp 11C và 11D ở vị trí từ <=5 đến <=6.5. Điều này chứng tỏ những học sinh được áp dụng đề tài có chất lượng học tập tiến bộ. Tuy học sinh của 2 lớp 11C, 11D có chất lượng học tập thấp hơn nhưng cũng đã có phần nào tiệm cận với 2 lớp 11E, 11G được áp dụng đề tài từ đầu năm học.

3. Kết luận phần bổ sung:

Việc áp dụng đề tài là có hiệu quả, tuy nhiên không phải thực hiện trên mọi tiết học, mọi bài học mà chỉ dừng ở các bài học, nội dung học phù hợp mà giáo viên có thể

xây dựng được “Tình huống gợi vấn đề”. Vì vậy trong các tiết học khác, bài học khác, giáo viên có thể chọn phương pháp dạy học tích cực khác để lên lớp hoặc phối hợp trong một tiết học nhiều phương pháp để đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng của tiết học.

Giáo viên qua áp dụng đề tài có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn và đưa ra “Tình huống gợi vấn đề” để áp dụng cho phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”, đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của đề tài.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT TỈNH pdf (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w