4 Thu nhập về kinh tế của nghề 25 83,33 5 16,67 0 0,00
5 Khả năng thành đạt và phát triển của nghề 4 13,33 21 70,00 5 16,67
Kết quả biểu số liệu 2.6 phản ánh một thực trạng là phụ huynh học sinh hiểu rất mơ hồ về định hướng nghề nghiệp. Đa số phụ huynh quan tâm đến các nghề mang lại thu nhập cao sau đó là đến nhu cầu của thị trường lao động đối với nghề còn những vấn đề khác liên quan như: Những yêu cầu, kỹ năng của nghề; những điều kiện để làm nghề (sức khỏe, giới tính..); khả năng thành đạt hoặc phát triển của nghề thì các phụ huynh biết vừa phải hoặc rất ít.
Việc nhà trường giúp học sinh định hướng nghề nghiệp thì đa số phụ huynh cho rằng nhà trường có dạy nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các phụ huynh mong muốn nhà trường cần quản lý chặt chẽ hơn vấn đề dạy học và học của giáo viên cũng như học sinh trong các tiết học hướng nghiệp tại trường.
Nhận thức của học sinh
- Nhận thức của học sinh về nghề nghiệp
Công tác hướng nghiệp cho học sinh không chỉ chú ý tới những nghề xã hội đòi hỏi trước mắt mà còn phải hướng học sinh vào những ngành nghề tương lai cần phát triển. Để giúp học sinh hiểu biết có hệ thống về ngành, nghề, tạo điều kiện cho học sinh phát triển đầy đủ phẩm chất, năng lực cần thiết và có thể lý giải có căn cứ đúng đắn khi chọn nghề, trong trường phổ thông cần có những buổi giới thiệu về nghề, hướng vào những nghề cơ bản trong xã hội. Kế hoạch giới thiệu cần sắp xếp theo trình tự hợp lý và có thể tiến hành trong tiết học, trong buổi tham quan, nói chuyện ngoại khóa, tọa đàm… Nội dung chủ yếu của các giờ học là cung cấp thông tin nhất định về nội dung, tính chất, đặc điểm lao động của một nghề nhất định, vai trò, vị trí của nghề đó trong nền kinh tế quốc dân, những đòi hỏi của nghề về kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ năng cơ bản, phẩm chất đạo đức, tâm lý, tình trạng sức khỏe, sự phấn đấu trong nghề... Ngoài ra một trong những nội dung cơ bản của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông là phải giáo dục lòng yêu lao động, xây dựng niềm tin đối với lao động, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm trong lao động, ý thức bảo vệ của công, tinh thần thi đua trong lao động.
Tuy nhiên nhận thức về nghề nghiệp của mỗi học sinh là khác nhau nhưng nó là một quá trình lâu dài, đó là sự phản ánh được những đặc trưng cơ bản của nghề nghiệp, phản ánh được những yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm sinh lý đối với người làm nghề đó và nó cũng phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
Sự nhận thức về nghề nghiệp bao gồm những mặt sau: Nhận thức về nhu cầu xã hội đối với một nghề nhất định và đối với tất cả các nghề trong xã hội (đó chính là nhận thức về thị trường lao động); nhận thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu của nghề, nhận thức về đặc điểm tâm sinh lý của chính bản thân mình đối với lĩnh vực nghề mình chọn. Trên cơ sở nhận thức đó có sự so sánh, đối chiếu và lựa chọn sự phù hợp của nghề đối với bản thân.
- Thông thường nhận thức của học sinh được chia ra làm 3 mức độ: + Mức độ thứ nhất: là mức độ nhận thức cao nhất và đầy đủ nhất về nghề nghiệp, nó bao gồm những học sinh có những biểu hiện như sau:
Nhận thức về nội dung, mục đích đào tạo nghề một cách chính xác, đầy đủ.
Đánh giá được thị trường lao động đối với nghề.
Tự đánh giá được bản thân một cách đúng đắn so với yêu cầu của nghề. Động cơ chọn nghề xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, sở thích, nguyện vọng .v.v..bên trong của cá nhân là chủ yếu.
Thường xuyên có ý thức nâng cao vốn tri thức, tích cực chiếm lĩnh những tri thức khoa học làm nền tảng tiếp thu nghề nghiệp trong tương lai.
Nhìn chung ở mức này nhận thức nghề nghiệp của học sinh là do nhận thức lý tính chi phối, đây là mức độ nhận thức cao nhất hoàn thiện chính xác và đầy đủ nhất. Khi đạt được ở mức độ này thì cá nhân sẽ có sự lựa chọn hợp lý và chính xác nhất khi quyết định nghề nghiệp của mình.
+ Mức độ 2: Là mức độ thấp hơn nhưng tương đối đầy đủ về nghề nghiệp, bao gồm những học sinh có biểu hiện sau:
Biết chút ít chung chung về mục đích nội dung đào tạo nghề nghiệp, biết sơ qua về công việc mà khi bước vào nghề phải thực hiện.
