Xét trong chuỗi giá trị từ dầu thô đến sản phẩm cung ứng ra thị trường, LHD được coi là khâu trung nguồn trong chuỗi cung ứng giá trị của ngành công nghiệp dầu khí, xăng dầu: Tại khâu thượng nguồn là các doanh nghiệp thực hiện khai thác dầu khí và cung cấp các dịch vụ liên quan (như kỹ thuật giàn khoan, tàu chở dầu, thăm dò…), khâu trung nguồn là việc tinh chế, sản xuất các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu với nguyên liệu đầu vào từ dầu thô và khâu hạ nguồn là việc cung cấp các sản phẩm trên ra thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm lọc dầu“chủ yếu là các loại nhiên liệu (LPG, xăng, dầu hỏa, dầu DO, FO) được để cung cấp năng lượng vận hành các máy móc và phương tiện, một số sản phẩm khác như dầu nhờn, nhựa đường, lưu huỳnh, sáp, cốc dầu và các loại nguyên liệu cho hóa dầu.”
Sản phẩm hóa dầu“là các hóa chất được sản xuất từ nguyên liệu là sản phẩm trung gian của nhà máy LHD hoặc từ khí thiên nhiên, bao gồm (1).Các hóa chất công nghiệp, các loại chất dẻo, nhựa và cao su tổng hợp, (2).Thuốc nhuộm và chất tẩy rửa tổng hợp, các loại nhựa và sợi nhân tạo, (3). Ammoniac (nguyên liệu để sản xuất các loại phân đạm, axit nitơric, hợp chất gốc amine) và methanol (dung môi, nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm hóa dầu khác).
Một số đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực LHD tác động tới KSNB bao gồm:
Tình hình chung của nền kinh tế:
Sản phẩm LHD hiện nay là nguyên, nhiên liệu đầu vào chủ đạo của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại từ sản xuất máy bay, xe hơi, máy tính, điện thoại, thuốc trừ sâu, phân bón, đồ chơi, dầu gội đầu, nước hoa, hóa chất tẩy rửa, sản xuất thuốc…Do được coi là mạch máu của nền kinh tế, vì vậy, nhu cầu đối với các
sản phẩm LHD cũng rất đa dạng và nhạy cảm với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của ngành LHD biến động tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu sản phẩm LHD tăng cao, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nhu cầu LHD sẽ ở mức thấp.
Sự ổn định về chính trị cũng là một trong các đặc điểm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành LHD. Do xăng dầu cung cấp năng lượng thiết yếu cho các hoạt động của nền kinh tế, các quốc gia đều có các chính sách chi phối lĩnh vực dầu khí, xăng dầu tại quốc gia mình. Kiểm soát về năng lượng có thể được sử dụng như một biện pháp để Chính phủ các nước thực hiện các chiến lược chính trị. Ví dụ như, giá dầu thô đầu năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng ngoài tác động của dịch bệnh còn là cuộc chiến về giá dầu giữa Nga và Ả rập Xê út khi không đạt được các thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khai thác. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp LHD trong cùng chuỗi sản xuất.
Các rủi ro về lãi suất và tỷ giá cũng là các rủi ro trọng yếu và luôn hiện hữu do các hoạt động mua hàng – bán sản phẩm của các doanh nghiệp LHD thường mang yếu tố nước ngoài khi thực hiện nhập khẩu dầu thô và xuất bán thành phẩm ra thị trường quốc tế, các biến động về tỷ giá sẽ tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu không được kiểm soát tốt. Doanh nghiệp LHD trong cơ cấu vốn luôn tồn tại nguồn vốn vay để tài trợ các tài sản và hoạt động có giá trị rất lớn của mình dẫn đến chi phí tài chính lãi vay của doanh nghiệp có giá trị lớn và gây áp lực lên hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp cần bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Do sự nhạy cảm của ngành LHD với các biến động kinh tế vĩ mô nói chung, hiệu quả của việc nhận diện, đánh giá, xử lý rủi ro từ các biến động chung của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả KSNB của doanh nghiệp LHD, từ đó ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp này.
