Nội dung hướng nghiệp của trường phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 32)

Giáo dục phổ thông bao gồm: giáo dục Tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (THCS) và giáo dục THPT. Trong Luật giáo dục cũng nêu rõ: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [44]. Học sinh cuối cấp trung học cơ sở là học sinh lớp 9, với lứa tuổi 14-15. Các em cần được giáo dục hướng nghiệp để có thể học tiếp lên THPT hoặc chọn nghề phù hợp với tâm lý và năng lực sở trường nếu đi vào cuộc sống lao động sản xuất. Học sinh THPT lớp cuối cấp là lớp 12, ở độ tuổi 17-18. Các em rất cần được giáo dục hướng

nghiệp để đảm bảo về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ của nội dung giáo dục phổ thông qua đó giúp các em hiểu rõ hơn về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu của nền kinh tế - xã hội và những đòi hỏi của nghề sẽ chọn.

Như vậy, công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông gồm những hoạt động sau:

- Xây dựng được kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp được xác định trên cơ sở nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và được cụ thể hóa theo đặc điểm của địa phương và đặc điểm lứa tuổi, cấp học. Việc thiết kế các công việc cần làm để thực hiện các mục tiêu hướng nghiệp căn cứ vào các hoạt động cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa khác nhau. Việc xây dựng kế hoạch nhân sự của công tác này được phân công gồm một thành viên của Ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm khối lớp đó, các giáo viên bộ môn kỹ thuật và các giáo viên dạy hướng nghiệp do Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp... Trong kế hoạch cần xác định rõ các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cần có cho công tác giáo dục hướng nghiệp.

- Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Công tác này thường được tiến hành thông qua các mặt sau: Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học và các môn học văn hóa, hướng nghiệp qua các môn kỹ thuật, dạy nghề phổ thông, hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, hướng nghiệp qua tổ chức lao động, qua các buổi tham quan học tập tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất và hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục khác.

- Kiểm tra đánh giá

Người quản lý phải kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hướng nghiệp và kết quả giáo dục hướng nghiệp. Việc đánh giá này dựa trên mục tiêu đã được

xây dựng trong kế hoạch và xem đây là tiêu chuẩn đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp. Việc kiểm tra đánh giá nên thực hiện theo từng học kỳ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w