Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 96)

5 Phù hợp với sở thích của bản thân 2 8,33 28 9,33 30 10,00 83 27,66 6Do gia đình và ngườ

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

bản tin của trường, trang wed của nhà trường và các buổi sinh hoạt ngoại khoá đối với học sinh cuối cấp. Nhà trường kết hợp với Trung tâm giáo dục kĩ thuật - hướng nghiệp, trường trung cấp nghề tổ chức những buổi trao đổi, tọa đàm với phụ huynh học sinh về công tác giáo dục hướng nghiệp cho con em họ.

Tóm lại: Hướng nghiệp có tính xã hội rất cao do vậy phải tuyên truyền sao cho huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, đi theo phương châm Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm.

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện

Sở GD&ĐT có bộ phận và cán bộ phụ trách hoạt động GDHN; có kế hoạch cụ thể tổ chức các hội nghị tập huấn, triển khai chỉ đạo hoạt động GDHN và kế hoạch kinh phí phục vụ tổ chức hội nghị.

In ấn đủ các tài liệu cần thiết để cung cấp cho các trường THPT

Hiệu trưởng và CBQL trường phải là những người có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về hoạt đông GDHN, có quyết tâm cao vượt mọi khó khăn khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáodục hướng nghiệp dục hướng nghiệp

3.2.2.1.Mục tiêu

Giúp cho CBQL và giáo viên quán triệt những điểm mới của chương trình và cấu trúc, nội dung của chương trình GDHN bậc THPT;

Biết cải tiến phương pháp dạy học hướng nghiệp theo hướng thầy là người thiết kế, trò là người thi công;

Biết vận dụng, cải tiến một cách linh hoạt các hình thức sinh hoạt hướng nghiệp để thu hút, lôi cuốn sự chú ý và tạo ra sự hứng thú cho học sinh khi tham gia sinh hoạt hướng nghiệp.

Giúp cho CBQL, giáo viên quán triệt quan điểm xây dựng chương trình, những điểm mới của cấu trúc, nội dung chương trình GDHN.

Sở GD&ĐT và các trường THPT cần có kế hoạch biên soạn bổ sung nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa hướng nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của địa phương.

3.2.2.2. Nội dung

- Về quan điểm xây dựng chương trình GDHN mới: Chương trình GDHN mới đảm bảo tính liên thông, tính kế thừa những ưu điểm, khắc phục những yếu điểm của chương trình GDHN cũ, trên cơ sở đó đưa vào một số vấn đề mới đã và đang xuất hiện trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; chương trình mới đảm bảo tính đa dạng, phong phú về nhiều mặt theo nhiều chủ đề khác nhau, phản ánh nhiều loại thông tin như thông tin về thế giới nghề nghiệp theo phân loại nghề, thông tin về nghề cụ thể theo cấu trúc bản mô tả nghề, thông tin về hệ thống đào tạo, về thị trường lao động, về thực tiễn sản xuất, kinh doanh, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và của địa phương, về năng lực của bản thân học sinh; chương trình mới coi học sinh là chủ thể của hoat động và thầy giáo phải là người tổ chức các hoạt động đó cho học sinh (đây là quan điểm chủ đạo xuyên suốt toàn bộ chương trình của các lớp).

- Về cấu trúc chương trình: Biết được cấu trúc của chương trình mới đảm bảo tính thống nhất cao ở cả 4 khối lớp ( lớp 9, 10, 11, 12 ) thể hiện như sau : lớp 9 có 04 chủ đề với thời lượng 4 tiết / tháng; lớp 10, 11, 12 có 8 chủ

đề với thời lượng 03 tiết/ tháng (riêng chủ đề 8 vào tháng 4 - 5 với thời gian là 6 tiết).

Có thể khái quát cấu trúc chương trình có 3 thành phần chính như sau: Phần kiến thức chung, kiến thức cơ sở để làm nền cho việc chọn nghề của học sinh.