Đánh giá được sự cần thiết của nghề mình chọn với yêu cầu của xã hội, khả năng phát triển nghề, giá trị kinh tế do nghề nghiệp mang lại.
Giải thích được động cơ tại sao mình lại chọn nghề này.
Nhìn chung ở mức độ này nhận thức cảm tính lớn hơn nhận tức lý tính. Khi đạt ở mức độ này thì cá nhân có thể chọn nghề tương đối phù hợp với bản thân mình tuy nhiên vẫn còn hạn chế về hiểu biết nghề nghiệp nên có thể mắc phải những sai lầm nhất định.
+ Mức độ thứ 3: Là mức độ thấp nhất về nghề nghiệp, nó bao gồm những học sinh có những biểu hiện sau:
Không hiểu biết gì về nghề mình sẽ chọn, không nêu được mục đích, nội dung đào tạo của nghề nghiệp, không biết chút ít về công việc mà khi bước vào nghề phải thực hiện.
Không đánh giá được vị trí nghề trong xã hội. Động cơ chọn nghề chủ yếu do tác động bên ngoài.
Ở mức độ này thì việc chọn nghề nghiệp hoàn toàn do nhận thức cảm tính chi phối. Khi cá nhân chọn nghề nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức này chi phối thì việc lựa chọn nghề sai là phổ biến. Những trường hợp này thường thì bỏ nghề, chuyển nghề hoặc phải đào tạo lại.
Nhận thức nghề nghiệp của học sinh là một yếu tố quan trọng đối với lựa chọn nghề trong tương lai của học sinh, nó là cơ sở định hướng cho sự lựa chọn nghề nghiệp. Việc nhận thức về nghề của học sinh càng đầy đủ, sâu sắc, chính xác càng giúp các em có cơ sở vững chắc để lựa chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động xã
hội. Ngược lại sự nhận thức chưa đầy đủ về mục đích đào tạo nghề, xu hướng phát triển nghề… sẽ làm cho các em thiếu cơ sở khoa học để chọn nghề phù hợp, có thể dẫn đến sai lầm khi chọn nghề nghiệp, điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động nhất là người sử dụng lao động. Sở dĩ như vậy vì khi mất công đào tạo người lao động thì người sử dụng lao động muốn lao động của mình phải lao động có hiệu quả nhất, có tâm huyết với nghề… nhưng khi người lao động đã không yêu nghề thì họ sẽ bỏ hoặc chuyển nghề như vậy đã tạo nên một sức ép lớn gây lãng phí, tốn kém cho gia đình và xã hội. Ở đây chúng tôi tìm hiểu nhận thức của các em thông qua mức độ hiểu biết về khái niệm nghề.
Biểu 2.7 Nhận thức của học sinh về khái niệm nghề
Khảo sát hỏi 280 học sinh (135 học sinh nam và 145 học sinh nữ)
Các khái niệm nghề
Học sinh
nam Học sinhnữ Tổng số
SL % SL % SL %
Nghề nghiệp là một việc làm hợp quy
định của pháp luật 2 0,71 3 1,07 5 1,78
Nghề nghiệp là một công việc chuyên môn theo sở trường hoặc theo sự phân công lao động xã hội
5 1,79 8 2,86 13 4,65
Nghề nghiệp là một việc làm ổn định và lâu dài, được đào tạo có thu nhập nhằm đảm bảo đời sống cá nhân và phát triển xã hội
90 32,14 97 34,64 187 66,78
Nghề nghiệp là việc làm thỏa mãn
những nhu cầu sở thích của cá nhân 15 5,36 11 3,93 26 9,29
Nghề nghiệp là một việc làm hợp pháp luật, thỏa mãn nhu cầu của sở thích của cá nhân có đem lại thu nhập tương đối ổn định cho cá nhân.
Qua số liệu cho thấy vẫn nhiều học sinh nhầm lẫn giữa khái niệm đầy đủ và chính xác với khái niệm chưa đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Tuy vậy tổng số các em hiểu đúng và hiểu tương đối chính xác là khá cao. Các em nam trả lời đúng chiếm 32,14% tương ứng với 90 em; các em nữ trả lời đúng là 97 em tương ứng với 34,64% và tổng số học sinh trả lời đúng là 187 em tương ứng với 66,78%. Số học sinh này trả lời đầy đủ và chính xác rằng “Nghề nghiệp là một việc làm ổn định và lâu dài, được đào tạo có thu nhập nhằm đảm bảo đời sống cá nhân và phát triển xã hội”. Đây là một điều đáng ghi nhận bởi đó là dấu hiệu tốt, là cơ sở để các em lựa chọn nghề nghiệp sau này thuận lợi và chính xác.
