BSR có bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm xác định, đánh giá rủi ro là bộ phận quản trị rủi ro (QTRR) thuộc Ban Pháp chế rủi ro (PCRR).
Bộ phận QTRR sẽ thực hiện đánh giá rủi ro theo quy trình 3 bước: xác định rủi ro, ước tính mức độ ảnh hưởng, đánh giá khả năng xảy ra và đề xuất các biện pháp ứng xử, báo cáo lãnh đạo Khối và/ hoặc các lãnh đạo cấp cao hơn xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
3.2.2.1. Bước 1 – Xác định rủi ro
Thông qua việc phân tích môi trường vĩ mô bằng mô hình PESTEL và phân tích môi trường vi mô bằng mô hình COSMIC, BSR xác định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp:
Các rủi ro vĩ mô đối với BSR:
P (Political – Chính trị): Thể chế chính trị tại Việt Nam được đánh giá ổn định, Nhà nước có chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và LHD không phải lĩnh vực Nhà nước cần duy trì vốn nhà nước. Vì vậy các rủi ro về bất ổn xã hội, thể chế chính trị, quốc hữu hóa… trong nước hầu như không có khả năng xảy ra. Các bất ổn về chính trị trên thế giới đặc biệt tại các nước xuất khẩu dầu mỏ như Venezuela, khu vực Trung Đông có thể dẫn tới các rủi ro về giá dầu thô đầu vào gây bất lợi tới sản xuất kinh doanh của BSR.
E (Economic – Kinh tế): Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trước thời điểm dịch bệnh covid 19 duy trì ở mức khoảng 6,5-7%, năm nay do tác động của dịnh bệnh covid 19 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được World Bank dự báo ở mức 2,7% , năm 2021 là 6,7 % - là một trong các nước được dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất thế giới trong tình hình hiện nay. Theo đó, nhu cầu về xăng dầu của nền kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tuy nhiên không nghiêm trọng như các quốc giá khác. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá ngoại tệ trong những năm gần đây được duy trì ổn định.
Giá dầu thô thế giới biến động khó lường trong những năm gần đây, đặc biệt giai đoạn đầu năm 2020 có thời điểm xuống thấp kỷ lục chỉ khoảng 20-30 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô xuống thấp không tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp LHD trong nước mà là điểm rủi ro bất lợi do sức chứa các bồn chứa dầu có giới hạn, hoạt động nhập khẩu dầu được thực hiện trước để duy trì sản xuất kinh doanh nên việc sụt giảm đột ngột giá dầu đã gây ra tình trạng thua lỗ cho doanh nghiệp.
S (Socio-cultural – Văn hóa xã hội): Như đã đề cập nêu trên, các thiên tai và dịch bệnh ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế nói chung và của ngành LHD nói riêng. Người tiêu dung hiện nay có xu hướng sử dụng rộng rã hơn các sản phẩm an toàn với môi trường như nhiên liệu sinh học, khí hóa lỏng…Việc sử dụng xe điện cũng dần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông vận tải của người tiêu dùng, gây áp lực với việc sử dụng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
T (Technological- Công nghệ): các sản phẩm nhiên liệu không hóa thạch như nhiên liệu sinh học, khí than hóa lỏng, khí hóa lỏng đang dần được sử dụng thay thế. Các phương tiện dùng động cơ điện cũng được sử dụng rộng rãi hơn. Theo đó, tạo ra sự cạnh tranh của các nhiên liệu khác với xăng dầu và thị trường tiêu thụ xăng dầu của phương tiện giao thông vận tải có thể bị thu hẹp
Sự lạc hậu về công nghệ là một rủi ro khác do hiện nay đã triển khai công nghệ sản xuất sản phẩm nhiên liệu đáp ứng yêu cầu hàm lượng lưu huỳnh thấp (VLSFO) theo quy định IMO 2020.
Ngoài ra, khoa học công nghệ 4.0, số hóa và trí tuệ nhân tạo ngày càng được áp dụng rộng rãi vào quản trị, vận hành các dây chuyền lớn.