Quy định của pháp luật đối với lĩnh vực LHD:
Theo quy định tại pháp luật về đầu tư, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực LHD, cần được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến tham gia của các Bộ
ngành trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Khoản 1, Điều 31, Luật Đầu tư năm 2014 quy định: “Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây: …1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:…d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí” (Quốc hội, 2014). Theo đó, dự án cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, cần bảo đảm nguồn vốn đầu tư, công nghệ sử dụng tiên tiến, hiệu quả dự án và có báo cáo đánh giá tác động môi trường…Vì vậy, trong trường hợp không có sự thay đổi pháp luật về đầu tư, việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp LHD, bên cạnh giới hạn do yếu tố vốn và công nghệ còn bị giới hạn bởi pháp luật để bảo đảm cân bằng giữa an ninh năng lượng quốc gia và vấn đề môi trường.
Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp LHD chịu sự chi phối của pháp luật về doanh nghiệp, an toàn môi trường, an toàn lao động, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, pháp luật về thuế, quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu. Tùy loại hình hoạt động và nguồn gốc vốn, doanh nghiệp LHD có thể còn chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán nếu là công ty đại chúng và Luật Đầu tư và sử dụng vốn đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Luật số 69) nếu là doanh nghiệp có vốn nhà nước…Trường hợp doanh nghiệp LHD là công ty đại chúng cần tuân thủ việc công bố, minh bạch thông tin và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định tại Luật Chứng khoán. Trường hợp là công ty có vốn nhà nước sẽ chịu sự giám sát gián tiếp/trực tiếp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hiệu quả sử dụng vốn và giám sát an toàn tài chính của doanh nghiệp.
Một điểm đáng lưu ý khác về pháp luật trong lĩnh vực LHD là hàng rào thuế quan đối với dầu thô và xăng dầu xuất, nhập khẩu. Việt Nam đã và đang gia nhập sâu rộng vào nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTAs) trong đó có các cam kết cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng xăng dầu. Việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu và xuất khẩu theo lộ trình cam kết tại các FTAs này vừa tạo ra cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp LHD trong nước: nếu cơ cấu sản phẩm xuất khẩu lớn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng mức độ cạnh tranh tại thị trường quốc tế, nếu cơ cấu
sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước, ưu thế sản phẩm trong nước sẽ giảm khi thuế suất nhập khẩu xăng dầu tiệm cận về 0%, sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh lớn hơn từ sản phẩm xăng dầu nhập khẩu.
Có thể thấy, LHD là lĩnh vực kinh doanh đặc thù chịu tác động của nhiều luật lệ, chính sách pháp luật nên KSNB tại doanh nghiệp LHD cần được thiết kế và vận hành để bảo đảm doanh nghiệp đạt được mục tiêu tuân thủ. Việc tăng cường nhận thức của toàn thể nhân viên công ty về tính trung thực, kỷ luật lao động và trước hết là ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật tác động đến hoạt động sản xuất, thương mại đến tài chính của Công ty là nhiệm vụ đầu tiên lãnh đạo các doanh nghiệp LHD cần thực hiện và hiệu lực hóa. Ngoài ra, so với nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường khác, các rủi ro thay đổi quy định pháp luật là một trong những rủi ro đặc biệt cần lưu tâm trong lĩnh vực LHD. Để ứng biến với các rủi ro luật pháp, các doanh nghiệp LHD cần tổ chức bộ phận pháp chế với nhân sự có trình độ chuyên môn cao, thu thập các thay đổi về pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp cũng như đánh giá các tác động có thể xảy ra với doanh nghiệp hoặc có thể sử dụng các hợp đồng tư vấn pháp lý với dịch vụ do bên thứ ba chuyên nghiệp cung cấp để có các biện pháp ứng phó thích hợp.
