MỤC LỤC
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án [13, tr5]. Với mục đích ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản, nhằm bảo toàn tài sản đó, đảm bảo điều kiện thi hành án, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chưa làm mất đi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng mà mới chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó của chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản.
Nếu người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì các tài sản không được tạm giữ có thể kể đến như số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; hay nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường thì cũng không phải là đối tượng của biện pháp tạm giữ tài sản của cơ quan thi hành án [19, K3Đ87]. “Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án xét thấy cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản có thể ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án thì có quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án.
Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó phải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Chấp hành viên tự mình ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án.
Hay Chi cục thi hành án dân sự huyện Quảng Trạch, khi thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 43/2002013/QĐ-ST của Tòa án nhân dân huyện Quảng Trạch tuyên vợ chồng ông Lê Bá Sĩ, bà Nguyễn Thanh Thảo phải trả cho bà Nguyễn Thị Mai 32.000.000 đồng, sau khi có quyết định thi hành án, căn cứ vào đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm của bà Thảo đề nghị tạm giữ chiếc xe môtô biển kiểm soát 73H 6990 nhãn hiệu Honda Lead, Chi cục thi hành án dân sự huyện Quảng Trạch đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe ô tô nêu trên để bảo đảm thi hành án. Mặt khác, từ khi Luật thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực đến nay, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới có tổng số vụ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là 26 vụ, tiếp đến là chi cục thi hành án dân sự huyện Quảng Ninh 20 vụ; Chi cục thi hành án dân sự Quảng Trạch 17 vụ; Chi cục thi hành án dân sự Lệ Thủy 15 vụ; Chi cục thi hành án dân sự Minh Hóa 10; Chi cục thi hành án dân sự Tuyên Hóa 10 vụ. Thứ nhất, luật quy định nếu Chấp hành viên phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản thì Chấp hành viên có thể ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án nhưng lại không quy định hay có văn bản hướng dẫn như thế nào là hành vi tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng… mà rất mơ hồ, các hành vi gọi là chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại mà Chấp hành viên dùng làm căn cứ để ra quyết định tùy thuộc vào ý chỉ quan, khả năng nhận thức của từng Chấp hành viên, từng trường hợp.
Thực tiễn nhiều trường hợp tài sản không chính chủ, việc đăng ký các giao dịch, kê khai thu nhập, tài sản chưa thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để, tài sản do người này sử dụng nhưng giấy tờ lại mang tên người khác, hoặc trước đó đã tiến hành mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản nhưng lại không làm thủ tục đăng ký để trốn thuế nên việc quản lý, nắm bắt các thông tin về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản, thu nhập khác của người phải thi hành án không thực hiện được, không có cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tra cứu, sử dụng khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự về tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Mức độ chịu trách nhiệm như thế nào, hình thức ra sao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể như xây dựng Hội đồng xác định trách nhiệm, thành phần Hội đồng, quyền hạn xử lý, hình thức xử phạt đối với cả trường hợp Chấp hành viên ra quyết định như giảm thi đua, thành tích và cả người có đơn yêu cầu như chịu mọi chi phí liên quan để cả hai chủ thể nêu trên có “trách nhiệm” với hành vi, yêu cầu của mình, tránh tình trạng việc nhà việc người không ảnh hưởng xấu tới bản thân nên cứ vô tư ra quyết định, vô tư làm đơn yêu cầu. Thực tiễn thi hành cho thấy có rất nhiều trường hợp tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba quản lý, sử dụng hoặc đang gửi giữ tại một địa điểm nhất định, nếu khi tạm giữ tài sản yêu cầu phải có mặt của đương sự thì gây khó khăn cho Chấp hành viên khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án về tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, nếu người phải thi hành án cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên sẽ không tạm giữ được tài sản dù biết tài sản đó là của người phải thi hành án nếu thời gian tự nguyện thi hành án chưa hết.
Đây chính là công cụ đắc lực và là cơ chế đảm bảo cụ thể để Chấp hành viên mạnh dạn áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà không phải lo lắng về trách nhiệm bồi thường đồng thời sẽ nâng cao trách nhiệm và vai trò của người được thi hành án trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự giải quyết vụ việc. Đặc biệt là đối với các tổ chức tớn dụng và cỏc cơ quan, tổ chức cú liờn quan để họ nhận thức rừ Chấp hành viên là người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài khoản của khách hàng và nghĩa vụ thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án để thi hành án.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng. Với những ưu điểm vượt trội như vậy, các biện pháp bảo đảm ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.