Đặc điểm tâm lý chung của nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 78)

I. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

1.Đặc điểm tâm lý chung của nhà lãnh đạo

Tìm hiểu về tâm lý của nhà lãnh đạo, ta thấy ngoài những đặc điểm tâm lý như mọi người, nhà lãnh đạo còn có chung một sốđặc điểm tâm lý sau đây:

1.1. Là người có vai trò quan trọng trong tập thể, trong hoạt động quản lý. Người lãnh

đạo, là người tổ chức điều khiển cho tập thể hoạt động, là người xây dựng kế họach, mục đích mục tiêu hoạt động kinh doanh của tập thể và quyết định sự thành bại trong việc thực hiện mục

đích, mục tiêu đó. Nhà lãnh đạo là người có trọng trách trong tập thể.

1.2. Do đặc điểm phức tạp và đa dạng của hoạt động quản lý, nhà lãnh đạo luôn phải hoạt

động căng thẳng khẩn trương, theo kế họach công việc và thời gian đã định, đồng thời phải giải quyết những công việc có tính đột xuất cấp bách, luôn phải sáng tạo, tinh tế linh hoạt trong tư duy, phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau v.v…Nhiều khi, chỉ có trong một thời gian ngắn, nhà lãnh đạo phải có những quyết định táo bạo, quan trọng và không được phép sai lầm.

1.3. Nhà lãnh đạo luôn là đối tượng cho mọi người nhận xét, đánh giá, phê phán. Những người đó không chỉ là các thành viên trong tập thể mà còn là nhiều người trong xã hội. Nhiều người cho rằng, nhà lãnh đạo luôn bị sức ép của cấp trên, cấp dưới và mọi người xung quanh.

1.4. Nhà lãnh đạo có trách nhiệm nặng nề, trách nhiệm nhà nước, xã hội, trước tập thể và sự sống còn tồn tại của cơ sở kinh doanh, trước số phận và đời sống của cấp dưới …Ngày nay, nhiều người còn cho rằng, nhà lãnh đạo không những phải lo cho đời sống của cấp dưới (lương thưởng…) mà còn phải lo cho họ về nhiều mặt: tinh thần làm việc, đời sống gia đình, việc nghỉ

ngơi, giải trí, v.v…

1.5. Nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt, ưu việt hơn người mới có thể lãnh

đạo tập thể và đảm bảo cho hoạt động của tập thểđạt hiệu quả cao. Đây là những phẩm chất toàn diện vềđạo đức, về năng lực, về trí tuệ và nhiều phẩm chất khác. Nhiều trường hợp, nhà quản trị

còn phải là người đã có nhiều kinh nghiệm cuộc sống, phải là người đã có cống hiến cho xã hội, có uy tín đối với mọi người mới có thểđảm dương tốt trách nhiệm của mình.

1.6. Nhà lãnh đạo là người có quyền lực và được xã hội ưu đãi hơn mọi người trong tập thể.

Nhà lãnh đạo được xã hội giao cho mọi quyền hạn quyết định toàn bộ công việc trong phạm vi của mình, có khi cả quyền tiếp nhận hoặc cho nghỉ việc những thành viên cấp dưới. Nhà lãnh

đạo được nhiều chếđộ ưu đãi hơn: Lương cao hơn, tiện nghi làm việc đầy đủ hơn …Nhưng cũng vì thế, nhà lãnh đạo thường dễ mắc một số sai lầm sau đây:

- Lạm dụng quyền lực, hoặc không sử dụng đúng quyền lực. - Thô bạo, hách dịch, thiếu tôn trọng cấp dưới.

Chương 5: Tâm lý trong công tác lãnh đạo

- Chỉ biết ra lệnh nhưng không chỉđạo hoặc hướng dẫn cấp dưới thực hiện mệnh lệnh đó, có khi chính mình cũng không biết cách thực hiện mệnh lệnh đó.

- Chỉđạo chung chung hời hợt.

- Tưởng rằng điều gì, việc gì cũng biết, hoặc tự cho rằng chỉ mình biết, hoặc biết nhiều hơn cấp dưới.

- Không nhìn thấy được sai lầm của mình - Không lường trước được hậu quả của hành vi.

- Thích được ca ngợi, tâng bốc mà quên lời nói chân tình, trung thực - Dễ thiên lệch (thiên vị).

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 78)