Nhìn chung tỷ lệ học sinh của trường nhận thức về nghề là tốt tuy nhiên con số này thực sự chưa cao điều đó chứng tỏ rằng chúng ta cần quan tâm đầu tư và có trách nhiệm hơn nữa với công tác giáo dục hướng nghiệp của trường. Trước tiên cần giúp các em hiểu đúng khái niệm nghề nghiệp, giúp các em thấy được vai trò tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp sau đó mới trang bị cho các em kiến thức về nghề nghiệp để các em có cơ sở vững chắc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai một cách chính xác.
- Nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp
Tìm hiểu mức độ quan tâm nghề nghiệp của 300 học sinh của trường, tôi thu được kết quả như sau:
Biểu 2.8. Sự quan tâm lựa chọn nghề của học sinh
Học sinh
Mức độ
Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Lớp 10 17 5,67% 58 19,33% 25 8,33%
Lớp 11 49 16,33% 37 12,33% 14 4,67%
Lớp 12 76 25,34% 24 8,00% 0 0,00%
Dựa vào số liệu biểu 2.8 ta có thể khẳng định khi các em học càng lên cao thì sự quan tâm nghề nghiệp càng lớn. Điều này là lẽ tất nhiên bởi khi các em học ở lớp 10 thì các em chưa để ý đến nghề nghiệp trong tương lai, nhưng lên lớp 11 thì các em bắt đầu có sự lượng sức học, trình độ, năng lực và sở thích của bản thân để chuẩn bị làm hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng hoặc THCN. Đến khi lớp 12 thì các em cần chuẩn bị một hướng đi cho mình sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì việc nhận thức về giáo dục hướng nghiệp càng lớn.
Biểu 2.9: Sự mong muốn được trang bị thêm kiến thức về nghề nghiệp
Học sinh
Mức độ
Rất muốn Bình thường Không muốn
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Lớp 10 53 17,67% 26 8,67% 21 7,00%
Lớp 11 65 21,67% 25 8,33% 10 3,33%
Lớp 12 73 24,33% 22 7,33% 5 1,67%
Tổng 191 63,67% 73 24.33% 36 12.00%
Qua khảo sát 300 học sinh tại trường THPT Việt Vinh ở biểu 2.9, tôi đã có kết quả như sau: Khi hỏi các em khi chọn nghề có gặp khó khăn gì thì 191 em (63,67%) trả lời có gặp nhiều khó khăn; 73 em (24.33%) trả lời có một số khó khăn chưa biết cách khắc phục và 36 em (12.00%) trả lời là không có khó khăn gì cả.
Số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy nhiều học sinh lớp 10 chưa có nhu cầu nâng cao kiến thức về nghề nghiệp vì các em đều cho rằng nhiệm vụ trước mắt cần học tốt văn hóa vì không học tập tốt thì không thể bước chân vào các trường đại học, cao đẳng. Do vậy nên học sinh lớp 10 hoặc không
thường xuyên hoặc nếu có tham gia các buổi sinh hoạt hướng nghiệp thì không nhiệt tình hoặc ngồi nói chuyện, làm việc riêng.
Còn với khối 11 và 12 có những học sinh không có mong muốn nâng cao nhận thức hướng nghiệp thì đó là những học sinh cá biệt có học lực yếu, ham chơi. Như vậy, tôi nhận thấy rằng nhu cầu định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết và đa số học sinh trả lời cần sự giúp đỡ của người lớn và mong muốn được trang bị thêm kiến thức về nghề nghiệp. Như vậy hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường không còn là đơn thuần cung cấp thông tin về nghề nghiệp nữa mà điều quan trọng là làm sao cho tất cả học sinh trong trường nhận thấy sự cần thiết phải quan tâm đến nghề nghiệp mai sau của mình và khuyến khích học sinh tham gia tích cực hơn.
- Động cơ lựa chọn nghề tương lai của học sinh trường
Mỗi khi chúng ta quyết định thực hiện một công việc dù lớn hay nhỏ cũng cần có sự suy tính, nhất là đối với những công việc hệ trọng chúng ta cần có những cơ sở vững chắc có căn cứ rõ ràng để từ đó mới có những quyết định phù hợp. Đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông cũng vậy, nó không chỉ đơn thuần là những mong muốn chủ quan của cá nhân mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thu nhập, sự đánh giá của xã hội, do điều kiện làm việc, do thị trường lao động và cả sự tác động của gia đình, nhà trường và cả xã hội… Tìm hiểu những cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp của học sinh chúng tôi đã đưa phiếu điều tra đến 300 học sinh thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10: Những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chọn nghề của học sinh
TT Yếu tố có ảnh hưởng Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số
SL % SL % SL % SL %
1 Nghề có thu nhập cao 35 11,67 36 12,00 38 12,67 109 36,34