Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lĩnh vực lọc hóa dầu (LHD) là một trong các lĩnh vực đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, tình hình tài chính lành mạnh cùng một hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất công nghệ cao và đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật chuyên sâu. Việc xây dựng và vận hành sản xuất của doanh nghiệp LHD luôn phải bảo đảm tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ; bất kì rủi ro nào xảy ra trong quá trình vận hành đều có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về tài chính, kinh tế thậm chí là các thiệt hại to lớn về môi trường và con người. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp LHD, để tồn tại và phát triển bền vững, bên cạnh một chiến lược kinh doanh hiệu quả càng cần phải đặc biệt chú trọng xây dựng kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu nhằm giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, báo cáo đáng tin cậy và bảo đảm sự tuân thủ luật lệ, quy định, đặc biệt là các quy định về an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường. Công ty cổ phần LHD Bình Sơn là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực LHD tại Việt Nam, tiền thân là Công ty TNHH một thành viên LHD Bình Sơn, là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất Việt Nam. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa thành công vào tháng 01/2018, thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (CTCP) từ ngày 01/07/2018. Trong giai đoạn chuyển đổi từ công ty 100% vốn nhà nước sang mô hình hoạt động mới - CTCP hiện nay, CTCP LHD Bình Sơn đã bước đầu kiện toàn cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, xây dựng quy chế tiền lương theo mức độ hoàn thành công việc, ban hành các chính sách hoạt động và tài chính mới, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phù hợp với yêu cầu pháp luật đối với hình thức công ty cổ phần và kì vọng của các chủ nợ, các nhà đầu tư ngoài nhà nước... Tuy nhiên, do đang trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để thoái vốn nhà nước nên đặc thù hoạt động quản lý, kinh doanh của BSR có tính chất đan xen, phức tạp của một doanh nghiệp có vốn nhà nước và một doanh nghiệp đại chúng. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này diễn ra triệt để và nhanh chóng thích nghi với điều kiện hoạt động mới đòi hỏi Công ty phải tiếp tục đánh giá lại hoạt động quản lý, kiểm soát trong đó có KSNB tại doanh nghiệp nhằm xác định các hoạt động, quy định đã được thực hiện hiệu quả để tiếp tục duy trì cũng như các hoạt động không còn phù hợp, các hoạt động còn thiếu sự quản lý, kiểm soát để bổ sung, thay thế. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra và đạt được hiệu quả hoạt động, sự tin cậy của báo cáo, tránh các thất thoát về tài sản cũng như giành được sự ưa thích, tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường. Mặt khác tại Việt Nam, lọc hóa dầu là lĩnh vực mới xuất hiện trong gần một thập kỷ nay, ngoài Nhà máy LHD Dung Quất do CTCP LHD Bình Sơn vận hành hoạt động ổn định từ năm 2011, Nhà máy LHD Nghi Sơn (do Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn làm chủ đầu tư đã bắt đầu vận hành thương mại từ cuối năm 2018, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của CTCP LHD Bình Sơn. Trong một vài năm tới, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (do Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn làm chủ đầu tư) và một số nhà máy khác chế biến sâu sản phẩm từ dầu khí như sản phẩm hạt nhựa, khí hóa lỏng (LPG) sẽ bắt đầu sản xuất kinh doanh. Sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của ngành công nghiệp LHD tại Việt Nam đặt ra nhu cầu cần thiết nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn đối với KSNB của các doanh nghiệp LHD tại Việt Nam. Đối với riêng CTCP LHD Bình Sơn, áp lực cạnh tranh trực tiếp đến từ Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn và các nhà máy dự kiến đi vào hoạt động trong tương lai bắt buộc Công ty cần thực hiện các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý và kiểm soát. KSNB là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra đặc biệt trong việc kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá tình hình KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn hiện nay và vận dụng các lý luận về KSNB để hoàn thiện KSNB tại Công ty. Trên cơ sở các yêu cầu của thực tiễn như nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về mặt lý luận: Trên thế giới, KSNB đã được các tổ chức quan tâm nghiên cứu trong hơn một thế kỷ qua. Trong giai đoạn sơ khai, các kiểm toán viên quan tâm đến KSNB như một công cụ kiểm soát tiền và các tài sản khác. Sang đến giai đoạn hình thành, nhiều hướng dẫn về KSNB đã được các tổ chức như Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) ban hành, theo đó khái niệm KSNB không ngừng được mở rộng, không chỉ là những thủ tục để bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách mà còn kiểm soát thủ tục và quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, phải đến khi báo cáo COSO 1992 ra đời, đánh dấu sự phát triển đầy đủ, thống nhất và hệ thống hóa của KSNB. KSNB không chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các kiểm toán viên mà còn thể hiện tầm nhìn mang tính quản trị, bao hàm cả sự kiểm soát nội bộ trên phương diện hoạt động và tuân thủ. Trong đó, báo cáo đã nêu rõ 05 thành phần cơ bản KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Giám sát. Hiện nay, KSNB đang ngày càng được cập nhật, hoàn thiện và phát triển theo nhiều hướng phục vụ các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp như quản trị, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ hoặc phát triển chuyên sâu phù hợp với ngành nghề cụ thể (ngân hàng) và quy mô của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ). Năm 2013, nội dung về KSNB tại COSO 1992 đã được cập nhật tại COSO 2013 nhằm phù hợp với hoàn cảnh mới do sự thúc đẩy toàn cầu hóa, sự hoàn thiện của của các quy định, chuẩn mực và sự phát triển của công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, khung lý thuyết chung về KSNB để phục vụ cho mục đích quản trị của các lãnh đạo doanh nghiệp chưa được các tổ chức trong nước nghiên cứu, hướng dẫn dưới dạng văn bản độc lập mà thường được đề cập đến trong các văn bản quy định về kiểm toán dành cho các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán hoặc tại các giáo trình kinh tế trên cơ sở tổng hợp, kế thừa lý thuyết do các tổ chức quốc tế công bố trước đó. Về ứng dụng lý thuyết KSNB tại Việt Nam: Hệ thống luận văn về KSNB tại các trường đại học Việt Nam hiện nay khá phong phú, tập trung nghiên cứu ứng dụng lý thuyết KSNB vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nghề cụ thể với các khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều đã khái quát hóa lại lý luận về KSNB và vận dụng để phân tích thực trạng tại một đơn vị, một ngành nghề để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại đơn vị nghiên cứu. Hệ thống luận văn này đã góp phần nâng cao nhận thức chung về KSNB tại doanh nghiệp và có tính nghiên cứu, tham khảo, ứng dụng đối với các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động tương tự. Qua rà soát các công trình nghiên cứu ứng dụng trong nước đến nay, mặc dù có tương đối nhiều các công trình nghiên cứu ứng dụng KSNB tại doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề lĩnh vực tại Việt Nam, tuy nhiên có ít nghiên cứu về KSNB tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, lọc hóa dầu và xăng dầu. Trong quá trình thu thập và nghiên cứu các luận văn KSNB trong 05 năm trở lại đây, tác giả chưa tiếp cận được luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về KSNB tại doanh nghiệp lọc hóa dầu tại Việt Nam. Một số luận văn nghiên cứu trong thời gian gần đây về KSNB đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ con và/hoặc có yếu tố vốn nhà nước (tương tự quan hệ giữa PVN và BSR) như sau: - Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty 319” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nguyễn Mạnh Hùng (2017).“Luận văn đã khái quát các lý thuyết về KSNB trong đó đã phân biệt được KSNB và Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Luận văn đã xây dựng bảng câu hỏi khá chi tiết và phụ lục tương đối phong phú để minh họa cho các phân tích tình hình KSNB tại Tổng công ty 319, đánh giá được những ưu và nhược điểm của KSNB Tổng công ty, từ đó có những giải pháp để hoàn thiện KSNB.”Tuy nhiên các giải pháp hoàn thiện KSNB chưa bám sát kết cấu 5 yếu tố của KSNB theo COSO mới chỉ nêu giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch và hoạt động kiểm soát (thực chất nội dung là giám sát), đồng thời các giải pháp này còn chưa cụ thể áp dụng vào trường hợp của doanh nghiệp. - Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong Công ty Xuất nhập khẩu Minexport” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hoàng Minh Thắng (2017). Luận văn cơ bản đã tổng hợp được lý thuyết về KSNB và nêu được chi tiết phương pháp nghiên cứu. Luận văn xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn khá chi tiết làm cơ sở tổng hợp dữ liệu phân tích đánh giá KSNB tại doanh nghiệp. Luận văn đã đề xuất được các giải pháp tương đối chi tiết, cụ thể, khả thi để hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty Minexport. Nội dung phân tích thực trạng KSNB tại Công ty bám sát kết cấu 5 yếu tố tuy nhiên nội dung phân tích hoạt động kiểm soát tương đối sơ sài, thiếu nội dung và ví dụ minh họa. - Luận văn thạc sĩ: “Kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần” –Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Đoàn Thị Kim Vân (2019). Luận văn cơ bản trình bày được cơ sở lý luận cần thiết để phân tích KSNB tại doanh nghiệp, khái lược ảnh hưởng của mô hình hoạt động mẹ - con đến việc thiết lập, vận hành KSNB. Trên cơ sở đó phân tích tình hình KSNB tại Công ty theo 5 yếu tố cấu thành KSNB trong đó hoạt động kiểm soát tiếp cận theo các khoản mục/ nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB. Tuy nhiên nội dung đánh giá rủi ro mới nhận diện được các rủi ro đối với Doanh nghiệp và một số biện pháp ứng phó của Doanh nghiệp mà chưa làm rõ được quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết định hành động thích hợp với rủi ro. Mặt khác, các giải pháp đề xuất chưa chi tiết, tập trung áp dụng vào Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần. Trên cơ sở nghiên cứu độc lập và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đó, trên cơ sở tính cấp thiết của việc nghiên cứu KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn như phân tích tại mục 1.1 nêu trên, cũng như do có rất ít nghiên cứu về KSNB đối với công ty dầu khí, lọc hóa dầu và xăng dầu có vốn nhà nước tại Việt Nam nên tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB tại doanh nghiệp. - Thực trạng về KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn theo các yếu tố cấu thành KSNB. - Đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận nào về KSNB và KSNB trong doanh nghiệp lọc hóa dầu có vốn nhà nước? - Thực trạng về KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn như thế nào? - Những giải pháp nào để hoàn thiện KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ tại CTCP LHD Bình Sơn. