5 Phù hợp với sở thích của bản thân 2 8,33 28 9,33 30 10,00 83 27,66 6Do gia đình và ngườ
3.1.2. Căn cứ pháp lý và thực tiễn
Chính phủ có chương trình giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào nhà trường phổ thông theo Quyết định 126/QĐ-CP ngày 19/03/1981 “Về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông ra trường”. Có thể coi quyết định này là một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống nhà trường phổ thông. Mặc dù cho đến nay, nhiều vấn đề đặt ra trong nội dung, phương pháp hướng nghiệp được xây dựng vào năm 1981
đã trở nên xa lạ với nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, nhưng tinh thần của Quyết định này vẫn là cơ sở để định hướng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông. Do đó, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải dựa trên cơ sở Quyết định này. Thực hiện quyết định này Bộ Giáo dục - Đào tạo có thông tư số 31/TT-BGD&ĐT ngày 17/08/1981 hướng dẫn thực hiện quyết định của Hội đồng chính phủ về Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông tốt nghiệp.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) của Đảng đã khẳng định coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh Trung học chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Nguồn nhân lực hiện nay được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Giáo dục đào tạo chính là biện pháp cơ bản nhất, chủ yếu và quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống đào tạo nhân lực có liên quan trực tiếp đến các trường dạy nghề, trường Cao đẳng và Đại học. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì các lớp cuối Trung học cơ sở và Trung học phổ thông giữ vai trò quan trọng đối với đào tạo nhân lực vì thực chất nhà trường phổ thông là nơi trang bị cho học sinh hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, có hệ thống, chuẩn bị nguồn cho đào tạo nhân lực. Giáo dục phổ thông muốn thực hiện được chức năng đào tạo nhân lực có nhiều việc phải làm, trong đó hướng nghiệp cho học sinh giữ vai trò then chốt.
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII về Giáo dục - Đào tạo đã vạch ra “mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Ngoại ngữ, Tin học ở trường Trung học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh”.
Nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 19/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình lần này là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
Báo cáo Chính trị của Đại học Đảng lần thứ IX (04/2001) đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Đảng ta luôn quan tâm đến sự phát triển nguồn lực con người để khởi đầu cho sự phát triển nguồn lực này, Đảng chỉ rõ là phải bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ vừa có tri thức vừa có năng lực nghề nghiệp để luôn thích nghi với mọi điều kiện, hoàn cảnh của xã hội, tạo nội lực cho đất nước. Để đạt được điều đó thì công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải luôn đổi mới về nội dung, hình thức, công tác quản lý và chỉ đạo trong kĩnh vực hoạt động này.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của nước ta đã đề ra mục tiêu phát triển các bậc học , cấp học. Trong đó mục tiêu phát triển của bậc THPT là : “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trong hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau THPT, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học sau khi tốt nghiệp”
Chương trình và kế hoạch giáo dục của trường THPT đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Trong đó xác định GDHN là một trong 16 môn học và hoạt động của trường THPT với thời lượng 3 tiết/ tháng/ lớp đối với cả 3 khối lớp 10, 11,12.
Phát triển nguồn nhân lực chính là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực sáng tạo và bản lĩnh, phẩm chất, chính trị. Đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo của con người để phát triển đất nước. Đi tắt, đón đầu để thục hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công hay không là phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Với tinh thần đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, cũng với những nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chiến lược phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 tập Trung tiến hành giải quyết những vấn đề sau:
Nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát huy tiềm năng lao động dồi dào của đất nước đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế xã hội, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thời kỳ 2011 - 2020.
Chuẩn bị và hình thành được nguồn nhân lực cho bước phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời kỳ tiếp theo. Đó là đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý, làm chủ được những tiến bộ về công nghiệp và trí thức khoa học tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng tâm hiệp lực, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đi lên chủ nghĩa xã hội
Nói đến nguồn nhân lực phải kể đến lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý xã hội chất lượng của đội ngũ này có ý nghĩa rất quyết định tới phương hướng và tốc độ phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Nhưng trên thực tế công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
Do vậy, cần cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho độ ngũ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.