Phần liên quan đến nhóm nghề và nghề cụ thể Phần giao lưu, thảo luận, tham quan

Ba khối kiến thức trên có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau

- Nội dung chương trình GDHN mới: Nội dung chương trình đảm bảo tính khoa học và tính hiện đại thể hiện như sau:

Bảo đảm đa dạng về các loại thông tin như:

Thông tin về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin về các nhóm ngành, nhóm nghề và nghề cụ thể. Thông tin về thị trường lao đông

Thông tin về đào tạo.

Thông tin về hứng thú, năng lực, hoàn cảnh gia đình học sinh, về cơ sở khoa học để giúp học sinh chọn nghề nghiệp phù hợp.

Tất cả những thông tin trên nhằm giúp các em lựa chọn nghề đúng.

Bảo đảm được tính liên thông, kế thừa và đồng bộ các kiến thức trong chương trình.

Tính liên thông, kế thừa về nội dung thể hiện từ thấp đến cao, liên tục, gắn bó với nhau trong một chỉnh thể thống nhất từ khái niệm về nghề, mô tả nghề, nguyên tắc chọn nghề (lớp 9), đến sự phù hợp nghề, các nhóm ngành nghề, nghề cụ thể ở lớp 10 - 11, và cuối cùng là tư vấn nghề ở lớp 12.

Tính đồng bộ thể hiện ở chỗ vừa có các ngành nghề đại trà, phổ biến như: các nghề ở địa phương (lớp 9), Nông - Lâm - Ngư nghiệp (lớp 10), giao

thông vận tải dịch vụ (lớp 11) vừa có các ngành nghề mũi nhọn như: Năng lượng, Dầu khí, Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin (lớp 11)

- Về cải tiến phương pháp dạy học, sinh hoạt hướng nghiệp: Hiện nay, đại bộ phận giáo viên ở trường phổ thông vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, đó là: thầy giảng - trò nghe, thầy hỏi - trò đáp, làm mất đi tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Học sinh trong lớp có hứng thú, năng lực và sở thích nghề rất khác nhau, vì thế nếu dập khuôn máy móc giảng dạy hoạt động GDHN, sẽ gây sự nhàm chán, mất hứng thú của học sinh. Trong chương trình hoạt động GDHN, quan điểm xây dựng chương trình coi học sinh là chủ thể của hoạt động chọn nghề và tổ chức các hoạt động cho học sinh được thể hiện rõ. Đó là hoạt động học tập theo các chủ đề của hướng nghiệp, hoạt động thực hành tìm hiểu nghề, hoạt động giáo dục nghề được thể hiện ở chỗ: Thầy tổ chức cho các em giao lưu với cơ sở sản xuất, tổ chức tham quan, tổ chức các buổi hội thảo, tranh luận ở lớp, ở nhóm... Như vậy, ở đây thầy đóng vai trò là người tổ chức, định hướng, điều khiển các hoạt động của học sinh; còn học sinh phải tự mình điều tra, thu thập các thông tin về nghề, về trường đào tạo, về sự phát triển kinh tế ở địa phương, về cơ sở sản xuất. Tóm lại, thầy là người thiết kế, còn trò là người thi công.

Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, cần chủ yếu tổ chức hoạt động theo quy mô lớp và nhóm nhỏ. Trong mọi hoạt động, giáo viên đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, học sinh giữ vai trò chủ thể hoạt động, tổ chức, điều khiển hoạt động và tự đánh giá. Dựa vào những đặc trưng của phương pháp dạy học, có thể đưa ra một số xu hướng đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDHN sau đây:

Phương pháp hướng vào mục tiêu đào tạo năng lực hành động cho học sinh. Hình thành và phát triển ở học sinh tính tích cực xã hội nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng.

Tăng cường năng lực làm việc và hợp tác và năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp của học sinh.

Phối hợp các phương pháp dạy học và sử dụng các phương tiện hiện đại, công nghệ tin học trong dạy học.