E (Environmental – Môi trường): Các tiêu chuẩn môi trường mới cho nhiên liệu như Quy định tiêu chuẩn vận tải biển IMO 2020 của Tổ chức hàng hải quốc tế yêu cầu giảm hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu vận tải, tiêu chuẩn Tier III của Mỹ yêu cầu giảm hàm lượng lưu huỳnh trong xăng. Các nước trên thế giới đang nâng cấp tiêu chuẩn năng lượng lên lức Euro V, VI.
L (Legal – Luật pháp): Thay đổi chính sách pháp luật về dầu khí, đầu tư,
C (Competitors- Đối thủ cạnh tranh): Năm 2019 tại khu vực châu Á Thái Bình Dương có khoảng 260 nhà máy hóa dầu đang hoạt động với công suất gần 36,2 triệu thùng/ ngày. Tại Việt Nam, năm 2018, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm xăng dầu của BSR. Cả hai nhà máy hiện nay đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Theo định hướng quy hoạch ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2035, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 23 triệu tấn sản phẩm lọc hóa dầu đến năm 2025 và gần 37 triệu tấn sản phẩm vào năm 2035 trong khi công suất chế biến của các nhà máy lọc hóa dầu trong nước đến năm 2025 dự kiến là 18,5 triệu tấn/năm. Như vậy về cơ bản sản lượng sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu trong nước vẫn thấp hơn nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, mức cạnh tranh của các sản phẩm lọc hóa dầu nhập khẩu ngày càng tăng cao do sự dư thừa sản phẩm từ Trung Quốc, Ấn Độ do đang có tình trạng gia tăng sản xuất, đồng thời hàng rào thuế quan của Việt Nam với xăng dầu đang dần xóa bỏ theo cam kết, công nghệ sản xuất xăng dầu của BSR ở mức xăng dầu đạt tiêu chuẩn EURO 2-3, chưa theo kịp các tiêu chuẩn nhiên liệu mới trên thế giới hiện nay. Trong khi các doanh nghiệp LHD áp dụng công nghệ 4.0. trí tuệ nhân tạo, bockchain…vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát, sản xuất kinh doanh tạo sức ép cạnh tranh với BSR.
O (Organization itself – Tổ chức): Hiện nay, Công ty mẹ PVN – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm 92% vốn điều lệ tại BSR, BSR chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược thực hiện đầu tư để tận dụng các ưu thế về vốn và công nghệ, năng lực quản lý. Do sử dụng phần lớn nguồn vốn nhà nước các hoạt động của BSR còn cần tuân thủ các quy định của nhà nước về đầu tư, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và sự giám sát của Công ty mẹ - PVN. Đội ngũ nhân viên và lãnh đạo Công ty có trình độ chuyên môn tốt, tuy nhiên các rủi ro tiềm tàng do sai sót hoặc gian lận của nhân viên là những rủi ro tiềm tang với KSNB của doanh nghiệp.
S (Suppliers – Nhà cung cấp): BSR sử dụng khoảng 50% dầu thô mỏ Bạch Hổ do PVN khai thác và 50% là dầu thô nhập khẩu. Trong số hơn 50% lượng dầu
thô đầu vào của BSR là dầu nhập khẩu thì 40% là dầu Azeri Light từ Azebaijan, theo đó, các rủi ro chính trị tại Azebaijan (quốc gia Tây Á) có thể gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn đầu vào nhập khẩu của BSR.
Mặt khác các hợp đồng mua dầu thô của BSR có thời hạn 6 tháng – 1 năm với điều khoản thanh toán trong 30 ngày. Theo đó, BSR sẽ gặp phải các rủi ro về giá mua và rủi ro về tỷ giá khi thực hiện mua dầu thô phục vụ sản xuất kinh doanh.
M (Market – Thị trường): Nhu cầu thị trường trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025 là 39,27 triệu thùng/ ngày, tốc độ tăng trưởng 639 nghìn thùng/ ngày trong khi công suất lọc dầu đạt 39,8 triệu thùng/ngày, gần như đạt mức cân bằng.
