đến kiểm soát nội bộ
- Hình thức sở hữu và quản lý vốn của công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước tại công ty con:
Theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Khoản 8, Điều 4). Nhà nước sẽ kiểm soát Công ty mẹ một cách trực tiếp thông qua cơ quan đại diện chủ sở
hữu và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước là Hội đồng thành viên. Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 (Luật số 69) chi phối hoạt động đầu tư, kinh doanh, đánh giá hiệu quả và giám sát tài chính việc sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, nguyên tắc hoạt động nổi bật nhất HĐTV Công ty phải bảo đảm thực hiện là “bảo toàn và phát triển số vốn nhà nước”. Để hiệu quả sử dụng vốn của Công ty mẹ đạt mục tiêu nêu trên thì KSNB tại Công ty con cũng cần được thiết kế và đạt mục tiêu hoạt động sử dụng vốn của các công ty con cũng bảo đảm nguyên tắc bảo toàn vốn.
Đối với các công ty con là công ty cổ phần do DNNN nắm tỷ lệ chi phối (trên 50% vốn), Công ty mẹ quản lý thông qua hình thức đầu tư vốn, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện vốn phần vốn của DNNN tại CTCP. Với các công ty DNNN nắm quyền chi phối, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của CTCP vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ định hướng của Công ty mẹ. Trong khi đó các kế hoạch sản xuất kinh doanh, sử dụng và phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ của DNNN cần có sự phê chuẩn hàng năm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, định hướng, mục tiêu, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty con sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ định hướng, mục tiêu kinh doanh của Công ty mẹ và ảnh hưởng gián tiếp từ các chỉ tiêu kinh doanh, đóng góp ngân sách do cơ quan nhà nước xây dựng.
- Quan hệ quản lý kinh doanh của Công ty mẹ và công ty con:
Ngoài việc quản lý về vốn, Công ty mẹ còn chi phối hoạt động tại Công ty con thông qua các hoạt động quản lý kinh doanh. Mặt khác, trong cùng một hệ sinh thái của Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia, thông qua cơ chế điều phối, định hướng của Công ty mẹ.
Theo đó, việc thiết lập mục tiêu kinh doanh của công ty con, môi trường kiểm soát và các chính sách, thủ tục kiểm soát đều sẽ chịu ảnh hưởng và phải thống nhất theo chiến lược, kế hoạch, chính sách chung của Tập đoàn, bao gồm: định hướng lĩnh vực kinh doanh tránh xung đột trong cùng một Tập đoàn, định hướng kế
hoạch sản xuất kinh doanh trung và dài hạn thống nhất, bổ trợ cho chiến lược kinh doanh của Tập đoàn; định hướng về tổ chức, cán bộ; kế hoạch đào tạo và việc lựa chọn ứng dụng công nghệ khoa học, hoạt động nghiên cứu và phát triển; thiết lập, kết nối mạng lưới thông tin toàn bộ các doanh nghiệp thành viên, thống nhất nguyên tắc lập báo cáo tài chính để hợp nhất báo cáo tài chính; kế hoạch phân phối lợi nhuận; định hướng giám sát tài chính và tổ chức kiểm soát…
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, do đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt động, quy mô vốn và năng lực tài chính, nên tại các công ty con quan điểm nhận thức và phong cách điều hành của chính lãnh đạo tại công ty con cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tạo ra màu sắc KSNB riêng, phù hợp tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó có thể thấy: Cơ chế phối hợp hoạt động giữa Công ty mẹ và công ty con chặt chẽ như trên đòi hỏi khi xây dựng hệ thống KSNB, công ty con cần bảo đảm:
- Vừa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý riêng của mình vừa phải tuân thủ các quy chế và chính sách do Công ty mẹ ban hành áp dụng chung, thống nhất. - Thủ tục kiểm soát phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước;
- Chính sách và thủ tục lựa chọn đối tác kinh doanh cần được chọn lọc, đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu, tránh việc nể nang thiên vị các đơn vị có quan hệ liên kết cũng như cần có chính sách thích hợp để đa dạng nhà cung cấp, đối tác, khách hàng ngoài hệ thống để phân tán rủi ro.
Ngược lại, Công ty mẹ cũng cần hiểu biết về đặc điểm sản xuất kinh doanh, các rủi ro, ngành nghề của từng đơn vị thành viên khi xây dựng, vận hành các chính sách, thủ tục kiểm soát cũng như nâng cao nhận thức về vai trò của KSNB tại đơn vị mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tại chương 2, tác giả đã trình bày khái lược lý thuyết về KSNB trong đó tập trung làm rõ quan điểm về KSNB, các yếu tố và nguyên tắc xây dựng KSNB tại doanh nghiệp theo COSO 2013 để làm cơ sở cho những đánh giá về KSNB tại BSR và đề
xuất giải pháp hoàn thiện. Mỗi một doanh nghiệp tùy đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình để xây dựng KSNB với các chính sách và thủ tục kiểm soát phù hợp, tuy nhiên cần bảo đảm tính hiện hữu và hiệu quả của cả 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin - truyền thông và Giám sát.