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: CTCP LHD Bình Sơn. - Thời gian: Giai đoạn 2018 – 2019 và Quý I/2020. - Nội dung: Nghiên cứu 5 yếu tố cấu thành KSNB theo COSO bao gồm Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát tại CTCP LHD Bình Sơn. 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, bao gồm: •Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Bao gồm điều lệ doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, thông tin về hệ thống tài khoản, phương thức ghi sổ kế toán, phần mềm kế toán, cách thức theo dõi hàng tồn kho, chính sách và quy trình mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chính sách nhân sự, đánh giá rủi ro, giám sát…Thu thập hồ sơ, chứng từ thực tế để đánh giá tính hiệu lực của chính sách, quy trình tại doanh nghiệp… •Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: Thông tin liên quan cơ sở lý luận: Thu thập từ các giáo trình kiểm toán của các trường kinh tế, website của Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO), các luận văn nghiên cứu lưu trữ tại thư viện các trường kinh tế, các bài báo, luận văn điện tử trên các website kinh tế và tài liệu về KSNB và doanh nghiệp lọc hóa dầu. Các thông tin về doanh nghiệp: Dữ liệu thu thập qua website công ty, tin tức trên internet và thông tin công bố trên trang thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phân tích về doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp của các công ty chứng khoán. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, các dữ liệu được tổng hợp và phân loại theo 5 yếu tố của KSNB. Từ đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn, giữa kế hoạch và thực hiện, giữa thiết lập và vận hành thực tế để đánh giá sự hiện hữu và được quy định, thực hiện đầy đủ của 5 yếu tố. - Phương pháp trình bày: Kết quả nghiên cứu được trình bày bằng văn viết theo phương pháp diễn dịch và quy nạp, các số liệu, quy trình và minh chứng được thể hiện bằng bảng biểu, hình ảnh. 1.7. Ý nghĩa luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa khung lý thuyết về KSNB theo COSO và đặc điểm của doanh nghiệp LHD, doanh nghiệp có vốn đầu tư của DNNN ảnh hưởng đến KSNB. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu phân tích thực trạng KSNB tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn; từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện KSNB tại Công ty. Đề tài nghiên cứu còn là công trình tham khảo ban đầu cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực ngành nghề hoặc các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động tương tự. 1.8. Kết cấu của đề tài Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, các từ viết tắt, phụ lục, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn Chương 4: Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
Trang 1NGÔ HỒNG VIỆT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2020
Trang 2NGÔ HỒNG VIỆT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ SỐ: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
“Người hướng dẫn khoa học: TS TẠ THU TRANG
HÀ NỘI – 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan nội dung tại Luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu độclập của cá nhân tôi, với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Tạ Thu Trang, giảng viênViện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Các dữ liệu, thông tintại luận văn được thu thập, tổng hợp từ các nguồn dữ liệu rõ ràng, đáng tin cậy
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Người thực hiện Luận văn
Ngô Hồng Việt
Trang 4
Tôi xin chân thành các thầy cô tại Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tậpChương trình Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và phân tích cũng nhưtrong quá trình nghiên cứu, bảo vệ luận văn này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơnđến TS Tạ Thu Trang - người hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn, đóng góp ý kiến,giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tài chính - Kế toán, Khối nghiệp
vụ, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập thông tin, số liệu để xây dựng, hoàn thànhluận văn này
Trân trọng./
Ngô Hồng Việt
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu 6
1.7 Ý nghĩa luận văn 7
1.8 Kết cấu của đề tài 7
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI DOANH NGHIỆP8 2.1 Khái quát chung về Kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp 8
2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của Kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp 8
2.1.2 Hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ 10
2.1.3 Các yếu tố cấu thành và nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 11
2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp lọc hóa dầu có vốn nhà nước ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ 20
2.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp lọc hóa dầu ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ 20
2.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đến kiểm soát nội bộ 32
Trang 73.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 36
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn 36
3.1.3 Giới thiệu sơ lược về Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất 37
3.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn 38
3.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn 41
3.2.1 Môi trường kiểm soát 41
3.2.2 Đánh giá rủi ro 59
3.2.3 Hoạt động kiểm soát 67
3.2.4 Thông tin và truyền thông 80
3.2.5 Giám sát 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN 86
4.1 Đánh giá kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn 86
4.1.1 Những mặt đạt được 86
4.1.2 Những mặt hạn chế 90
4.1.3 Nguyên nhân 92
4.2 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại CTCP LHD Bình Sơn 93
4.2.1 Môi trường kiểm soát 93
4.2.2 Đánh giá rủi ro 94
4.2.3 Hoạt động kiểm soát 95
4.2.4 Thông tin và truyền thông 95
Trang 84.3.1 Đối với Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn 96
4.3.2 Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 97
4.3.3 Đối với cơ quan Nhà nước 97
KẾT LUẬN CHUNG 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9TT Ký hiệu Giải thích thuật ngữ
1 AICPA American Institute of Certificated Public Accountant
Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
2 ATMT An toàn môi trường
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 BDSC Bảo dưỡng sửa chữa
5 BTGĐ Ban Tổng Giám đốc
6 BSR Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
8 COSO Committee of Sponsoring Organization
Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ
9 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
10 ĐĐSX Điều độ sản xuất
11 ĐVVH Đơn vị vận hành
12 HĐQT Hội đồng quản trị
13 HĐTV Hội đồng thành viên
14 IFAC International Federation of Accountant
Liên đoàn kế toán quốc tế
15 ISA International Standard on Auditing
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
16 KPIs Key Performance Indicador
Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động
17 KSNB Kiểm soát nội bộ
18 KTKH Kinh tế kế hoạch
20 NM LHD Nhà máy lọc hóa dầu
22 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
23 SAS Statements on Auditing Standards
Tuyên bố về Chuẩn mực kiểm toán (Hoa Kỳ)
Trang 11Bảng 3.1 Danh sách sản phẩm chính của BSR 38
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của BSR 40
Bảng 3.3 Nguyên tắc xếp loại tập thể tại BSR 56
Bảng 3.4 Mức độ hoàn thành công việc của Cá nhân tại BSR 57
Bảng 3.5 Nguyên tắc phân bổ tỷ lệ xếp loại Cá nhân tại BSR 57
Bảng 3.6 Ma trận mức rủi ro 64
Bảng 3.7 Mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đối với sản phẩm của BSR 65
Bảng 3.8 Khả năng xảy ra các rủi ro đối với sản phẩm của BSR 65
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2019 của BSR 69
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn 39
Hình 3.2 Quy trình tuyển dụng tại BSR 50
Hình 3.3 Quy trình đánh giá hiệu quả công việc tại BSR 54
Hình 3.4 Quy trình lập kế hoạch tại BSR 68
Hình 3.5 Quy trình mua hàng – thanh toán tại BSR 75
Hình 3.6 Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký chung 82
Trang 12NGÔ HỒNG VIỆT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ SỐ: 8340301
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2020
Trang 13TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công ty cổ phần LHD Bình Sơn là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vựcLHD tại Việt Nam, tiền thân là Công ty TNHH một thành viên LHD Bình Sơn, làđơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – Tập đoàn kinh tế nhà nướclớn nhất Việt Nam Công ty đã thực hiện cổ phần hóa thành công vào tháng01/2018, thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán và chính thức chuyển sang hoạtđộng theo mô hình công ty cổ phần (CTCP) từ ngày 01/07/2018 Trong giai đoạnchuyển đổi từ công ty 100% vốn nhà nước sang mô hình hoạt động mới - CTCPhiện nay, CTCP LHD Bình Sơn đã bước đầu kiện toàn cơ cấu tổ chức, sắp xếp lạichức năng nhiệm vụ của các bộ phận, xây dựng quy chế tiền lương theo mức độhoàn thành công việc, ban hành các chính sách hoạt động và tài chính mới, đưa ứngdụng công nghệ thông tin vào quản lý… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh cũng như phù hợp với yêu cầu pháp luật đối với hình thức công ty cổ phần và
kì vọng của các chủ nợ, các nhà đầu tư ngoài nhà nước Tuy nhiên, do đang trongquá trình chuyển đổi mô hình hoạt động và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để thoáivốn nhà nước nên đặc thù hoạt động quản lý, kinh doanh của BSR có tính chất đanxen, phức tạp của một doanh nghiệp có vốn nhà nước và một doanh nghiệp đạichúng Vì vậy, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này diễn ra triệt để và nhanh chóngthích nghi với điều kiện hoạt động mới đòi hỏi Công ty phải tiếp tục đánh giá lạihoạt động quản lý, kiểm soát trong đó có KSNB tại doanh nghiệp nhằm xác địnhcác hoạt động, quy định đã được thực hiện hiệu quả để tiếp tục duy trì cũng như cáchoạt động không còn phù hợp, các hoạt động còn thiếu sự quản lý, kiểm soát để bổsung, thay thế Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra và đạtđược hiệu quả hoạt động, sự tin cậy của báo cáo, tránh các thất thoát về tài sản cũngnhư giành được sự ưa thích, tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường
Trang 14Trên cơ sở các yêu cầu của thực tiễn như nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn” làm đề tài nghiên
cứu Luận văn thạc sỹ
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB tại doanh nghiệp
- Thực trạng về KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn theo các yếu tố cấuthành KSNB
- Đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Kiểm soát nội bộ tại CTCP LHD Bình Sơn
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: CTCP LHD Bình Sơn.