Để thu hút học sinh tích cực tham gia sinh hoạt hướng nghiệp thì ngoài nội dung hướng nghiệp phong phú, bổ ích, thiết thực thì cần có hình thức tổ chức hướng nghiệp hấp dẫn, thu hút học sinh. Do đó nhà trường cần phải phối hợp với Đoàn thanh niên lồng ghép các nội dung hướng nghiệp vào các hoạt động ngọai khóa. Thành lập các tổ ngoại khóa hướng nghiệp và có kế họach tổ chức cho học sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp hoặc đi tham quan những nơi đào tạo nghề mà địa phương cần. Chú ý khi tổ chức đi tham quan , nhà trường cần sinh họat với học sinh những yêu cầu đối với các em trước khi đi. Ví dụ yêu cầu về tôn trong nội qui nơi đến tham quan. Các hình thức tổ chức dạy học trong sinh hoạt hướng nghiệp cần được thay đổi đa dạng, phong phú và cũng nên vuợt ra khỏi 4 bức tường của phòng học như: tổ chức câu lạc bộ tìm hiểu về nghề, tham quan, sinh hoạt ngoài trời...

Từ nhận thức về chương trình GDHN chưa toàn diện và sâu sắc, dẫn đến phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN chưa phong phú và thiếu sáng tạo. HS trong lớp có hứng thú, năng lực và sở thích nghề rất khác nhau, vì thế không thể rập khuôn máy móc giảng dạy hoạt động GDHN như sách GV hướng dẫn. Chẳng hạn khi tổ chức các hoạt động GDHN với chủ đề “Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược” (chương trình lớp 10), GV yêu cầu HS cả lớp phải tham gia tìm hiểu, nhưng trong lớp có nhiều em không thích vì không hề có xu hướng đi theo các nghề của ngành này. Dẫn đến mục tiêu và yêu cầu của tiết tổ chức GDHN không đạt yêu cầu, gây nhàm chán, mất hứng thú đối với HS.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Trước hết phải tiến hành xây dựng đội ngũ giáo viên hướng nghiệp có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của GDHN, quán triệt quan điểm mới của nội dung GDHN, có năng lực chuyên môn giỏi khi tiến hành các hoạt động GDHN. Trong điều kiện thực tế hiện nay các trường không có giáo viên hướng nghiệp, cần tiến hành các bước sau đây:

Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên dạy môn công nghệ (trước đây là môn kỹ thuật) để đảm bảo chất lượng dạy và học bộ môn này làm nền tảng cho việc học nghề phổ thông và định hướng nghề của học sinh.

Có kế hoạch từng bước đi xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông vừa phong phú, đa dạng về ngành nghề, vừa có năng lực chuyên môn giỏi nhất là năng lực dạy thực hành nghề phổ thông.

Chọn những giáo viên có năng lực sư phạm tốt để phân công làm nhiệm vụ giáo viên hướng nghiệp. Có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hướng nghiệp ngắn hạn, dài hạn tập trung và tại chức để đảm bảo mỗi trường có đội ngũ giáo viên chuyên trách GDHN vừa có nhiệt tâm, vừa có năng lực chuyên môn.

Kết hợp với các biện pháp khác như: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học hướng nghiệp; phối kết hợp với Đoàn thanh niên, các lực lượng xã hội trong việc đổi mới hình thức sinh hoạt hướng nghiệp.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện

Cần thiết nên có chuyên ngành đào tạo giáo viên hướng nghiệp trong các trường sư phạm để đào tạo giáo viên dạy hướng nghiệp ở bậc trung học nói chung và trung học phổ thông nói riêng.

Ban Lao động hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng nghiệp cho giáo viên được phân công phụ trách GDHN của các tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với các trường THPT tiến hành quy hoạch nhân sự và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng nghiệp vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Hiệu trưởng các trường THPT phải chủ động trong việc quy hoạch phân công giáo viên phụ trách hướng nghiệp để có kế hoạch vừa bồi dưỡng tại trường, vừa đưa đi đào tạo bồi dưỡng ở tuyến trên.

Tranh thủ các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp tiến hành hoạt động GDHN.

Xây dựng môi trường trong và ngoài nhà trường thuận lợi cho việc tiến hành đổi mới các hình thức sinh hoạt hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 96)