KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 118)

5 Phù hợp với sở thích của bản thân 2 8,33 28 9,33 30 10,00 83 27,66 6Do gia đình và ngườ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Xuất phát từ yêu cầu thực tế công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường THPT Việt Vinh. Tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động dạy hướng nghiệp, cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu một cách nghiêm túc các chủ trương chính sách, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ Bộ GD&ĐT, của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Giang về công tác hướng nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT. Đồng thời tôi tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Việt Vinh. Từ đó tìm ra các biện pháp quản lý tốt hoạt động hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh góp phần vào việc giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho học sinh, chuẩn bị tiền đề cho các em lựa chọn một hướng đi phù hợp với năng lực sau tốt nghiệp THPT để hòa nhập với cuộc sống, với thị trường lao động vốn phong phú và phức tạp hiện nay.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được nghiên cứu, bằng các phương pháp điều tra khảo sát, trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh ở các trường THPT. Tôi thấy rằng để tăng cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở THPT Việt VInh ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang cần áp dụng đồng bộ 6 biện pháp sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về giáo dục hướng nghiệp

2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tư vấn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

5. Nâng cao trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

6. Tăng cường quản lý, xã hội hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp

Qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp, chúng tôi thấy các giải pháp đã phù hợp với giả định đưa ra, hầu hết các ý kiến được hỏi đều đồng tình với các giải pháp mà chúng tôi đưa ra và cho rằng chúng có tính khả thi cao và rất cấp thiết, phù hợp. Nếu thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nêu trên từ chỉ đạo chung của Sở GD&ĐT đến chỉ đạo các tổ chức thực hiện của các trường THPT trong tỉnh sẽ được nâng cao, góp phần tích cực trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi ra trường, chuẩn bị tốt các em đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội

Tuy nhiên do giới hạn của luận văn mà tôi chưa thể đưa ra tất cả các khía cạnh khác nhau của vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông như: hợp tác quốc tế về giáo dục hướng nghiệp hay tiêu chí để tuyển chọn giáo viên và các cán bộ quản lý làm công tác giáo dục hướng nghiệp.

Một số vấn đề khác và thực tiễn mà chúng tôi dự kiến sẽ nghiên cứu tiếp là: Mối liên hệ hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông hay giáo dục hướng nghiệp trong tình hình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 118)