- Thời gian: Giai đoạn 2018 – 2019 và Quý I/2020
- Nội dung: Nghiên cứu 5 yếu tố cấu thành KSNB theo COSO bao gồm Môitrường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông;Giám sát tại CTCP LHD Bình Sơn
Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, các từ viết tắt, phụlục, Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình SơnChương 4: Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tạiCông ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
Trang 15CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI DOANH NGHIỆP
Khái niệm kiểm soát nội bộ
Theo Báo cáo Tóm tắt cho Nhà điều hành (Executive Summary), COSO 2013,
“KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân
viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ” (COSO, 2013).
Như vậy, có thể thấy các định nghĩa về KSNB về cơ bản tương đồng nhau, làquá trình do con người xây dựng và thực hiện, nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý vàhướng tới 03 mục tiêu liên quan hoạt động, báo cáo và tuân thủ
Từ định nghĩa KSNB có thể thấy một số đặc trưng cơ bản của KSNB như sau:
Trước hết, KSNB không phải là một thủ tục, một chính sách mà là một quá
trình được thực hiện liên tục tại tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các cấpbậc của doanh nghiệp
Thứ hai, KSNB có yếu tố con người: Lãnh đạo và nhân viên tại doanh
nghiệp là người thiết lập, vận hành và đánh giá KSNB Vì vậy, việc xây dựng cácmục tiêu kiểm soát, thiết kế KSNB và hoạt động tại từng doanh nghiệp sẽ khácnhau, mang ý chí chủ quan của các cá nhân trong tổ chức
Thứ ba, không có sự đảm bảo tuyệt đối trong việc thực hiện mục tiêu.
Nguyên nhân của đặc điểm này xuất phát từ sự giới hạn các nguồn lực nên cần cânđối giữa lợi ích mà KSNB mang lại và chi phí thiết lập, vận hành KSNB cũng nhưcác hạn chế của KSNB do yếu tố con người như sự yếu kém, thông đồng hoặc lạmquyền của nhân sự tại doanh nghiệp trong quá trình vận hành KSNB
Thứ tư, việc phân chia mục tiêu của KSNB thành 3 nhóm mục tiêu có tính
chất tương đối: Một mục tiêu có thể xếp vào một hoặc nhiều nhóm mục tiêu nêutrên của KSNB, căn cứ theo mong muốn của đối tượng sử dụng KSNB là bản thândoanh nghiệp, cơ quan quản lý hay các nhà đầu tư và chủ nợ
Trang 16Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
COSO 2013 đưa ra ba mục tiêu của KSNB, bao gồm:
Thứ nhất, mục tiêu hoạt động: Các hoạt động của tổ chức hiệu năng và hiệu
quả, bao gồm các mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và bảo đảm tài sản, tránhthất thoát
Thứ hai, mục tiêu báo cáo: Các báo cáo tài chính và phi tài chính nội bộ
và bên ngoài doanh nghiệp đáng tin cậy, kịp thời, minh bạch và đáp ứng các yêucầu khác được đặt ra bởi cơ quan quản lý, các chuẩn mực hoặc chính sách củadoanh nghiệp
Thứ ba, mục tiêu tuân thủ: Tuân thủ các luật lệ theo quy định của pháp luật
và các quy định do doanh nghiệp đề ra
Các yếu tố cấu thành và nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Đặc điểm của doanh nghiệp lọc hóa dầu có vốn nhà nước ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ
Đặc điểm doanh nghiệp lọc hóa dầu ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ
- Tình hình chung của nền kinh tế
- Quy định của pháp luật đối với lĩnh vực LHD
- Đặc điểm về vốn
- Đặc điểm về tài sản cố định
- Đặc điểm về nguyên liệu đầu vào (Giá dầu thô, Sự sẵn có của loại dầu thôtương thích với công nghệ sản xuất, Đặc điểm hợp đồng mua dầu thô, Đặc điểm vềcông thức giá và điều khoản giao hàng, Đặc tính kỹ thuật của dầu thô ảnh hưởngviệc nhận hàng, Đặc điểm về thanh toán)
Trang 17- Đặc điểm về sản phẩm và thị trường (Giá bán lẻ xăng dầu, Sự cạnh tranh vềgiá bán, Kênh phân phối, Chất lượng xăng dầu)
- Quan hệ quản lý kinh doanh của Công ty mẹ và công ty con
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Tên tiếng Anh: Binh Son Refining and Petrochemical Joint Stock CompanyTrụ sở chính: 208 Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi,tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: (84-255) 3825 825 – Fax: (84-255) 3825 826
Website: www.bsr.com.vn Email: info@bsr.com.vn
BSR là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được giaotrách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLHD) Dung Quất, làđơn vị tiên phong đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp LHD Việt Nam.”
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
-“Sản xuất chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phânphối dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học,hóa phẩm, phụ gia, xúc tác, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu ngành LHD
- Sữa chữa, bảo dưỡng máy móc và thiết bị thuộc lĩnh vực LHD
- Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện thiết bị, công trình LHD
Trang 18- Đào tạo nguồn nhân lực, thuê và cho thuê chuyên gia trong lĩnh vực côngnghiệp LHD và cảng biển.”
