Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tư vấn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 105)

5 Phù hợp với sở thích của bản thân 2 8,33 28 9,33 30 10,00 83 27,66 6Do gia đình và ngườ

3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tư vấn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu

Giúp học sinh hiểu rõ về mình trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai, các em biết lựa chọn nghề khoa học, đúng hướng đi sau khi

tốt nghiệp THPT mà còn mang ý nghĩa giáo dục, kinh tế, xã hội, nhân văn và ý nghĩa chính trị sâu sắc.

Giúp cho đội ngũ giáo viên TVHN có năng lực TVHN, cụ thể là có khả năng giao tiếp với học sinh, biết sử dung những phương pháp khác nhau, biết thu lượm những thông tin và cứ liệu cần thiết để có thể đưa ra những lời khuyên sát hợp, có cơ sở khoa học nhằm giúp học sinh lựa chọn hướng học tập, hướng nghề nghiệp tương lai.

Làm giảm áp lực về tâm lý, về tổ chức trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, hạn chế bớt sự mất cân đối trong đào tạo và phân luồng được học sinh sau khi tốt nghiệp.

Tránh được sự lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động. Góp phần tích cực vào việc thay đổi nhận thức quan niệm của toàn xã hội về việc làm trong cơ chế thị trường, trong đó, người dân biết tự tạo việc làm là chính.

3.2.4.2. Nội dung

Chẩn đoán những thuộc tính và phẩm chất quan trọng về mặt nghề nghiệp. Đối chiếu cấu trúc tâm lý của nhân cách và hoạt động nghề nghiệp. Xác định con đường tiếp tục phát triển nhân cách để phù hợp với nghề nghiệp. Giới thiệu với học sinh đang có nhu cầu chọn nghề những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp.

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế họach nghề nghiệp của học sinh qua các dấu hiệu: hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề, thích học và học tốt những môn có liên quan đến nghề mình thích, đọc hoặc sưu tầm những tài liệu nói về nghề, thích làm những việc gần gũi với nghề định chọn, thể hiện cụ thể sự lựa chọn nghề của mình như đánh giá cao về nghề ...

Đo đạc các chỉ số tâm lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, óc tưởng tượng không gian, tư duy nhất là tư duy kỹ thuật với hai hình thức tư duy thao tác và tư duy không gian, xúc cảm, các quá trình tâm lý vận động như sự phối hợp vận động, độ rung tay...

Theo dõi bước đường phát triển sự phù hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động kỹ thuật, học nghề phổ thông và kết quả học tập ở trường.

Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như hướng sử dụng, tiếp tục bồi dưỡng sau khi ra trường để đạt được nguyện vọng nghề nghiệp hoặc học tập vào phiếu hướng nghiệp.

3.2.4.3. Cách tiến hành

Thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp (nếu khó khăn có thể sử dụng chung với phòng sinh hoạt hướng nghiệp )

Trang bị các thiết bị bên trong: tủ hồ sơ, bàn ghế, tranh ảnh nghề, các tài liệu về họa đồ nghề, máy móc dụng cụ đo các chỉ số tâm lý, các test dùng cho công tác tư vấn, trò chơi hướng nghiệp ...

Về lâu dài, mỗi trường phải có tối thiểu một người phụ trách tư vấn hướng nghiệp (nên tuyển chọn giáo viên tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục hoặc hoặc chọn giáo viên đưa đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn nghiệp vụ chuyên môn). Trước mắt, nhà trường cần tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy nghề... được thường xuyên dự các lớp bồi dưỡng tư vấn hướng nghiệp để có thể thực hiện các yêu cầu nêu trên.

Đây là công việc có nội dung mới mẻ nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình GDHN, đặc biệt là tư vấn nghề cho học sinh ,do đó hiệu trưởng các trường cần đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để đưa nội dung này vào trong chương trình , kế họach GDHN của nhà trường. Đồng thời từng bước có kế họach đào tạo bồi dưỡng giáo viên tư vấn hướng nghiệp; từng bước trang bị cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục này.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện

Sở GD & ĐT cần có văn bản chỉ đạo các trường THPT phải tiến hành xây dựng phòng sinh hoạt hướng nghiệp, đồng thời có kế hoạch kinh phí đầu tư cho việc mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt hướng

nghiệp. Ngoài ra, Sở GD & ĐT cần sớm liên kết với các trường Đại học, Học viện quản lý giáo dục để tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về TVHN trong đó trọng tâm là TVHN chuyên sâu để mỗi trường THPT có ít nhất một giáo viên chuyên trách TVHN.

Xây dựng phòng TVHN cho các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp huyện đạt yêu cầu về trang thiết bị theo “Danh mục đồ dùng và thiết bị kỹ thuật phòng Tư vấn nghề cho học sinh phổ thông của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp” ban hành kèm theo quyết định số 3253/QĐ- BGD&ĐT/KHCN ngày 01/8/2000 để phục vụ cho TVHN cho học sinh THPT trên địa bàn.

Hiệu trưởng các trường THPT phải dành ít nhất 01 phòng học để làm phòng SHHN. Trang bị các tư liệu sách, báo, tạp chí, hình ảnh ... phục vụ cho việc tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và nghề cụ thể; từng bước trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết theo "Danh mục đồ dùng và thiết bị kỹ thuật phòng Tư vấn nghề cho học sinh phổ thông của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp" ban hành kèm theo quyết định số 3253/ QĐ-BGD&ĐT/ KHCN ngày 01-8-2000 để phục vụ cho hoạt động TVHN của trường. Quan tâm chọn giáo viên có năng lực để đào tạo, bồi dưỡng trở thành giáo viên chuyên trách GDHN và có năng lực TVHN.

Trong điều kiện chưa có cán bộ chuyên trách TVHN để thực hiện TVHN chuyên sâu thì Hiệu trưởng các trường cũng phải có kế hoạch tổ chức thực hiện tư vấn sơ bộ cho học sinh nhất là học sinh cuối cấp học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 105)