Nâng cao trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 108)

5 Phù hợp với sở thích của bản thân 2 8,33 28 9,33 30 10,00 83 27,66 6Do gia đình và ngườ

3.2.5. Nâng cao trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục hướng nghiệp của nhà trường

nghiệp của nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu

Tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) tới tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên khác trong nhà trường.

Tận dụng các nguồn lực do nhà nước đầu tư, do xã hội đóng góp và do nhà trường tạo ra hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học - giáo dục trong đó GDHN.

Thực hiện có hiệu quả mục tiêu và kế hoạch GDHN, đưa hoạt động GDHN của nhà trường tiến lên trạng thái mới.

3.2.5.2. Nội dung

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch GDHN, quản lý và chỉ đạo nhà trường nói chung, một hoạt động giáo dục nói riêng không thể tùy tiện, tùy hứng mà phải trên cơ sở kế hoạch hóa toàn bộ quá trình của hoạt động. Quản lý, chỉ đạo hoạt động GDHN cũng vậy, nhất thiết hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch GDHN trong năm học và trong từng thời gian của năm học.

Thiết kế các công việc cần làm để thực hiện các mục tiêu hướng nghiệp căn cứ vào các hoạt động cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy và học và các hoạt động ngoại khóa khác nhau. Hiệu trưởng cần nghiên cứu thực tế tình hình của nhà trường (đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; học sinh và các điều kiện khách quan khác có ảnh hưởng đến hoạt động GDHN... ) kết hợp với nhiệm vụ năm học để xác định các mục tiêu phấn đấu, xác định các biện pháp cần thiết để tiến hành thực hiện các nội dung GDHN thông qua các con đường GDHN.

Trong xây dựng kế hoạch cần chú ý các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, nhất là vấn đề tổ chức, vấn đề nhân sự. Tuy Điều lệ trường THPT không có qui định, nhưng để giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, cần thiết nên thành lập Ban hướng nghiệp do 01 Phó hiệu trưởng làm trưởng ban cùng các thành viên là những người trực tiếp thực hiện các nội dung GDHN. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhà trường như các phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn văn hóa, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn thanh niên ..., đồng thời

phối hợp và có hợp đồng trách nhiệm với Hội cha mẹ học sinh để hỗ trợ cho nhà trường trong việc vận động gia đình học sinh tham gia hoạt động GDHN.

Có kế họach bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người tham gia công tác hướng nghiệp.

Cần xác định rõ các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cần có cho GDHN. Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp bởi hoạt động giáo dục hướng nghiệp là con đường chính, có tầm quan trọng đặc biệt trong hướng nghiệp cho học sinh phổ thông vì nó cung cấp cho học sinh những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, có chủ đích. Đồng thời qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các em biết được về năng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọn nghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông một cách có ý thức, có cơ sở khoa học nhằm đạt được ước mơ đích thực của mình. Hoạt động GDHN được tiến hành trong nhà trường thông qua các con đường:

Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hóa, khoa học cơ bản; Hướng nghiệp qua dạy học các môn công nghệ và lao động sản xuất; Hướng nghiệp qua các buổi “sinh hoạt hướng nghiệp”;

Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa ở trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng các trường cần nghiên cứu cụ thể các nội dung giáo dục hướng nghiệp, các con đường giáo dục hướng nghiệp, xác định mục tiêu phải đạt để cụ thể hóa trong nhiệm vụ GDHN thông qua việc thực hiện các con đường hướng nghiệp. Chỉ rõ trách nhiệm các cá nhân, bộ phận và yêu cầu cụ thể về tiến độ thời gian thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính dân chủ, công khai để tập trung sức lực, trí tuệ của tập thể hội đồng sư phạm cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng với nhiệm vụ hướng nghiệp.

Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt hoạt động hướng nghiệp.

Chỉ đạo Ban hướng nghiệp : xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong Ban hướng nghiệp, tạo điều kiện về thời gian, vật chất để họ thực hiện nhiệm vụ.

Hiệu trưởng cần có những hướng dẫn cụ thể về các qui định trong chuyên môn theo tinh thần chỉ đạo của ngành để giáo viên làm căn cứ thực hiện. Đặc biệt chú ý tổ chức cho tất cả các thành viên trong nhà trường học tập, nghiên cứu quán triệt nội dung chương trình và tài liệu sách giáo viên từng khối lớp do Bộ GD&ĐT ban hành kể từ năm học 2006 - 2007.

Tổ chức tốt các buổi sinh họat hướng nghiệp và có kế hoạch cho giáo viên dự lẫn nhau để trao đổi kinh nghiệm.

Khuyến khích giáo viên tích lũy kinh nghiệm qua các hoạt động của GDHN và tiến tới viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học phục vụ sinh hoạt hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông; phân công giao trách nhiệm cụ thể cho CBQL, giáo viên tham gia xây dựng họa đồ nghề các nghề mới, các nghề ở địa phương, đồng thời sưu tầm tư liệu về hướng nghiệp dạy nghề để hình thành phòng sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp.

Xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và gia đình học sinh để thực hiện các nội dung GDHN.

Mở rộng quan hệ với địa phương để tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm từng bước mở rộng việc thực hiện xã hội hóa trên lĩnh vực GDHN.

Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDHN và kết quả GDHN, lấy mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch là tiêu chuẩn đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp và nên kiểm tra theo học kỳ kết quả

giáo dục hướng nghiệp. Sau mỗi lần kiểm tra cần đánh giá rút kinh nghiệm để nhắc nhở ý thức trách nhiệm và đồng thời qua đó giúp cho cán bộ, giáo viên tiến bộ trong chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác hướng nghiệp.

Cuối học kỳ, cuối năm học chỉ đạo Ban hướng nghiệp sơ kết, tổng kết báo cáo với hiệu trưởng và trước hội đồng sư phạm kết quả GDHN của nhà trường. Các báo cáo cần phải đi sâu tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm đưa hoạt động GDHN ngày một tốt hơn.

3.2.5.3. Cách tiến hành

Sở GD & ĐT có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức hoạt động GDHN trong các trường THPT; tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động GDHN để đánh giá mức độ thực hiện và kết quả đạt được của các trường học mà cụ thể là vai trò quản lý của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động GDHN.

Hiệu trưởng thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDHN như khi tiến hành quản lý hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường. Cụ thể là hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDHN; chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung và cách thức tiến hành hoạt động GDHN; kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết mức độ thực hiện và kết quả đạt được của từng cá nhân, tập thể tham gia hoạt động GDHN; điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo khi cần thiết để đảm bảo hoạt động GDHN được tiến hành đúng định hướng mục tiêu đã đề ra.

Hiệu trưởng chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng xã hội như gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội, các ngành, các cơ sở sản xuất và nhất là sự lãnh đạo của địa phương để thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục nói chung, xã hội hoá hoạt động GDHN nói riêng.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện

Như đã xác định ở phần trên, vấn đề nhận thức có tầm quan trọng rất lớn khi tiến hành hoạt động GDHN. Chỉ khi nào Hiệu trưởng các trường nhận

thức đầy đủ và sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với học sinh thì khi đó Hiệu trưởng mới có quyết tâm đồng thời có kế hoạch, có biện pháp chỉ đạo hoạt động GDHN như các hoạt động giáo dục khác.

Nhà trường có đủ các điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động GDHN như đội ngũ giáo viên hướng nghiệp, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ cho GDHN.

Sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và các lực lượng xã hội đối với công tác hướng nghiệp cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 108)