Đặc điểm về vốn:
Vốn là nguồn tiền để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động của mình. Các nghiệp vụ về vốn thường ít phát sinh nhưng có giá trị lớn, vì vậy các hoạt động kiểm soát cần mang tính toàn diện. Đặc điểm vốn của doanh nghiệp LHD mang đầy đủ đặc điểm vốn của một doanh nghiệp lớn thể hiện qua quy mô vốn, nguồn gốc vốn, hình thức sở hữu…
Về quy mô vốn, LHD là một trong những ngành nghề kinh doanh yêu cầu quy mô vốn rất lớn để tài trợ mua sắm, lắp đặt TSCĐ là hệ thống phân xưởng, nhà máy điện, cảng biển… trị giá hàng tỷ USD. Để bảo đảm nguồn vốn có quy mô lớn tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm, sửa chữa dây chuyền thiết bị, doanh nghiệp LHD cần xây dựng các chính sách, biện pháp quản trị và tối ưu hóa hoạt động sử dụng vốn. Mặt khác, vốn của doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà được chuyển thành tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, việc kiểm soát về vốn cần gắn chặt với việc kiểm soát các tài sản mà vốn chuyển đổi
thành trong đó đặc biệt là biến động của các tài sản có giá trị lớn.
Về nguồn gốc vốn, quy mô vốn có giá trị lớn của các doanh nghiệp LHD thường có cấu trúc vốn phức tạp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, được huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn góp của nhà sáng lập, vốn huy động trên thị trường chứng khoán, vốn vay và vốn huy động qua phát hành trái phiếu...
KSNB đối với nguồn vốn chủ sở hữu cần bảo đảm tiếp nhận đầy đủ và sử dụng vốn hiệu quả. Biện pháp phổ biến nhất là đối chiếu giữa các khoản chi cụ thể với chứng từ tương ứng, mà trước hết là thực hiện chặt chẽ việc phân chia trách nhiệm trong 4 bước thực hiện nghiệp vụ: phê duyệt, thực hiện, bảo quản tài sản và ghi chép cho các cá nhân và bộ phận khác nhau để giảm thiểu rủi ro gian lận, sai sót. Đối với các công ty đại chúng, việc theo dõi sự biến động của cơ cấu vốn chủ sở hữu là yêu cầu bắt buộc và thực hiện các thủ tục công bố thông tin cần thiết. Việc thực hiện ghi sổ đối với cổ phiếu cần lưu ý đến giá trị của cổ phiếu, lượng, loại cổ phiếu phát hành, mua lại, chia cổ tức bằng cổ phiếu… Đối với các doanh nghiệp LHD có vốn nhà nước, việc sử dụng vốn còn chịu sự giám sát trực tiếp/gián tiếp từ các cơ quan nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài các khoản vay vốn thông thường như các doanh nghiệp khác, vốn vay của các doanh nghiệp LHD đối với các khoản vay vốn có giá trị lớn có thể cần yêu cầu để được vay vốn cao hơn như các khoản vay có bảo lãnh, khi đó nghĩa vụ thanh toán các khoản vay (gốc và lãi) trực tiếp là doanh nghiệp đi vay, nghĩa vụ thanh toán cuối cùng là doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh hoặc Chính phủ (khi khoản vay do Chính phủ bảo lãnh). Khi đó các nghiệp vụ vay vốn này có thể phát sinh thêm phí bảo lãnh. Các khoản vay có thể là cho vay hợp vốn giữa các Nhà tài trợ (Sponsors) do khoản vay có trị giá lớn, khi đó doanh nghiệp cần cam kết và thực hiện cam kết về doanh thu, lợi nhuận…cần đạt được qua các năm để có thể tiếp nhận vốn vay được giải ngân. Mặt khác, vốn vay của các doanh nghiệp LHD tại Việt Nam thường có thể vượt quá yêu cầu an toàn tín dụng của một ngân hàng ở Việt Nam, do đó thường có thể thấy trong cơ cấu vốn vay của doanh nghiệp LHD có vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc vốn vay bằng ngoại tệ. Khi đó bên cạnh rủi ro về lãi vay, rủi ro về tỷ giá và
nguồn ngoại tệ thanh toán cũng được đặt ra với doanh nghiệp LHD.