Ngoài ra, tại chương 2, tác giả cũng nêu ra các đặc điểm của doanh nghiệp LHD có vốn nhà nước ảnh hưởng đến KSNB tại doanh nghiệp, trong đó phân tích trên các khía cạnh: đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh LHD, đặc điểm sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước và đặc điểm chi phối hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ tại các công ty con trong mô hình Công ty Mẹ - con. Từ đó, có đánh giá bước đầu và tạo tiền đề để phân tích sâu hơn về KSNB tại CTCP LHD Bình Sơn tại Chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN 3.1. Giới thiệu Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Tên tiếng Anh: Binh Son Refining and Petrochemical Joint Stock Company “Trụ sở chính: 208 Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-255) 3825 825 – Fax: (84-255) 3825 826
Văn phòng điều hành: Khu nhà hành chính NMLD Dung Quất, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-255) 3616 666 – Fax: (84-255) 3616555
Địa điểm Nhà máy: Khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn các xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Website: www.bsr.com.vn Email: info@bsr.com.vn
BSR là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLHD) Dung Quất, là đơn vị tiên phong đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp LHD Việt Nam.”
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần lọc hóa dầuBình Sơn Bình Sơn
-“Sản xuất chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, phân phối dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hóa phẩm, phụ gia, xúc tác, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu ngành LHD.
- Sữa chữa, bảo dưỡng máy móc và thiết bị thuộc lĩnh vực LHD.
- Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện thiết bị, công trình LHD. - Đào tạo nguồn nhân lực, thuê và cho thuê chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp LHD và cảng biển.”
- Cung cấp các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, tàng trữ thuộc công nghiệp LHD. - Cung cấp các dịch vụ phân tích, dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và các hóa chất, phụ gia, xúc tác, nhiên liệu sinh học phục vụ hoạt động LHD.
- Dịch vụ hải cảng, cảng biển phụ trợ cho ngành LHD.
- Đầu tư và phát triển các dự án LHD, nhiên liệu sinh học trong nước và quốc tế.
3.1.3. Giới thiệu sơ lược về Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất
NMLHD Dung Quất là“công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí với tổng số vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD. Nhà máy được khởi công xây dựng từ năm 2005 và chính thức đi vào vận hành thương mại từ năm 2011. Nhà máy gồm 15 phân xưởng công nghệ, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và hệ thống bể chứa dầu thô đầu vào và bể chứa sản phẩm, đường ống dẫn dầu thô và sản phẩm từ cảng nhập và ra cảng xuất. Cùng với đó, Nhà máy có quản lý và vận hành hệ thống cảng biển phụ trợ, hệ thống đê chắn sóng.”
Nguyên liệu đầu vào của Nhà máy là dầu thô tại mỏ Bạch Hổ (Việt Nam) hoặc dầu thô tương đương. Trước tình hình nguồn dầu thô tại mỏ Bạch Hổ đang dần cạn kiệt, BSR đã có chính sách đa dạng hóa nguồn dầu thô đầu vào. Theo báo cáo thường niên năm 2019 của BSR, BSR đã nâng tỷ lệ dầu thô nhập khẩu lên trên 48% tổng nhu cầu dầu thô của Nhà máy từ nguồn dầu thô Azeri từ Azerbaijan (5 triệu thùng), WTI Mỹ (4,35 triệu thùng) và Champion từ Singapore (1,8 triệu thùng) để phục vụ nhu cầu nguyên liệu đầu vào 6 tháng đầu năm 2020.