Tại Việt Nam như đã phân tích ở trên, sản lượng sản xuất của các nhà máy LHD trong nước vẫn thấp hơn nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của BSR là khu vực phía Nam Việt Nam, theo đó, trường hợp sản phẩm xăng dầu của BSR cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu thì sẽ có thị trường tiêu thụ ổn định. Vấn đề rủi ro hiện nay là việc kiểm soát chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
I (Intermediaries- Nhà phân phối): Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện về số cây xăng, bồn chứa, cột bơm và vật chất bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy để kinh doanh xăng dầu. Do đó tại Việt Nam có khoảng hơn 20 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. BSR chủ yếu bán sản phẩm ra thị trường nội địa, các thương nhân đầu mối là khách hàng xăng dầu của BSR, theo đó, số lượng khách hàng của BSR là tương đối ít bao gồm:
+ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. + Tổng công ty Dầu Việt Nam.
+ Tổng công ty Thương mại, Kỹ thuật và Đầu tư.
+ Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam. + Tổng công ty Xăng dầu Quân đội.
+ Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp. + Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ.
+ Công ty TNHH MTV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh. + Công ty CP Lọc Hóa dầu Nam Việt.
+ Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà.
+ Công ty Kinh doanh Xăng dầu Vinalines Phía Bắc - Chi nhánh Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam.
+ Công ty CP Hóa dầu Quân đội.
Bên cạnh đó, danh sách khách hàng LPG và PolyPropylene cũng tương đối ít, bao gồm:
+ Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC) + Công ty CP Đầu tư Phát triển Khang Minh
+ Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) + Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha
+ Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc + Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam + Công ty Kinh doanh sản phẩm Khí.
+ Công ty CP Nhà và Thương mại Dầu khí (PVBuilding). + Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân.
+ Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh + Công ty MT Gas.
+ Công ty TNHH MTV Marubeni Việt Nam.
Việc có lượng khách hàng tập trung và ổn định giúp BSR tập trung vào các chiến lược chăm sóc khách hàng, kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, BSR sẽ gặp rủi ro phụ thuộc trong tiêu thụ sản phẩm khi việc hợp tác kinh doanh không được duy trì hoặc chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp không đủ hấp dẫn do việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào một số nhà phân phối.
C (Customers – Khách hàng): Hiện nay, BSR không bán lẻ trực tiếp xăng dầu cho người tiêu dùng, mà thông qua các nhà phân phối.
3.2.2.2. Bước 2 – Đánh giá rủi ro
Hiện nay, BSR đang sử dụng ma trận rủi ro để đánh giá mức rủi ro theo công thức: Mức rủi ro = Mức độ ảnh hưởng x Tần suất xảy ra rủi ro
- Mức độ ảnh hưởng được chia thành 5 mức Nghiệm trọng, Cao, Trung bình, Thấp, Không đáng kể tương ứng với thang điểm từ 5-1
- Khả năng xảy ra được chia làm 5 cấp độ: Rất cao, Cao, Trung bình, Thấp, Không đáng kể tương ứng với thang điểm từ 5-1
Khi đó, ma trận mức rủi ro như sau:
Bảng 3.6. Ma trận mức rủi ro
Mức độ ảnh hưởng Khả năng xảy ra Nghiêm
trọng Cao Trung bình Thấp Không đáng kể Rất cao 25 20 15 10 5 Cao 20 16 12 8 4 Trung bình 15 12 9 6 3 Thấp 10 8 6 4 2 Rất thấp 5 4 3 2 1 (Nguồn: Khối PCRR, BSR)
