đảm thi hành án dân sự
Một là, để khắc phục trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong vấn đề phối hợp với cơ quan thi hành án cần thường xuyên tổ chức các buổi dự thảo, chương trình hợp tác giữa các cơ quan, tích cực xây dựng quan hệ với các đơn vị, tổ chức trên địa bàn để các bên hiểu nhau và hỗ trợ cho nhau tích cực hơn, tạo điều kiện để biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thật sự được áp dụng dễ dàng.
Hai là, khi chưa cĩ văn bản quy định cụ thể, chi tiết hơn về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tác giả xin đề xuất phương án như sau: khi đã hết thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo luật định, Chấp hành viên cĩ thể ra một cơng văn duy trì hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án cho đến khi cĩ đủ căn cứ xử lý tài sản. Như vậy Chấp hành viên cĩ thể linh động về thợi hạn áp dụng để cĩ những tác nghiệp phù hợp trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự.
Ba là, cần phải cĩ một khoản tiền đặt trước khi nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đồng thời quy định rõ về hình thức bồi thường và mức bồi thường cụ thể. Đây chính là cơng cụ đắc lực và là cơ chế đảm bảo cụ thể để Chấp hành viên mạnh dạn áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà khơng phải lo lắng về trách nhiệm bồi thường đồng thời sẽ nâng cao trách nhiệm và vai trị của người được thi hành án trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự giải quyết vụ việc.
Bốn là, cần nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên thơng qua việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và kiểm tra hoạt động tổ chức thi hành án của họ. Bên cạnh đĩ cĩ chế độ, chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao để họ yên tâm cơng tác, khơng bị sự cám dỗ của vật chất làm suy thối đạo đức nghề nghiệp, làm sai lệch kết quả tác nghiệp trong khi tổ chức thi hành án.
Năm là, cần quán triệt những nội dung cơ bản của luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn cĩ liên quan để các Chấp hành viên, cán bộ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của ngành. Mặt khác, cần tổng kết, đánh giá cơng tác thi hành án các vụ việc theo từng tháng, từng quý trong năm để rút kinh nghiệm, đề ra phương pháp để thực hiện xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ của ngành.
Sáu là, tăng cường cơng tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn địa phương xây dựng chương trình cơng tác, tổ chức học tập, kiểm tra, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng kiến nghị. Thường xuyên tổ chức các buổi, xây dựng phong trào thi đua lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập ngành, thực hiện lời dạy của Bác Hồ đới với kiểm sát viên để làm động lực thực hiện tốt, xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên các đơn vị thi hành án trong tồn tỉnh đã cĩ nhiều cố gắng nhưng cịn thiếu về số lượng, năng lực, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ khơng đều vì vậy cần thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trên địa bàn tồn tỉnh.
Bảy là, cần thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự nĩi chung và về trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nĩi riêng. Đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng và các cơ quan, tổ chức cĩ liên quan để họ nhận thức rõ Chấp hành viên là người cĩ thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thơng tin về tài khoản của khách hàng và nghĩa vụ thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án để thi hành án.