d. Nhận xét về xúc tiến hỗn hợp của Công ty
3.1. Xu hƣớng phát triển của ngành
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế và đã gặt hái được những thành công nhất định. Kết quả của quá trình công nghiệp hóa đất nước là ngày càng có nhiều xí nghiệp, nhà máy được xây dựng, các tổ chức kinh doanh hoạt động cũng tăng dần theo. Chính điều này đã dẫn đến nhu cầu về bảo quản trang thiết bị, vật tư khỏi sự xâm hại của nấm mốc và các loại côn trùng. Việc này đem đến nhiều cơ hội cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực chống mối mọt và côn trùng nói chung và Công ty TNHH Diệt mối và Khử trùng Hà Nội nói riêng, tuy nhiên nó cũng mang đến nhiều sự thách thức đến cả từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
3.1.1. Cơ hội
Sự kỳ vọng về những thay đổi tích cực trong chính sách vĩ mô sau đại hội XI của ĐCSVN sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế. Viễn cảnh chính trị của Việt Nam vẫn ổn định và viễn cảnh kinh tế là bền vững trong hiện tại cũng như các năm về sau là điều dễ dàng nhìn thấy.
Giữa sự suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam dường như vẫn tiếp tục là một điểm sáng trong tăng trưởng GDP so với các nền kinh tế khác trên toàn cầu. Về chính trị thì viễn cảnh chính trị của Việt Nam được cho là vẫn ổn định bền vững. Trong phương diện phát triển kinh tế, viễn cảnh kinh tế Việt Nam là lạc quan so với các khu vực khác trên thế giới, với dự đoán của giới phân tích là tăng trưởng GDP thực tế hàng năm trung bình ở mức 5 đến 6% giai đoạn 2010-2011 và sẽ tăng thêm đạt mức trung bình 7,2% giai đoạn 2012-2014.
Dự báo viễn cảnh kinh tế Việt khá lạc quan, nhưng chính phủ đã đưa ra những tín hiệu khác nhau trong chỉ dẫn về chính sách tài chính và tiền tệ. Vấn đề chính mà chính sách kinh tế Việt Nam phải đối mặt là làm thế nào để kiềm chế áp lực lạm phát trong khi cùng một lúc phải cố gắng hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, EIU dự báo rằng, châu Á sẽ là khu vực mạnh nhất trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế 2013 - 2015 và nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ quan điểm lạc quan về viễn cảnh dài hạn của Việt Nam. Nó sẽ khiến tăng trưởng trong đầu kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng phục vụ môi trường sống sinh hoạt làm việc ngày càng tăng. Với mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, mức tăng lương đều đặn và lạm phát tạm thời đã được kiềm chế thì nhu cầu về chất lượng sống nói chung trong vài ba năm tới sẽ có xu hướng tăng thêm. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tăng dần cũng là một yếu tố cho thấy người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn cho các mặt hàng này.
Xu hướng cạnh tranh về giá sẽ chuyển dịch sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu. Mức thu nhập tăng cao khiến cho đời sống người dân ngày càng khấm khá hơn. Yếu tố cạnh tranh trong ngành đang có sự thay đổi: người tiêu dùng không coi giá cả là yếu tố hàng đầu trong lựa chọn mua sắm hàng hóa sản phẩm tiêu dùng. Họ quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng, sử dụng tiện lợi, không ảnh hưởng sức khỏe và đặc biệt là thương hiệu sản phẩm. Theo khảo sát của webiste Vietnambranding, 25% khách hàng nói giá không là vấn đề đối với họ một khi họ đã tín nhiệm và trung thành với một thương hiệu; 70% khách hàng nói thương hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ và hơn 50% thương vụ thực sự là do sự lựa chọn thương hiệu; 50% người tiêu dùng tin rằng sự thành công của một thương hiệu mạnh là lợi thế đối với việc đưa ra thị trường thêm sản phẩm mới và họ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới của một thương hiệu mà họ đã tín nhiệm.