Giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 27)

Theo các nhà chuyên môn: “Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề vừa phù hợp với nguyện vọng của cá nhân vừa phù hợp với sự phân công lao động xã hội ngay từ khi còn học ở trường phổ thông”.

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục. Đây là việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xu thế của nhu cầu xã hội và phân công lao động xã hội. Thực tế đã cho chúng ta thấy: sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh, thiếu niên ít khi phù hợp với hướng sản xuất, nhu cầu lao động xã hội nên mới xảy ra tình trạng mất cân đối như hiện nay (người có trình độ đại học thì quá nhiều trong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề thì lại thiếu). Từ đó mới

xảy ra tình trạng làm việc trái ngành nghề được đào tạo, kỹ sư có trình độ đại học lại đi làm công việc của một công nhân kỹ thuật…Do vậy tác dụng của giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội. Kết quả của giáo dục hướng nghiệp chính là giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân để lựa chọn nghề phù hợp, có điều kiện phát triển tiềm năng của mỗi em, như vậy chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực sẽ cao hơn.

Như vậy: Giáo dục hướng nghiệp là giúp học sinh tự giác chọn nghề trên cơ sở biết điều hòa lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 27)