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong công nghiệp LHD
- Cung cấp các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, tàng trữ thuộc công nghiệp LHD
- Cung cấp các dịch vụ phân tích, dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và các hóa chất,phụ gia, xúc tác, nhiên liệu sinh học phục vụ hoạt động LHD
- Dịch vụ hải cảng, cảng biển phụ trợ cho ngành LHD
- Đầu tư và phát triển các dự án LHD, nhiên liệu sinh học trong nước vàquốc tế
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
Trong hai năm gần đây, BSR đối mặt với thách thức lớn từ diễn biến khôngthuận lợi trên thị trường xăng dầu thế giới và trong nước Kết quả kinh doanh củaBSR liên tục sụt giảm do các biến động bất thường với biên độ lớn của giá dầu thôđầu vào năm 2019 trong khoảng 60 -70 USD/thùng, khoảng cách giữa giá xăng dầuthành phẩm và giá dầu thô đầu vào hẹp dẫn đến thu hẹp lợi nhuận của doanhnghiệp Quý 1 năm 2020, do tác động kép từ giá dầu sụt giảm (từ 67,02 USD/thùngbình quân tháng 12/2019 xuống còn 31,83 USD/thùng bình quân tháng 03/2020,giảm 47% giá trị) và nhu cầu thị trường giảm rất mạnh do dịch bệnh covid 19, BSRgặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, lượng hàng tồn kho lớn, có thời điểm giá dầuthô đầu vào lớn hơn giá xăng dầu thành phẩm bán ra, vì vậy trong Quý 1/2020, BSRghi nhận khoản lỗ trước thuế lớn 2.345 tỷ đồng
Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
CTCP LHD Bình Sơn tiền thân là Công ty TNHH MTV LHD Bình Sơn, làđơn vị 100% vốn của PVN Trong năm 2018, Công ty đã thực hiện cổ phần hóa vàniêm yết trên sàn Upcom Với vai trò công ty đại chúng, BSR luôn coi trọng thiếtlập KSNB vững mạnh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động, bảo đảm tính minh bạch của thông tin, số liệu, tạo dựng niềm tin chocác nhà đầu tư, đối tác và tuân thủ các quy định pháp luật đối với công ty cổ phần
và công ty đại chúng
Trang 19Trong cơ cấu vốn của BSR, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn nắm giữhơn 92% vốn điều lệ Vì vậy, hoạt động của Công ty vẫn chịu sự chi phối của Công
ty mẹ là PVN – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước về vai trò định hướng hoạt động,kinh doanh và thực hiện giám sát thông qua người đại diện phần vốn của PVN tạiBSR và quyền chi phối quyết định tại Hội đồng quản trị Vì vậy, KSNB tại BSRcũng sẽ chịu sự tác động từ Công ty mẹ - PVN và sự kiểm soát gián tiếp từ cơ quanchức năng đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Môi trường kiểm soát
Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức
Cam kết về năng lực
Sự tham gia của Ban Quản trị:
- Tính độc lập của các thành viên quản trị với các nhà quản lý
- Kinh nghiệm và khả năng giám sát các hoạt động
- Tính phù hợp của các hoạt động và thông tin nhận được
- Hoạt động của Ban Kiểm soát
- Mối liên hệ với Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán viên bên ngoài
Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
Cơ cấu tổ chức
Phân công quyền hạn và trách nhiệm
Chính sách và các thông lệ về nhân sự
Đánh giá rủi ro
BSR có bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm xác định, đánh giá rủi ro là
bộ phận quản trị rủi ro (QTRR) thuộc Ban Pháp chế rủi ro (PCRR)
Bộ phận QTRR sẽ thực hiện đánh giá rủi ro theo quy trình 3 bước: xác địnhrủi ro, ước tính mức độ ảnh hưởng, đánh giá khả năng xảy ra và đề xuất các biệnpháp ứng xử, báo cáo lãnh đạo Khối và/ hoặc các lãnh đạo cấp cao hơn xem xét,quyết định theo thẩm quyền
Bước 1 – Xác định rủi ro
Thông qua việc phân tích môi trường vĩ mô bằng mô hình PESTEL và phân tích môi trường vi mô bằng mô hình COSMIC
Trang 20Bước 2 – Đánh giá rủi ro
BSR đang sử dụng ma trận rủi ro để đánh giá mức rủi ro theo công thức:Mức rủi ro = Mức độ ảnh hưởng x Tần suất xảy ra rủi ro
Bước 3 – Xây dựng phương án xử lý
Hoạt động kiểm soát
Các chính sách và thủ tục kiểm soát diễn ra trong toàn bộ các hoạt động vàcác cấp độ của Công ty, được thiết kế phù hợp với quy trình và đặc điểm SXKD củadoanh nghiệp
Kiểm soát mục tiêu, kế hoạch hoạt động:
Hoạt động kiểm soát đối với tài sản cố định
Hoạt động kiểm soát đối với chu trình mua hàng – thanh toán
Kiểm soát vốn bằng tiền
Kiểm soát hàng tồn kho
Kiểm soát các khoản phải thu và tạm ứng
Kiểm soát Doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh
Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ
Kiểm soát chung về công nghệ thông tin
Kiểm soát về vật chất
Thông tin và truyền thông
Thông tin kế toán (Chế độ kế toán, Về hình thức kế toán, Về chứng từ kế
toán, Về tài khoản kế toán, Về sổ sách kế toán, Về báo cáo), Kiểm soát văn bản
Truyền thông (Truyền thông nội bộ, Truyền thông với các đối tượng ngoài doanh nghiệp)
Giám sát
Về giám sát thường xuyên
Về giám sát định kỳ
Trang 21CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
Những mặt đạt được
Môi trường kiểm soát
Về tính chính trực và giá trị đạo đức: Lãnh đạo BSR tiên phong trong nhận
thức về vai trò của KSNB và các giá trị về tính chính trực, giá trị đạo đức, gươngmẫu trong thực hiện BSR đã thiết lập được các quy tắc ứng xử, quy định tại Nộiquy lao động và các văn bản khác, đã truyền tải tới người lao động qua nhiều hìnhthức truyền thông cũng như yêu cầu người lao động ký cam kết tuân thủ các giá trịđạo đức và tính chính trực
Về năng lực của nhân viên: Lãnh đạo và nhân viên Công ty có đủ trình độ
chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việc, không có lao động đàotạo sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo
Về sự tham gia của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát: Cơ cấu thành viên
HĐQT đáp ứng yêu cầu của pháp luật và điều lệ Công ty, bao gồm các thành viênđộc lập để thể hiện quan điểm điều hành khách quan
Về triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Nhìn chung, lãnh đạo
tại BSR đánh giá cao vai trò của KSNB, thực hiện nguyên tắc thận trọng, đề caotính tuân thủ và độ tin cậy của các báo cáo
Về cơ cấu tổ chức: BSR đã kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ
chức phù hợp với mô hình doanh nghiệp mới – CTCP khi bổ sung Ban KSNB vàVăn phòng HĐQT cũng như điều chỉnh lại Khối quản lý của Ban ATMT và NCPT
từ Khối nghiệp vụ về Khối sản xuất
Về phân chia quyền hạn, trách nhiệm: Tại các quy trình, quy chế quản trị các
hoạt động của BSR đã thể hiện cụ thể phân chia trách nhiệm của các Phòng/ Ban, cánhân thực hiện các bước trong nghiệp vụ
Về chính sách nhân sự: Điểm nổi bật trong môi trường kiểm soát tại BSR là
các chính sách tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng, phúc lợi, đánh giá…đều đượcxây dựng thành quy trình, quy chế chi tiết, rõ ràng với các chính sách hợp lý
Trang 22Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro do một bộ phận chuyên trách thuộc Ban Pháp chế - rủi
ro thực hiện Công ty đã xây dựng được quy trình đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Để phù hợp với mô hình hoạt động mới - hình thức công ty cổ phần, BSR đãxây dựng, sửa đổi nhiều quy trình hoạt động và thiết kế, vận hành hoạt động KSNBbao chùm các hoạt động và các bộ phận của doanh nghiệp
Thông tin và truyền thông
Thông qua việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, kinh doanh, các đề xuất đượclập, trình cấp trên phê duyệt dưới dạng hồ sơ, chữ ký điện tử qua phần mềm quản lý,thông tin trong doanh nghiệp được truyền tải nhanh chóng, kịp thời, chính xác đặc biệtgiữa khối nhà máy và khối văn phòng hiện đang đặt tại 2 địa điểm khác nhau
Các thông tin ra ngoài doanh nghiệp minh bạch, đầy đủ, kịp thời theo quyđịnh của pháp luật
BSR đã ứng dụng tổ chức hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán góp phầnnâng cao tính chính xác
Giám sát
Giám sát thường xuyên được các nhà quản lý tại BSR thực hiện tương đối tốttại tất cả các bộ phận và bảo đảm tính đánh giá kịp thời thông qua hoạt động kiểmtra đối chiếu giữa thực hiện và kế hoạch, để phát hiện các bất thường có thể ảnhhưởng đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Công ty đã thành lập Ban Kiểm soát nội bộ với chức năng nhiệm vụ rõ ràng,bước đầu có các báo cáo theo các chuyên đề rủi ro Công ty thực hiện kiểm toán độclập hàng năm theo quy định của pháp luật