Bảng 3.7. Mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đối với sản phẩm của BSR
Mức độ nghiêm trọng
Điểm Tần suất xuất hiện
Nghiêm trọng 5 Có khả năng gây ra nguy hiểm, tại nạn. Sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật
Cao 4 Khách hàng tìm kiếm đối tác khác hoặc yêu cầu sản phẩm thay thế. Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhưng vẫn an toàn
Trung bình 3 Gây ra tổn thất đáng kể cho khách hàng từ 15% trở lên. Sản phẩm chất lượng thấp nhưng vẫn hoạt động được và an toàn
Thấp 2 Gây ra tổn thất đáng kể cho khách hàng từ 5% trở lên. Sản phẩm chất lượng thấp nhưng vẫn hoạt động được và an toàn
Không đáng kể 1 Khách hàng không có phản hồi hoặc thiệt hại ít hơn 5% giá trị đơn hàng
(Nguồn: Khối PCRR, BSR)
Bảng 3.8. Khả năng xảy ra các rủi ro đối với sản phẩm của BSR
Khả năng xảy ra Điểm Mô tả
Rất thấp 1 Không coi là sự cố
Thấp 2 Sự cố rất ít xảy ra với sản phẩm này
Trung bình 3 Sản phẩm này và sản phẩm tương đương đã từng đôi khi bị hỏng
Cao 4 Sản phẩm này và sản phẩm tương đương thường xuyên bị hỏng
Rất cao 5 Sai lỗi là không thể tránh khỏi
3.2.2.3. Bước 3 – Xây dựng phương án xử lý
Trên cơ sở mức rủi ro được xác định như trên, các phương án hành động với rủi ro như sau:
- Các rủi ro có mức rủi ro cao (màu đỏ): là các rủi ro bắt buộc phải chấm dứt hoặc xử lý rủi ro đến mức chấp nhận được thông qua tăng cường biện pháp kiểm soát hoặc chuyển giao rủi ro cho bên thứ ba.
- Các rủi ro có mức rủi ro trung bình (màu vàng): là các rủi ro tùy thuộc vào chi phí và lợi ích của việc kiểm soát rủi ro mà cân nhắc xử lý hoặc chấp nhận rủi ro. Các rủi ro nhóm này cần được liên tục theo dõi để xác định khả năng trở thành rủi ro cao.
- Các rủi ro có mức rủi ro thấp (màu xanh): Duy trì các biện pháp kiểm soát hiện có.
Có thể thấy, BSR đã xây dựng được quy trình kiểm soát rủi ro hoàn chỉnh, sử dụng các công cụ để đánh giá rủi ro, dễ sử dụng và cho mức đánh giá nhanh chóng. Tuy nhiên, mô hình ma trận BSR sử dụng có nhược điểm phải thiết kế phù hợp với từng hoạt động/sản phẩm cụ thể, khó có thể áp dụng chung, thang đo được xác định một cách chủ quan do trình độ, nhận thức của người đánh giá.
Ví dụ về một đánh giá rủi ro pháp lý của BSR như sau:
Bước 1 – Xác định rủi ro
Qua quá trình rà soát các văn bản quy phạm pháp, Bộ phận pháp chế (Ban PCRR) nhận thấy Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới là rủi ro về pháp luật (rủi ro kinh doanh) đối với BSR.
Bộ phận pháp chế đã chuyển thông tin sang bộ phận QTRR để thực hiện việc đánh giá rủi ro.
Bước 2 – Đánh giá mức độ và khả năng xảy ra rủi ro
Nhân viên bộ phận QRRR đánh giá hiện nay sản phẩm xăng dầu của BSR đáp ứng mức tiêu chuẩn EURO 2 và EURO 3, trong khi đó tại Quyết định số 49 nêu trên, các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5 như sau:
- Tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
So sánh với sản phẩm nhập khẩu và chất lượng thành phẩm của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn theo thiết kế kỹ thuật có thể đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải nêu trên, sản phẩm của BSR sẽ đối mặt với rủi ro hạn chế về thị trường tiêu thụ trong tương lai, khi chỉ có thể cung cấp xăng dầu cho lượng phương tiện cũ, khó có thể cạnh tranh về chất lượng sản phẩm của Nghi Sơn và xăng dầu nhập khẩu để tương thích với tiêu chuẩn khí thải của các ô tô sử dụng động cơ mới.