Các chủ trương, quy định của cấp trên về giáo dục hướng nghiệp Về trước mắt: Chính phủ đã ra Quyết định số 126/QĐ-CP ngày

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 29)

Về trước mắt: Chính phủ đã ra Quyết định số 126/QĐ-CP ngày 19/3/1981; Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT ngày 23/7/2003 nêu rõ nhiệm vụ công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông trong nhưng năm trước mắt là:

Giáo dục thái độ lao động đúng đắn

Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.

Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp.

Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa.

Về lâu dài: Xét trên bình diện xã hội muốn làm tốt nhiệm vụ hướng nghiệp, cần giải quyết tốt các vấn đề có liên quan chặt chẽ.

- Tiến hành định hướng nghề cho học sinh:

Định hướng nghề là việc thông tin cho học sinh biết về đặc điểm họat động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân.

Nhà trường cũng cần cung cấp những thông tin nói trên cho cha mẹ học sinh nhằm mục đích phối hợp hướng nghiệp cho học sinh.

Sau việc thông tin nghề nghiệp phải tạo điều kiện cho học sinh làm quen với một số nghề, để từ đó học sinh kiểm nghiệm hứng thú năng lực bản thân, tự giác lựa chọn và đi vào một lĩnh vực nghề phù hợp nhất.

- Tư vấn nghề đối với từng học sinh:

Công việc chủ yếu của tư vấn nghề là khảo sát đặc điểm tâm lý của từng học sinh, đối chiếu các thuộc tính cơ bản nhất như hứng thú, năng lực, hoàn

cảnh gia đình... của cá nhân học sinh với đặc điểm, yêu cầu hoạt động của các nghề để xác lập mức độ phù hợp nghề; trên cơ sở đó người làm tư vấn cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề.

- Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp một cách khoa học:

Việc tuyển chọn nghề nghiệp không thuộc chức năng của nhà trường phổ thông, nhưng có liên quan với công việc định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp. Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ tư vấn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, lưu trữ tư liệu, ví dụ qua hình thức “Sổ tay hướng nghiệp” để làm cứ liệu khi tuyển học sinh vào các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hoặc trực tiếp tuyển chọn lao động.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 29)