Những mặt hạn chế
Môi trường kiểm soát
Việc chịu sự tác động về KSNB từ phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừamang lại cho BSR những điều kiện thuận lợi như sự tương thích, thống nhất giữamục tiêu kinh doanh và thiết kế KSNB với Tập đoàn mẹ, vừa tạo ra hạn chế nhấtđịnh trong việc độc lập ra quyết định kiểm soát tại đơn vị mình
Trang 23Về triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Lãnh đạo BSR chịu
ảnh hưởng về quan điểm, nhận thức của lãnh đạo Tập đoàn cũng như quan điểm củanhà nước về quản lý vốn
Về cơ cấu tổ chức: BSR đang trong thời kỳ “quá độ” chuyển đổi cách thức
hoạt động để phù hợp với mô hình hoạt động mới
Về chính sách nhân sự: Chính sách luân chuyển, bổ nhiệm tại BSR chưa thể
hiện được tính độc lập với quá trình luân chuyển, bổ nhiệm của Tập đoàn đặc biệt làcác vị trí lãnh đạo cấp cao
Hoạt động kiểm soát
Do Tổng công ty vừa chuyển đổi mô hình kinh doanh, các quy trình và hoạtđộng kiểm soát vừa được thiết lập vì vậy đang từng bước thực hiện và đánh giá đểbảo đảm thực hiện đúng quy trình đề ra, đồng thời có tác động ngược lại để đánhgiá và điều chỉnh quy trình phù hợp
Mức độ áp dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát tại BSR là tương đốihiện đại so với các doanh nghiệp tại Việt Nam tuy nhiên BSR còn sử dụng nhiềuphần mềm quản lý nghiệp vụ chưa thống nhất và liên kết với nhau, một số quy trìnhcòn kết hợp thủ công và điện tử còn chưa theo kịp công nghệ của thế giới như sửdụng trí tuệ nhân tạo AI để vận hành hệ thống hay sử dụng công nghệ blockchainstích hợp tất cả các nghiệp vụ và nguồn dử liệu lớn để quản lý và truy xuất trên cùngmột mạng lưới
Thông tin và truyền thông
Phần mềm kế toán chưa thực hiện được các báo cáo quản trị
Trang 24Các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước và Tập đoàn chưa có sự đồng
bộ với phần mềm kế toán của Công ty do đó còn mất nhiều thời gian để lấy số liệu vàđưa vào biểu mẫu chung, rủi ro sai sót trong quá trình nhập liệu có thể xảy ra
Giám sát
Mặc dù đã ban hành quy chế hoạt động của Ban KSNB tạo khuôn khổ hoạtđộng cho Ban KSNV nhưng với số lượng nhân sự mỏng với 02 người, không đủ đểbảo đảm kiểm tra, kiểm soát được toàn thể các hoạt động của Công ty
Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan; Nguyên nhân chủ quan
Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động
kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát
Điều kiện thực hiện giải pháp: Đối với Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình
Sơn; Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Đối với cơ quan Nhà nước
Các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai về kiểm soát nội
bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
Vai trò giúp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro sai sót, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của KSNB đã được khẳng định nhưng việc thiết lập và vận hành KSNB bảođảm tính hữu hiệu của KSNB thông qua việc hiện hữu và hiệu quả cả năm yếu tốMôi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyềnthông, Giám sát thì cần sự nỗ lực của các cấp quản lý và toàn thể Công ty BSRđang trong giai đoạn đầu hoạt động sau chuyển đổi mô hình, cơ cấu tổ chức nên córất nhiều thay đổi cần từng bước thích nghi và hoàn thiện Việc xây dựng và thựchiện KSNB phù hợp là một quá trình liên tục từ thiết lập, thực hiện, đánh giá vàđiều chỉnh KSNB để phù hợp với các đặc điểm kinh doanh mới Theo đó, các đánhgiá về KSNB trong điều kiện hiện nay có thể sẽ không phù hợp trong tương lai
Luận sử dụng phương pháp đánh giá định tính 5 yếu tố cấu thành KSNB theokhung lý thuyết COSO 2013 trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp để đưa ra đánhgiá về KSNB ở góc độ chung toàn Công ty Vì vậy trong tương lai đề tài có thểđược nguyên cứu theo phương pháp tiếp cận khác hoặc đi sâu được vào KSNB tạitừng khoản mục/nghiệp vụ của BSR
Trang 25NGÔ HỒNG VIỆT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ SỐ: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
“Người hướng dẫn khoa học: TS TẠ THU TRANG
HÀ NỘI – 2020
Trang 26CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lĩnh vực lọc hóa dầu (LHD) là một trong các lĩnh vực đòi hỏi các doanhnghiệp phải có nguồn vốn lớn, tình hình tài chính lành mạnh cùng một hệ thốngmáy móc, dây chuyền sản xuất công nghệ cao và đội ngũ lao động có trình độ kỹthuật chuyên sâu Việc xây dựng và vận hành sản xuất của doanh nghiệp LHD luônphải bảo đảm tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ; bất kì rủi ro nàoxảy ra trong quá trình vận hành đều có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về tàichính, kinh tế thậm chí là các thiệt hại to lớn về môi trường và con người Vì vậy,đối với các doanh nghiệp LHD, để tồn tại và phát triển bền vững, bên cạnh mộtchiến lược kinh doanh hiệu quả càng cần phải đặc biệt chú trọng xây dựng kiểmsoát nội bộ (KSNB) hữu hiệu nhằm giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu cácrủi ro trong sản xuất, kinh doanh, đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, sử dụnghiệu quả các nguồn lực, báo cáo đáng tin cậy và bảo đảm sự tuân thủ luật lệ, quyđịnh, đặc biệt là các quy định về an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường
Công ty cổ phần LHD Bình Sơn là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vựcLHD tại Việt Nam, tiền thân là Công ty TNHH một thành viên LHD Bình Sơn, làđơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – Tập đoàn kinh tế nhà nướclớn nhất Việt Nam Công ty đã thực hiện cổ phần hóa thành công vào tháng01/2018, thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán và chính thức chuyển sang hoạtđộng theo mô hình công ty cổ phần (CTCP) từ ngày 01/07/2018 Trong giai đoạnchuyển đổi từ công ty 100% vốn nhà nước sang mô hình hoạt động mới - CTCPhiện nay, CTCP LHD Bình Sơn đã bước đầu kiện toàn cơ cấu tổ chức, sắp xếp lạichức năng nhiệm vụ của các bộ phận, xây dựng quy chế tiền lương theo mức độhoàn thành công việc, ban hành các chính sách hoạt động và tài chính mới, đưa ứngdụng công nghệ thông tin vào quản lý… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh cũng như phù hợp với yêu cầu pháp luật đối với hình thức công ty cổ phần và
Trang 27kì vọng của các chủ nợ, các nhà đầu tư ngoài nhà nước Tuy nhiên, do đang trongquá trình chuyển đổi mô hình hoạt động và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để thoáivốn nhà nước nên đặc thù hoạt động quản lý, kinh doanh của BSR có tính chất đanxen, phức tạp của một doanh nghiệp có vốn nhà nước và một doanh nghiệp đạichúng Vì vậy, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này diễn ra triệt để và nhanh chóngthích nghi với điều kiện hoạt động mới đòi hỏi Công ty phải tiếp tục đánh giá lạihoạt động quản lý, kiểm soát trong đó có KSNB tại doanh nghiệp nhằm xác địnhcác hoạt động, quy định đã được thực hiện hiệu quả để tiếp tục duy trì cũng như cáchoạt động không còn phù hợp, các hoạt động còn thiếu sự quản lý, kiểm soát để bổsung, thay thế Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra và đạtđược hiệu quả hoạt động, sự tin cậy của báo cáo, tránh các thất thoát về tài sản cũngnhư giành được sự ưa thích, tin tưởng từ các nhà đầu tư trên thị trường
Mặt khác tại Việt Nam, lọc hóa dầu là lĩnh vực mới xuất hiện trong gần mộtthập kỷ nay, ngoài Nhà máy LHD Dung Quất do CTCP LHD Bình Sơn vận hànhhoạt động ổn định từ năm 2011, Nhà máy LHD Nghi Sơn (do Công ty TNHH lọchóa dầu Nghi Sơn làm chủ đầu tư đã bắt đầu vận hành thương mại từ cuối năm
