Đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (Trang 122 - 142)

- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) là cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện chức năng quản lý vốn tại PVN, chịu trách nhiệm quyết toán cổ phần hóa và quyết định chủ trương thoái vốn của PVN tại BSR, vì vậy UBQLVNN cần chủ trì thực hiện dứt điểm quyết toán cổ phần hóa tại BSR, đôn

đốc, yêu cầu PVN tìm đối tác chiến lược đầu tư để thoái vốn đầu tư tại BSR thực hiện định hướng tái cơ cấu PVN của Chính phủ và giúp BSR tiếp nhận được nguồn lực mới về vốn và công nghệ cho BSR phát triển.

- Đối với Bộ Công Thương: Hoàn thiện, ban hành và tập huấn về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để doanh nghiệp có khuôn khổ pháp luật mới, nắm bắt các quy định để sớm điều chỉnh hoạt động bán xăng dầu thành phẩm. Thực hiện hướng dẫn, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn xăng dầu sản xuất trong nước để phù hợp với tiêu chuẩn khí thải động đối với ô tô, xe máy theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với Bộ Tài chính: Hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hệ thống văn bản chính sách về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 và số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp; Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phẩn) trong đó làm rõ nguyên tắc thoái vốn dưới giá trị sổ sách đối với các công ty làm ăn thua lỗ, phân chia trách nhiệm trong điều hành và thực hiện các dự án này. Ngoài ra, đề nghị xem xét hướng dẫn chính sách kế toán, tài chính và thuế đối với chi phí phát sinh từ các nghiệp vụ hedging phái sinh trong phái sinh tỷ giá và hàng hóa để hạn chế rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

4.4. Các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai về kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn

Vai trò giúp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro sai sót, nâng cao hiệu quả hoạt động của KSNB đã được khẳng định nhưng việc thiết lập và vận hành KSNB bảo đảm tính hữu hiệu của KSNB thông qua việc hiện hữu và hiệu quả cả năm yếu tố Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát thì cần sự nỗ lực của các cấp quản lý và toàn thể Công ty. BSR

đang trong giai đoạn đầu hoạt động sau chuyển đổi mô hình, cơ cấu tổ chức nên có rất nhiều thay đổi cần từng bước thích nghi và hoàn thiện. Việc xây dựng và thực hiện KSNB phù hợp là một quá trình liên tục từ thiết lập, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh KSNB để phù hợp với các đặc điểm kinh doanh mới. Theo đó, các đánh giá về KSNB trong điều kiện hiện nay có thể sẽ không phù hợp trong tương lai.

Luận sử dụng phương pháp đánh giá định tính 5 yếu tố cấu thành KSNB theo khung lý thuyết COSO 2013 trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp để đưa ra đánh giá về KSNB ở góc độ chung toàn Công ty. Vì vậy trong tương lai đề tài có thể được nguyên cứu theo phương pháp tiếp cận khác hoặc đi sâu được vào KSNB tại từng khoản mục/nghiệp vụ của BSR.

KẾT LUẬN CHUNG

Kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, báo cáo đáng tin cậy và bảo đảm sự tuân thủ luật lệ, quy định đặc biệt là đối với Công ty cổ phần lọc hóa dần Bình Sơn – đơn vị vừa chuyển đổi từ công ty 100% vốn nhà nước sang mô hình hoạt động mới - CTCP hiện nay với mục tiêu hoạt động, báo cáo và tuân thủ mới phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp đại chúng có vốn nhà nước và hoạt động trong lĩnh vực nhiều thách thức, nhạy cảm với biến động kinh tế xã hội. Trên cơ sở nhận thức vai trò của KSNB với Công ty, Luận văn đã giải quyết một số nội dung sau:

Thứ nhất, tóm tắt, tổng hợp cơ sở lý luận về KSNB và đặc điểm của doanh nghiệp lọc hóa dầu có vốn nhà nước ảnh hưởng đến KSNB trong doanh nghiệp

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích thực trạng KSNB tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn lần lượt theo 5 yếu tố cấu thành KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích nêu trên, đánh giá những ưu điểm, nguyên nhân và hạn chế để đề xuất các giải pháp hoàn thiện các yếu tố KSNB tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn.

Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về thời gian, thông tin và kiến thức nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và những người quan tâm để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Tiếng Việt:

1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng (2013), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN IEC/ISO 31010:2013 Quản trị rủi ro - Kỹ thuật đánh giá rủi ro.

2. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính.

3. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1- Hệ thống tài khoản kế toán), NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2 - Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập, báo cáo tài chính hợp nhất, chứng từ và sổ kế toán, ví dụ thực hành), NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Chính phủ (2014), Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 về kinh doanh xăng dầu.

6. Chính phủ (2019), Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Kiểm toán nội bộ.

7. Cổng thông tin điện tử của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn:

https://www.bsr.com.vn

8. Đoàn Thị Kim Vân (2019), “Kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

9. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS.TS. Ngô Trí Tuệ (2014), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Hoàng Minh Thắng (2017), “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong Công ty Xuất nhập khẩu Minexport”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

11. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty 319”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

13. Quốc hội (2013), Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Luật Đấu thầu.

14. Quốc hội (2014), Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư.

15. Quốc hội (2014), Luật số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp.

16. Quốc hội (2014), Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

17. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

Tiếng Anh:

1. COSO (2013), Internal Control – Intergrated framework.

2. IAASB (2003), International standarsd on auditing 315 – Identifying and assessing the risk of material misstatement through understanding the entity and its environment.

TRÁCH BẰNG VĂN BẢN

(Trích lục Nội quy lao động của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn kèm theo Quyết định số 54/QĐ-BSR ngày 06/07/2018 của Tổng Giám đốc Công ty)

CỦA BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

(Trích lục Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát nội bộ bạn hành kèm theo Quyết định số 02969/QĐ-BSR ngày 13/08/2019 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (Trang 122 - 142)