Công suất chế biến của Nhà máy theo thiết kế là sản xuất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tương đương khoảng 148.000 thùng xăng dầu thành phẩm/ngày, đáp ứng được 30% tổng nhu cầu xăng dầu cả nước. Sản phẩm chính của Nhà máy là sản phẩm Xăng Ron 92, Ron 95 và Dầu Diesel. Chi tiết cơ cấu sản phẩm của Nhà máy như sau:
Bảng 3.1. Danh sách sản phẩm chính của BSR
Tên sản phẩm Nghìn tấn/năm
“Khí hóa lỏng Propylene” “136 – 150”
“Khí hóa lỏng (LPG)” “400 – 420”
“Xăng RON 92” “1.400 – 1.800”
“Xăng RON A95” “600 – 700”
“Dầu hỏa/nhiên liệu bay Jet A1” “80 – 400”
“Dầu động cơ Diesel ôtô (DO)” “2.900 – 3.200”
“Dầu nhiên liệu (FO)” “60 – 100”
“Hạt nhựa Polypropylene” “135 – 150”
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019, BSR)
Trong đó, các sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước bao gồm các sản phẩm xăng, nhiên liệu máy bay, hạt nhựa PP, khí hóa lỏng LPG. Các sản phẩm dầu nhiên liệu FO và dầu nhiên liệu hàng hải MFO được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
3.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của BSR
Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Tăng giảm (%) Quý 1/2019 Quý 1/2020 Tăng giảm (%)
1 Doanh thu thuần 111.952 102.824 (8,15) 23.070 17.991 (22,02) 2 Lợi nhuận thuần
từ HĐKD
5.038 2.990 (40,66) 617 (2.349) (480,71)
3 Lợi nhuận khác 15 65 329,30 14 3 (78,57)
4 Lợi nhuận trước thuế
3.786 3.054 (19,33) 631 (2.345) (471,63) 5 Lợi nhuận sau
thuế
3.557 2.873 (19,33) 598 (2.348) (492,64)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018, 2019 và Báo cáo hợp nhất quý 1/2020, BSR)
Có thể thấy, trong hai năm gần đây, BSR đối mặt với thách thức lớn từ diễn biến không thuận lợi trên thị trường xăng dầu thế giới và trong nước. Kết quả kinh doanh của BSR liên tục sụt giảm do các biến động bất thường với biên độ lớn của giá dầu thô đầu vào năm 2019 trong khoảng 60 -70 USD/thùng, khoảng cách giữa giá xăng dầu thành phẩm và giá dầu thô đầu vào hẹp dẫn đến thu hẹp lợi nhuận của doanh nghiệp. Quý 1 năm 2020, do tác động kép từ giá dầu sụt giảm (từ 67,02 USD/thùng bình quân tháng 12/2019 xuống còn 31,83 USD/thùng bình quân tháng 03/2020, giảm 47% giá trị) và nhu cầu thị trường giảm rất mạnh do dịch bệnh covid 19, BSR gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, lượng hàng tồn kho lớn, có thời điểm giá dầu thô đầu vào lớn hơn giá xăng dầu thành phẩm bán ra, vì vậy trong Quý 1/2020, BSR ghi nhận khoản lỗ trước thuế lớn 2.345 tỷ đồng.
3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn
CTCP LHD Bình Sơn tiền thân là Công ty TNHH MTV LHD Bình Sơn, là đơn vị 100% vốn của PVN. Trong năm 2018, Công ty đã thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên sàn Upcom. Với vai trò công ty đại chúng, BSR luôn coi trọng thiết lập KSNB vững mạnh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm tính minh bạch của thông tin, số liệu, tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, đối tác và tuân thủ các quy định pháp luật đối với công ty cổ phần và công ty đại chúng.
Trong cơ cấu vốn của BSR, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn nắm giữ hơn 92% vốn điều lệ. Vì vậy, hoạt động của Công ty vẫn chịu sự chi phối của Công ty mẹ là PVN – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước về vai trò định hướng hoạt động, kinh doanh và thực hiện giám sát thông qua người đại diện phần vốn của PVN tại BSR và quyền chi phối quyết định tại Hội đồng quản trị. Vì vậy, KSNB tại BSR cũng sẽ chịu sự tác động từ Công ty mẹ - PVN và sự kiểm soát gián tiếp từ cơ quan chức năng đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3.2.1. Môi trường kiểm soát
3.2.1.1. Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức
Con người là nhân tố khởi nguồn của KSNB, con người trong doanh nghiệp bao gồm phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Trong đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về vấn đề tài và đức: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, đối với KSNB trong doanh nghiệp nói chung và nội dung môi trường kiểm soát nói riêng, đạo đức là yếu tố đầu tiên, là điều kiện cần để bảo đảm môi trường kiểm soát vững mạnh từ đó góp phần bảo đảm tính hữu hiệu tổng thể của KSNB. Phẩm chất, đạo đức người lao động sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thiết lập, vận hành và giám soát các hoạt động KSNB.
Tại BSR, tính chính trực và giá trị đạo đức trước hết được cấp lãnh đạo Công ty đề cao, gương mẫu thực hiện. Theo quy định tại Điều 47, Điều lệ Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (ban hành kèm theo Nghị quyết số 1872/NQ-BSR ngày 26/05/2020 của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn), để thực hiện trách nhiệm trung thực và tránh các xung đột về quyền lợi, Thành viên HĐQT,
Kiểm soát viên, thành viên điều hành doanh nghiệp phải:“công khai thông tin các lợi ích của cá nhân và người liên quan tại BSR theo quy định của pháp luật; không được sử dụng các thông tin, cơ hội kinh doanh có được nhờ vị trí của mình tại Công ty để tư lợi cá nhân hoặc cho người khác có liên quan; có trách nhiệm thông báo cho HĐQT về sự xung đột giữa lợi ích công ty và lợi ích mà thành viên đó có thể được hưởng từ các tổ chức, cá nhân khác; không được tiết lộ các thông tin chưa công bố hoặc không được phép công bố của Công ty; có trách nhiệm thông báo và xin ý kiến đối với các giao dịch của các tổ chức, cá nhân mà thành viên đó có lợi ích tài chính