2018, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của CTCP LHD Bình Sơn Trong mộtvài năm tới, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (do Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn làmchủ đầu tư) và một số nhà máy khác chế biến sâu sản phẩm từ dầu khí như sảnphẩm hạt nhựa, khí hóa lỏng (LPG) sẽ bắt đầu sản xuất kinh doanh Sự xuất hiện vàngày càng phổ biến của ngành công nghiệp LHD tại Việt Nam đặt ra nhu cầu cầnthiết nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn đối với KSNB của các doanh nghiệpLHD tại Việt Nam Đối với riêng CTCP LHD Bình Sơn, áp lực cạnh tranh trực tiếpđến từ Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn và các nhà máy dự kiến đi vào hoạtđộng trong tương lai bắt buộc Công ty cần thực hiện các biện pháp tăng cường hiệuquả hoạt động quản lý và kiểm soát KSNB là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệpđạt được các mục tiêu đã đề ra đặc biệt trong việc kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu, tìmhiểu, đánh giá tình hình KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn hiện nay và vận dụng các
lý luận về KSNB để hoàn thiện KSNB tại Công ty
Trang 28Trên cơ sở các yêu cầu của thực tiễn như nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn” làm đề tài nghiên
cứu Luận văn thạc sỹ
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về mặt lý luận: Trên thế giới, KSNB đã được các tổ chức quan tâm nghiên
cứu trong hơn một thế kỷ qua Trong giai đoạn sơ khai, các kiểm toán viên quantâm đến KSNB như một công cụ kiểm soát tiền và các tài sản khác Sang đến giaiđoạn hình thành, nhiều hướng dẫn về KSNB đã được các tổ chức như Hội Kế toánviên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) ban hành, theo đó khái niệm KSNB khôngngừng được mở rộng, không chỉ là những thủ tục để bảo vệ tài sản và ghi chép sổsách mà còn kiểm soát thủ tục và quá trình ra quyết định Tuy nhiên, phải đến khibáo cáo COSO 1992 ra đời, đánh dấu sự phát triển đầy đủ, thống nhất và hệ thốnghóa của KSNB KSNB không chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ hoạt độngkiểm toán báo cáo tài chính của các kiểm toán viên mà còn thể hiện tầm nhìn mangtính quản trị, bao hàm cả sự kiểm soát nội bộ trên phương diện hoạt động và tuânthủ Trong đó, báo cáo đã nêu rõ 05 thành phần cơ bản KSNB gồm: Môi trườngkiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Giámsát Hiện nay, KSNB đang ngày càng được cập nhật, hoàn thiện và phát triển theonhiều hướng phục vụ các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp như quản trị, kiểm toánđộc lập, kiểm toán nội bộ hoặc phát triển chuyên sâu phù hợp với ngành nghề cụ thể(ngân hàng) và quy mô của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ) Năm 2013, nội dung
về KSNB tại COSO 1992 đã được cập nhật tại COSO 2013 nhằm phù hợp với hoàncảnh mới do sự thúc đẩy toàn cầu hóa, sự hoàn thiện của của các quy định, chuẩn
mực và sự phát triển của công nghệ thông tin Tại Việt Nam, khung lý thuyết chung
về KSNB để phục vụ cho mục đích quản trị của các lãnh đạo doanh nghiệp chưađược các tổ chức trong nước nghiên cứu, hướng dẫn dưới dạng văn bản độc lập màthường được đề cập đến trong các văn bản quy định về kiểm toán dành cho cáckiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán hoặc tại các giáo trình kinh tếtrên cơ sở tổng hợp, kế thừa lý thuyết do các tổ chức quốc tế công bố trước đó
Trang 29Về ứng dụng lý thuyết KSNB tại Việt Nam: Hệ thống luận văn về KSNB tại
các trường đại học Việt Nam hiện nay khá phong phú, tập trung nghiên cứu ứngdụng lý thuyết KSNB vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nghề cụ thể với cáckhía cạnh nghiên cứu khác nhau Nhìn chung, các nghiên cứu này đều đã khái quáthóa lại lý luận về KSNB và vận dụng để phân tích thực trạng tại một đơn vị, mộtngành nghề để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại đơn vị nghiên cứu
Hệ thống luận văn này đã góp phần nâng cao nhận thức chung về KSNB tại doanhnghiệp và có tính nghiên cứu, tham khảo, ứng dụng đối với các doanh nghiệp có đặcđiểm hoạt động tương tự
Qua rà soát các công trình nghiên cứu ứng dụng trong nước đến nay, mặc dù
có tương đối nhiều các công trình nghiên cứu ứng dụng KSNB tại doanh nghiệptrong nhiều ngành nghề lĩnh vực tại Việt Nam, tuy nhiên có ít nghiên cứu về KSNBtại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, lọc hóa dầu và xăng dầu.Trong quá trình thu thập và nghiên cứu các luận văn KSNB trong 05 năm trở lạiđây, tác giả chưa tiếp cận được luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về KSNB tại doanhnghiệp lọc hóa dầu tại Việt Nam Một số luận văn nghiên cứu trong thời gian gầnđây về KSNB đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ con và/hoặc
có yếu tố vốn nhà nước (tương tự quan hệ giữa PVN và BSR) như sau:
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty319” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nguyễn Mạnh Hùng (2017).“Luận văn
đã khái quát các lý thuyết về KSNB trong đó đã phân biệt được KSNB và Kiểmtoán nội bộ trong doanh nghiệp Luận văn đã xây dựng bảng câu hỏi khá chi tiết vàphụ lục tương đối phong phú để minh họa cho các phân tích tình hình KSNB tạiTổng công ty 319, đánh giá được những ưu và nhược điểm của KSNB Tổng công
ty, từ đó có những giải pháp để hoàn thiện KSNB.”Tuy nhiên các giải pháp hoànthiện KSNB chưa bám sát kết cấu 5 yếu tố của KSNB theo COSO mới chỉ nêu giảipháp hoàn thiện môi trường kiểm soát, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác
kế hoạch và hoạt động kiểm soát (thực chất nội dung là giám sát), đồng thời các giảipháp này còn chưa cụ thể áp dụng vào trường hợp của doanh nghiệp
Trang 30- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong Công ty Xuất nhậpkhẩu Minexport” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hoàng Minh Thắng (2017).Luận văn cơ bản đã tổng hợp được lý thuyết về KSNB và nêu được chi tiết phươngpháp nghiên cứu Luận văn xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn khá chi tiết làm cơ sởtổng hợp dữ liệu phân tích đánh giá KSNB tại doanh nghiệp Luận văn đã đề xuấtđược các giải pháp tương đối chi tiết, cụ thể, khả thi để hoàn thiện kiểm soát nội bộtại Công ty Minexport Nội dung phân tích thực trạng KSNB tại Công ty bám sátkết cấu 5 yếu tố tuy nhiên nội dung phân tích hoạt động kiểm soát tương đối sơ sài,thiếu nội dung và ví dụ minh họa
- Luận văn thạc sĩ: “Kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội –Công ty cổ phần” –Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Đoàn Thị Kim Vân (2019).Luận văn cơ bản trình bày được cơ sở lý luận cần thiết để phân tích KSNB tạidoanh nghiệp, khái lược ảnh hưởng của mô hình hoạt động mẹ - con đến việc thiếtlập, vận hành KSNB Trên cơ sở đó phân tích tình hình KSNB tại Công ty theo 5yếu tố cấu thành KSNB trong đó hoạt động kiểm soát tiếp cận theo các khoản mục/nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB.Tuy nhiên nội dung đánh giá rủi ro mới nhận diện được các rủi ro đối với Doanhnghiệp và một số biện pháp ứng phó của Doanh nghiệp mà chưa làm rõ được quytrình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết định hành động thích hợp với rủi
ro Mặt khác, các giải pháp đề xuất chưa chi tiết, tập trung áp dụng vào Tổng công
ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần
Trên cơ sở nghiên cứu độc lập và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đó,trên cơ sở tính cấp thiết của việc nghiên cứu KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn nhưphân tích tại mục 1.1 nêu trên, cũng như do có rất ít nghiên cứu về KSNB đối vớicông ty dầu khí, lọc hóa dầu và xăng dầu có vốn nhà nước tại Việt Nam nên tác giả
lựa chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn” làm đề tài
luận văn thạc sĩ
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB tại doanh nghiệp
Trang 31- Thực trạng về KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn theo các yếu tố cấu thành KSNB.
- Đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào về KSNB và KSNB trong doanh nghiệp lọc hóa dầu cóvốn nhà nước?
- Thực trạng về KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn như thế nào?
- Những giải pháp nào để hoàn thiện KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Kiểm soát nội bộ tại CTCP LHD Bình Sơn
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: CTCP LHD Bình Sơn.
