Phẩm chất và phong cách nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 106)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ

2.Phẩm chất và phong cách nhà lãnh đạo

Do đặc điểm tâm lý chung của người làm công tác lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất nhất định mới có thểđảm đương tốt công tác, nhiệm vụ của mình.

2.1. Những phẩm chất về tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong.

Nhà lãnh đạo phải là người có sự hiểu biết về chính trị, trung thành và có ý thức bảo vệ

quyền lợi của đất nước, của nhân dân, phải biết vận dụng các vấn đề chính trị trong công tác của mình và trong hoạt động của đơn vị. Chẳng hạn như:

+ Nhạy bén trong việc vận dụng đường lối chính sách của nhà nước vào mọi hoạt động. + Hiểu biết và tuân thủ pháp luật nhà nước

+ Có ý thức chính trị trong công tác, trong cách giải quyết công việc hàng ngày. + Tựđánh giá được hậu quả công việc hay hành động của mình về mặt chính trị v.v…

Trong thực tế, chúng ta thấy rằng, không thể tồn tại lâu dài những nhà lãnh đạo cứ nhắm mắt chạy theo quyền lợi, lợi nhuận của bản thân, mà quên đi quyền lợi và lợi ích chung của đất nước, của dân tộc, của xã hội.

2.2. Phong cách lãnh đạo:

Là một hệ thống các biện pháp, tác động có tính điển hình, ổn định của nhà lãnh đạo trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công tác hàng ngày.

Phong cách lãnh đạo được biểu hiện hàng ngày trong hoạt động của người lãnh đạo và bộ

máy quản trị của người ấy. Nó bao gồm cả những tác phong riêng, những thủ pháp, những biện pháp đặc biệt để làm việc của người lãnh đạo. Phong cách cũng biểu hiện rõ những phẩm chất của nhân cách. Mỗi người lãnh đạo cũng có một phong cách riêng.

a. Phong cách lãnh đạo tốt, cần có đặc điểm sau:

+ Tính tập thể dân chủ, tập trung trong việc ra quyết định. + Xuất phát từ tình hình thực tiễn của tập thể

+ Sự quan tâm đến tập thể và từng thành viên. + Tính nghiêm khắc đối với các thiếu sót. + Tính khiêm tốn, nhã nhặn, tiết kiệm thời gian.

Chương 6: Tâm lý trong công tác tổ chức cán bộ

+ Tôn trọng mọi người, tôn trọng lời hứa, đúng hạn. + Ra quyết định đúng và kịp thời.

+ Luôn sâu sát với tình hình thực tế của đơn vị

+ Nhạy cảm trước cái mới, cái tiên tiến. Cương quyết thực hiện các quyết định đã

đưa ra.

+ Phải đảm bảo các yêu cầu về nghị lực, trí tuệ, tính tư duy độc lập, sáng tạo, mạnh dạn, dũng cảm kiên cường, cương quyết khi ra quyết định, có tầm nhìn tổng hợp và khái quát, đảm bảo tính chiến lược và chiến thuật cao.

b. Cần lưu ý một số phong cách lãnh đạo chưa tốt.

+ Phong cách hành chánh quan liêu giấy tờ. + Phong cách thụđộng

+ Phong cách hời hợt chung chung + Phong cách chậm chạp, lề mề

+ Phong cách tư duy nông cạn (vội vã, thiếu chín chắn, ít suy nghĩ ).

c. Nhà lãnh đạo cần tránh: + Sự thô bạo, cục cằn, tàn nhẫn. + Hách dịch, kiêu ngạo. + Nóng nảy (Xúc động mạnh) + Bàng quang với cấp dưới + Coi thường ý kiến tập thể + Cảm tình cá nhân

+ Phô trương không cần thiết

+ Vụn vặt, chắp nhặt, định kiến, thành kiến. + Đa nghi, ít tin tưởng người khác, cấp dưới. + Ghen tỵ, đố kỵ…

Như vậy, những vấn đề nêu trên nhà lãnh đạo thường có những cá tính như thế. Bởi vậy, khi đánh giá phẩm chất và năng lực nhà lãnh đạo, chúng ta đối chiếu với những yêu cầu về phẩm chất năng lực của nhà lãnh đạo đã thể hiện được những phẩm chất năng lực của họ như thế nào?

Để chúng ta có thểđánh giá về người lãnh đạo đó đến mức độ nào đã hoàn hảo chưa? Hay đang còn phiến diện một số mặt, là những mặt nào chưa tốt. Chính vậy, nhà lãnh đạo cần phải cân xứng hài hòa giữa nghị lực và trí tuệ, lý luận và thực tiễn, quan điểm và niềm tin, lời nói và hành động, có cách nhìn tổng hợp, khái quát và hệ thống. Từđó nhà lãnh đạo cố gắng tựđiều chỉnh mình làm thế nào để xứng đáng là người được mọi người tin yêu và kính trọng và đặt nhiều niềm hy vọng ở

người lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 106)