Việc sử dụng lượng vốn vay lớn, rủi ro về lãi suất và tỷ giá cao, yêu cầu bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh để thỏa mãn điều kiện vay vốn, KSNB về vốn vay tại các doanh nghiệp LHD cần được thực hiện chặt chẽ để bảo đảm mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay. Theo đó, kiểm soát cần được thực hiện từ khâu phê chuẩn đến việc ký hợp đồng vay vốn, theo dõi và sử dụng vốn vay đến hoàn trả gốc và lãi vay. Các hợp đồng vay ngắn hạn thường để tài trợ các nghiệp vụ thường xuyên như mua hàng – thanh toán vì vậy kiểm soát vốn vay ngắn hạn cần gắn với kiểm soát việc thanh toán tiền hàng bằng việc mở các sổ phụ theo dõi với từng khách hàng, số nợ phải trả, chỉ thanh toán khi nhận đủ hàng bảo đảm chất lượng,…Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường liên quan đến hoạt động đầu tư do đó thời gian thanh toán nhiều lần và kéo dài và giá trị rất lớn, vì vậy cần đặc biệt quan tâm đến việc phê chuẩn và kiểm tra định kỳ, thanh toán theo tiến độ, có các hồ sơ chứng minh việc hoàn thành tiến độ công việc…
Đặc điểm về tài sản cố định:
Một nhà máy LHD có giá trị TSCĐ rất lớn – trị giá hàng tỷ USD, chục tỷ USD. Nhà máy LHD hoàn chỉnh ngoài hệ thống các phân xưởng sản xuất chính, các bồn chứa dầu thô, bồn chứa thành phẩm còn cần khu vực nhà máy điện cung cấp điện phục vụ hoạt động liên tục của hệ thống phân xưởng, cảng biển, đê chắn sóng, hệ thống đường ống dẫn dầu thô vào nhà máy và dẫn xăng dầu thành phẩm ra cảng biển, các phao bơm dầu để dẫn dầu ra vào các tàu chở dầu…
Các kiểm soát về TSCĐ nhằm quản lý về mặt hiện vật và mặt giá trị của tài sản. Đối với quản lý về mặt hiện vật: Các tai nạn, hỏng hóc tài sản cố định trong lĩnh vực LHD có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường, con người. Vì vậy các chính sách, thủ tục kiểm soát về vật chất, giới hạn quyền tiếp cận tài sản tại các nhà máy LHD đặc biệt được chú trọng, ngăn chặn các sai sót và gian lận trong việc tiếp cận tài sản không đúng thẩm quyền và sử dụng tài sản không hợp lý dẫn đến các hỏng hóc, tai nạn. Đối với các doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp LHD có thể lựa chọn việc quản lý TSCĐ kết hợp giữa tập trung và phân tán, các phân xưởng, máy móc thiết bị có đặc thù riêng và lắp đặt cố định được giao cho bộ phận trực tiếp quản lý, đối với các máy móc, vật tư được quản lý
tập trung và có thể điều động đến các bộ phận khi cần thiết.
Đối với quản lý về mặt giá trị: Do đặc thù tài sản cố định là các phân xưởng nhà máy có giá trị, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, quy trình vận hành phức tạp nên cần ban hành quy trình mua hàng tại doanh nghiệp LHD chi tiết, đầy đủ, trong đó cần bảo đảm nguyên tắc phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, phê chuẩn khi thực hiện hoạt động kiểm soát mua sắm TSCĐ từ khâu