- Thời gian: Giai đoạn 2018 – 2019 và Quý I/2020
- Nội dung: Nghiên cứu 5 yếu tố cấu thành KSNB theo COSO bao gồm Môitrường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông;Giám sát tại CTCP LHD Bình Sơn
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, bao gồm:
Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Bao gồm điều lệ doanh nghiệp, cơ cấu tổchức, chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, thôngtin về hệ thống tài khoản, phương thức ghi sổ kế toán, phần mềm kế toán, cách thứctheo dõi hàng tồn kho, chính sách và quy trình mua nguyên vật liệu, bán thànhphẩm, chính sách nhân sự, đánh giá rủi ro, giám sát…Thu thập hồ sơ, chứng từthực tế để đánh giá tính hiệu lực của chính sách, quy trình tại doanh nghiệp…
Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp:
Thông tin liên quan cơ sở lý luận: Thu thập từ các giáo trình kiểm toán củacác trường kinh tế, website của Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO), các luậnvăn nghiên cứu lưu trữ tại thư viện các trường kinh tế, các bài báo, luận văn điện tửtrên các website kinh tế và tài liệu về KSNB và doanh nghiệp lọc hóa dầu
Trang 32Các thông tin về doanh nghiệp: Dữ liệu thu thập qua website công ty, tin tứctrên internet và thông tin công bố trên trang thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhànước, phân tích về doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp của các công tychứng khoán.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, các
dữ liệu được tổng hợp và phân loại theo 5 yếu tố của KSNB Từ đó, tác giả sử dụngphương pháp phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn, giữa kế hoạch và thựchiện, giữa thiết lập và vận hành thực tế để đánh giá sự hiện hữu và được quy định,thực hiện đầy đủ của 5 yếu tố
- Phương pháp trình bày: Kết quả nghiên cứu được trình bày bằng văn viết
theo phương pháp diễn dịch và quy nạp, các số liệu, quy trình và minh chứng đượcthể hiện bằng bảng biểu, hình ảnh
1.7 Ý nghĩa luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa khung lý thuyết về KSNB theo COSO
và đặc điểm của doanh nghiệp LHD, doanh nghiệp có vốn đầu tư của DNNN ảnh hưởngđến KSNB
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu phân tích thực trạng KSNB tại Công tylọc hóa dầu Bình Sơn; từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện KSNB tại Công ty
Đề tài nghiên cứu còn là công trình tham khảo ban đầu cho các doanh nghiệp trongcùng lĩnh vực ngành nghề hoặc các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động tương tự
1.8 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, các từ viết tắt, phụlục, Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầuBình Sơn
Chương 4: Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tạiCông ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
Trang 33CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát chung về Kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của Kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
* Khái niệm kiểm soát nội bộ
Khái niệm KSNB có sự phát triển, bổ sung và hoàn thiện cùng với sựhình thành và phát triển của khung lý thuyết về KSNB, từ sơ khai ban đầu làcông cụ kiểm soát tiền của các kiểm toán viên độc lập, dần trở thành thủ tục bảo
vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán và phát triển thành phương tiện cho cáckiểm toán viên kiểm toán báo cáo tài chính Đến hiện nay, KSNB không giới hạn
ở quá trình liên quan mục tiêu báo cáo tài chính mà còn mở rộng sang nội dunghoạt động và tuân thủ
Khái niệm KSNB trên quan điểm quản trị doanh nghiệp được thừa nhận và
sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là khái niệm KSNB do Ủy ban các tổ chức tài trợ của
Ủy ban chống gian lận trên báo cáo tài chính (COSO) công bố lần đầu năm 1992(COSO 1992) và cập nhật năm 2013 (COSO 2013):
Theo COSO 1992, “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản
trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện các mục tiêu: báo cáo tài chính đáng tin cậy, các luật lệ
và quy định được tuân thủ và hoạt động hữu hiệu và hiệu quả” (COSO,1992).
Theo Báo cáo Tóm tắt cho Nhà điều hành (Executive Summary), COSO 2013,
“KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân
viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ” (COSO, 2013).
Tại các nghiên cứu về KSNB phục vụ công tác kế toán, kiểm toán của các kếtoán - kiểm toán viên, một số định nghĩa về KSNB có thể kể đến như sau:
Theo định nghĩa tại Mục 4 (c), Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 (ISA
Trang 34315) – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá
rủi ro các sai sót trọng yếu: “KSNB là quá trình được thiết kế, thực hiện và duy trì
bởi Ban quản trị, nhà điều hành và các nhân viên khác để cung cấp sự bảo đảm hợp lý đối với các mục tiêu của đơn vị hướng tới sự đáng tin cậy của báo cáo tài chính, tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động và sự tuân thủ các quy định và luật
lệ thích hợp” (IFAC, 2003).
Tương ứng với đó, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 (VAS 315), kèmtheo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính có quy
định: “Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá
nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan Thuật ngữ kiểm soát được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ” (Bộ Tài chính, 2012).
Tại Khoản 1, Điều 39, Luật Kế toán 2015: “Kiểm soát nội bộ là việc thiết
lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” (Quốc hội, 2015).
Như vậy, có thể thấy các định nghĩa về KSNB về cơ bản tương đồng nhau,
là quá trình do con người xây dựng và thực hiện, nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý
và hướng tới 03 mục tiêu liên quan hoạt động, báo cáo và tuân thủ
Từ định nghĩa KSNB có thể thấy một số đặc trưng cơ bản của KSNBnhư sau:
Trước hết, KSNB không phải là một thủ tục, một chính sách mà là một quá
trình được thực hiện liên tục tại tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các cấpbậc của doanh nghiệp
Thứ hai, KSNB có yếu tố con người: Lãnh đạo và nhân viên tại doanh
nghiệp là người thiết lập, vận hành và đánh giá KSNB Vì vậy, việc xây dựng cácmục tiêu kiểm soát, thiết kế KSNB và hoạt động tại từng doanh nghiệp sẽ khác
Trang 35nhau, mang ý chí chủ quan của các cá nhân trong tổ chức.
Thứ ba, không có sự đảm bảo tuyệt đối trong việc thực hiện mục tiêu.
Nguyên nhân của đặc điểm này xuất phát từ sự giới hạn các nguồn lực nên cần cânđối giữa lợi ích mà KSNB mang lại và chi phí thiết lập, vận hành KSNB cũng nhưcác hạn chế của KSNB do yếu tố con người như sự yếu kém, thông đồng hoặc lạmquyền của nhân sự tại doanh nghiệp trong quá trình vận hành KSNB
Thứ tư, việc phân chia mục tiêu của KSNB thành 3 nhóm mục tiêu có tính
chất tương đối: Một mục tiêu có thể xếp vào một hoặc nhiều nhóm mục tiêu nêutrên của KSNB, căn cứ theo mong muốn của đối tượng sử dụng KSNB là bản thândoanh nghiệp, cơ quan quản lý hay các nhà đầu tư và chủ nợ
*Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
COSO 2013 đưa ra ba mục tiêu của KSNB, bao gồm:
Thứ nhất, mục tiêu hoạt động: Các hoạt động của tổ chức hiệu năng và hiệu
quả, bao gồm các mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và bảo đảm tài sản, tránhthất thoát
Thứ hai, mục tiêu báo cáo: Các báo cáo tài chính và phi tài chính nội bộ
và bên ngoài doanh nghiệp đáng tin cậy, kịp thời, minh bạch và đáp ứng các yêucầu khác được đặt ra bởi cơ quan quản lý, các chuẩn mực hoặc chính sách củadoanh nghiệp
Thứ ba, mục tiêu tuân thủ: Tuân thủ các luật lệ theo quy định của pháp luật
và các quy định do doanh nghiệp đề ra
2.1.2 Hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ
KSNB không cung cấp sự bảo đảm tuyệt đối các mục tiêu của doanh nghiệp
mà chỉ cung cấp “sự bảo đảm hợp lý” do KSNB có những hạn chế tiềm tàng liênquan yếu tố con người, tính thường xuyên của hoạt động, chi phí của KSNB, cácước tính kế toán và sự thay đổi của môi trường hoạt động Cụ thể như sau:
- Sự gian lận có thể xảy ra khi tính chính trực của người thực hiện, ngườigiám sát các chính sách và thủ tục bị vi phạm
- Không bảo đảm nguyên tắc tuân thủ của nhân viên do sự chủ quan, thiếu
Trang 36cẩn thận, hiểu nhầm hoặc không đủ năng lực để thực hiện công việc.
- Sự thông đồng giữa người kiểm soát viên và người vi phạm
- Sự thiếu chính trực của nhà quản lý trong hoạt động quản lý và điều hành
- Chính sách và thủ tục kiểm soát tập trung vào các hoạt động xảy ra thườngxuyên do đó có thể không bảo đảm tính hữu hiệu đối với các thay đổi bất thường
- Mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích: Nhà quản trị và điều hành yêu cầu cáchoạt động kiểm soát cần bảo đảm nguyên tắc chi phí không vượt quá lợi ích mà nómang lại
- Sự phụ thuộc và ý chí chủ quan của nhà quản lý khi quyết định lựa chọncác ước tính kế toán: Các ước tính kế toán như dự phòng tổn thất, trích lập khấu haotài sản cố định và phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau do nhà quản lý lựachọn sẽ dẫn tới các kết quả báo cáo tài chính khác nhau
- Sự thay đổi của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể khiến cácchính sách, thủ tục kiểm soát trở nên lạc hậu Do đó, KSNB là một quy trình động,cần được thiết lập, thực hiện và đánh giá liên tục để có những điều chỉnh phù hợpvới điều kiện mới
2.1.3 Các yếu tố cấu thành và nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
Khung lý thuyết COSO 2013 đề cập đến 05 yếu tố cấu thành KSNB baogồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin vàtruyền thông và Giám sát, tương ứng với 17 nguyên tắc xây dựng KSNB Cách tiếpcận dựa trên nguyên tắc (principle based) thay vì liệt kê các thủ tục kiểm soát tạiKhung lý thuyết COSO 2013 giúp doanh nghiệp bảo đảm KSNB được thiết lậpmang màu sắc riêng, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và mục tiêu docon người tại doanh nghiệp đề ra Năm bộ phận cấu thành KSNB tác động qua lạilẫn nhau và được thiết lập, thực hiện tại tất cả các bộ phận, các hoạt động của doanhnghiệp KSNB chỉ bảo đảm tính hữu hiệu khi cả 5 yếu tố và 17 nguyên tắc đều hiệnhữu và hoạt động hiệu quả
2.1.2.1 Môi trường kiểm soát
Trang 37Môi trường kiểm soát được coi là yếu tố nền tảng để xây dựng, vận hànhKSNB Môi trường kiểm soát không bảo đảm các yếu tố KSNB khác cũng vận hànhtốt nhưng môi trường kiểm soát yếu kém thì KSNB của doanh nghiệp sẽ không đạtđược sự hữu hiệu
Môi trường kiểm soát bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình, cấu trúc trongdoanh nghiệp với con người là yếu tố trung tâm Con người trong doanh nghiệp cóđạo đức, năng lực phù hợp với vị trí công việc, được quan tâm, đào tạo phát triểnđúng mực, hợp lý là tiền đề đầu tiên để môi trường kiểm soát hữu hiệu Trước hếtdoanh nghiệp cần xây dựng văn hóa, môi trường đạo đức tại đơn vị mình trong đóvai trò tiên phong thuộc về các nhà lãnh đạo Các nhà lãnh đạo cần thể hiện rõ néttính trung thực và giá trị đạo đức của bản thân, truyền tải các giá trị đó xuống nhânviên dưới quyền Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng vào chất lượng nguồnnhân lực và các chính sách phát triển nguồn nhân lực để tạo ra lợi thế trong kinhdoanh của doanh nghiệp
Các nội dung chính của môi trường kiểm soát bao gồm:
- Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức: Các
chuẩn mực về hành vi và đạo đức được lãnh đạo Công ty tuân thủ và xây dựngthành các chính sách công khai, minh bạch bao gồm cả các chính sách thưởng phạt
cụ thể cũng như cách thức doanh nghiệp truyền đạt và thực thi đầy đủ các chínhsách, quy tắc, chuẩn mực đạo đức này trong toàn hệ thống nhân viên
- Cam kết về năng lực: Là việc đảm bảo các nhân viên có đầy đủ năng lực
chuyên môn và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ tại vị trí công việc của mình Việcbảo đảm năng lực của nhân viên được thông qua chính sách, quy trình thủ tục tuyểndụng các nhân viên đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và thông qua đào tạo
- Sự tham gia của Hội đồng quản trị: Thể hiện yếu tố độc lập, khách quan
của Hội đồng quản trị trong mối quan hệ với Ban Điều hành về lợi ích, trong việcthực hiện các nhiệm vụ của mình cũng như thực hiện việc giám sát, đánh giá hoạtđộng của Ban điều hành
- Triết lý và phong cách điều hành của Nhà quản lý: thể hiện quan điểm và
Trang 38nhận thức của nhà quản lý đối với KSNB Nhà quản lý nhận thức đầy đủ và đề cao vaitrò của KSNB trong việc duy trì độ tin cậy của báo cáo và tuân thủ các chính sách, quyđịnh sẽ có tác động tích cực đến nhận thức của nhân viên doanh nghiệp về KSNB.
- Cơ cấu tổ chức: thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận của doanh nghiệp
trong việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện hoạt động, kiểm soát và báo cáo Cơ cấu
tổ chức phản ánh sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận, các cánhân và mối quan hệ phối hợp, giám sát giữa các bộ phận, cá nhân trong Công ty
- Phân công quyền hạn và trách nhiệm: là cách thức phân chia quyền hạn,
trách nhiệm giữa các bộ phận, các cá nhân trong việc thực hiện hoạt động Việcphân công hợp lý, cụ thể, đầy đủ sẽ giúp các nhân viên hiểu rõ và thực hiện đúngtrách nhiệm của mình, giảm thiểu các rủi ro tuân thủ, rủi ro hoạt động đối với doanhnghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Các chính sách và thông lệ về nhân sự: Các chính sách, thủ tục liên quan
việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, lương và chế độ phúc lợi đối vớingười lao động Do con người luôn là yếu tố trung tâm trong sự phát triển củadoanh nghiệp, là yếu tố xuyên suốt từ thiết lập, vận hành và kiểm soát trongKSNB, nên khi người lao động có đầy đủ năng lực, được đánh giá công bằng,hưởng chế độ lương và phúc lợi xứng đáng sẽ tạo ra sự hài lòng sẽ làm góp phầngiảm thiểu khả năng xảy ra các rủi ro do hạn chế về con người, giúp KSNB tạidoanh nghiệp hữu hiệu
Năm (05) nguyên tắc của Môi trường kiểm soát bao gồm:
Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trịđạo đức
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị chứng tỏ sự độc lập với người quản lý vàđảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành KSNB tại đơn vị
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý, dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, thiết lập
cơ cấu, các cấp bậc báo cáo cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợpcho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị
Nguyên tắc 4: Đơn vị chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân lực thông
Trang 39qua thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêucủa đơn vị
Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quanđến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu đã thiết lập
2.1.2.2 Đánh giá rủi ro
Là quá trình nhà lãnh đạo căn cứ mục tiêu đề ra để nhận diện, đánh giá mức
độ ảnh hưởng của rủi ro có thể phát sinh trong các hoạt động ảnh hưởng đến việcđạt được mục tiêu, từ đó ra quyết định chấp nhận rủi ro hay giảm thiểu rủi ro đếnmức chấp nhận được
Trước khi thực hiện đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu củadoanh nghiệp mình Mục tiêu được xác định đối với từng hoạt động cụ thể và mụctiêu tổng thể cho doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp rất phong phú và đadạng nhưng căn cứ theo COSO 2013 có thể chia thành các loại: Mục tiêu hoạt động,mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ
Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, doanh nghiệp thực hiện các bước đánh giá rủi
ro có thể tác động đến việc đạt được các mục tiêu như sau:
Bước 1 Nhận dạng rủi ro:
Tất cả các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình đều đối diện vớirủi ro là các yếu tố từ môi trường tác động đến việc đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp Rủi ro phân theo nguồn gốc có thể chia thành rủi ro bên ngoài vàtrong nội tại doanh nghiệp:
Các rủi ro bên ngoài bao gồm: Rủi ro chung là các rủi ro liên quan vĩ mô nềnkinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất…hoặc các chính sách, quy định pháp luật chi phối đến ngành nghề, hoạt động củadoanh nghiệp; Rủi ro kinh doanh như rủi ro cạnh tranh của các doanh nghiệp cùngngành nghề, rủi ro về giá cả, chất lượng, độ sẵn có của nhà cung cấp và thị hiếu, sựtrung thành, mức độ phong phú của người tiêu thụ
Trang 40Các rủi ro bên trong doanh nghiệp bao gồm các rủi ro tuân thủ và rủi ro hoạtđộng phụ thuộc sự phù hợp của các chiến lược, mục tiêu kinh doanh; yếu tố đạo đức
và trình độ của người lao động; trình độ công nghệ, thiết bị; sự minh bạch trongquản lý; sự thiếu hụt hoạt động kiểm tra, kiểm soát thích hợp…
Bước 2 Phân tích và đánh giá rủi ro:
Thực hiện đánh giá rủi ro trên 02 phương diện: Mức độ trọng yếu và khảnăng xảy ra rủi ro Việc đánh giá rủi ro có thể dựa trên các dữ liệu lịch sử hoặc sựước tính về ảnh hưởng của các yếu tố đang tồn tại và khả năng phát triển trongtương lai
Bước 3: Quyết định đối với rủi ro:
Từ kết quả đánh giá rủi ro mà doanh nghiệp đưa ra các quyết định hành độngthích hợp Các quyết định đối với rủi ro có thể là:
- Ngăn chặn rủi ro bằng cách không thực hiện hoạt động có thể xảy ra rủiro
- Chuyển giao và chia sẻ rủi ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm, hợp đồngphái sinh, thực hiện hợp tác đầu tư góp vốn/ kinh doanh với một đơn vị khác…
- Giảm thiểu rủi ro đến mức chấp nhận được thông qua việc bổ sung hoạtđộng kiểm soát
- Chấp nhận rủi ro đối với các rủi ro được đánh giá là tác động không đáng
kể đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Bốn (04) nguyên tắc của Đánh giá rủi ro bao gồm:
Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định cụ thể mục tiêu, tạo điều kiện để nhận dạng
và đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được mục tiêu
Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro ảnh hưởng mục tiêu của đơn vị vàphân tích các rủi ro để quản trị các rủi ro này
Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đedọa đạt được các mục tiêu
Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởngđáng kể đến KSNB