Cấu trúc xã hội

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 100)

I. CẤU TRÚC XÃ HỘI – TÂM LÝ CỦA TỔ CHỨC

2.Cấu trúc xã hội

Con người cũng được quy định bởi những yếu tố mang tính chất xã hội như những nhóm xã hội, gia đình, giai cấp, vai trò và địa vị xã hội, các chuẩn mực quy chế xã hội…

2.1. Các nhóm xã hội.

Hành vi, thái độ của một người chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm xã hội khác nhau. Nhóm thành viên là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (tức là khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và cách cư xử của một người. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp tới con người được gọi là nhóm nhỏ. Đó là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó và có tác động qua lại một cách trực tiếp và thường xuyên.

Ví dụ như: Nhóm bạn bè, gia đình, nhóm đồng nghiệp cùng cơ quan. Để nói tới ảnh hưởng của nhóm nhỏ tới hành vi của cá nhân, dân gian có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Ngoài ra cách cư xử của con người còn chịu ảnh hưởng của những nhóm lớn, mà trong đó họ là thành viên. Trong những nhóm này các thành viên không tác động và ảnh hưởng trực tiếp lên nhau. Đó là nhóm tôn giáo, giai cấp, đảng phái, nghiệp đoàn…

Chương 6: Tâm lý trong công tác tổ chức cán bộ

Hành vi của cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của cả những nhóm mà nó không phải là thành viên, nhưng nó lại chấp nhận và chia sẻ những chuẩn mực hành vi của nhóm đó. Những nhóm như vậy được gọi là nhóm tham chiếu.

Ví dụ: Có những người không phải là nghệ sĩ nhưng lại thích có những hành vi, ứng xử

như “dân nghệ sĩ”. Hoặc có những thiếu niên choai choai muốn cảm thấy là “người lớn” trong mắt người khác thường thích những hành vi của người lớn như hút thuốc, uống rượu …Một số người lớn tuổi lại thích dùng những thời trang dành cho thanh niên để cảm thấy như mình trẻ ra.

2.2. Gia đình

Gia đình là nơi mà con người học hỏi được những cách thức, hành vi đầu tiên. Sự định hướng của gia đình gồm các bậc cha mẹ. Từ cha mẹ, cá nhân có được sựđịnh hướng về tôn giáo, chính trị, định hướng giá trị, tham vọng cá nhân và tình cảm.

Cách thức ứng xử trong gia đình giữa cha mẹ, ông bà, anh em tạo dấu ấn đầu tiên lên cách

ứng xử của mỗi cá nhân. Cho dù sau này cá nhân không còn sinh hoạt với gia đình nữa, thì ảnh hưởng của cha mẹ một cách vô thức lên hành vi của họ có thể vẫn có một ý nghĩa đáng kể.

2.3. Vai trò, vị trí xã hội

Mỗi một chúng ta tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau: Gia đình, câu lạc bộ, công ty, lớp học…Bất kỳ một nhóm xã hội nào cũng bao gồm một số vai trò.

Ví dụ : Trong gia đình có vai trò người cha, vai trò người mẹ, vai trò người con; trong công ty có vai trò giám đốc, vai trò trưởng phòng …Vai trò là tập hợp chuẩn mực hành vi, các quyền lợi và nghĩa vụ mà những người xung quanh mong đợi ở người giữ vai trò đó. Chẳng hạn: Vai trò người mẹ là chăm sóc, nuôi dạy con cái. Mỗi một vai trò thường tương ứng với với một vị

trí xã hội nhất định

Vị trí xã hộilà chỗđứng của mỗi người trong không gian xã hội, nó cho biết mỗi người là ai (là người cha, người mẹ, là giám đốc…)

Mỗi cá nhân có thểđóng nhiều vai trò khác nhau, tùy theo sốđoàn thể mà họ tham gia. Tuy nhiên trong các vai trò đó có vai trò then chốt mà cá nhân thường đồng hóa mình. Mà thường thì vai trò gắn với vị trí nghề nghiệp được coi là then chốt.

Ví dụ: Bạn có thể là người con trong gia đình, vừa là người bạn trong nhóm bạn bè, vừa là thành viên câu lạc bộ tiếng anh, vừa là sinh viên đại hoc. Nhưng khi một người hỏi “Bạn là ai?”, thì bạn sẽđáp “Tôi là sinh viên”. Như vậy ởđây sinh viên là vai trò then chốt. Khi bạnđóng một vai trò nào đó, bạn sẽ có những hành vi ứng xử phù hợp với vai trò đó.

Trong xã hội bạn không đáp ứng những kỳ vọng thì bạn sẽ bị chế tài của xã hội. Chế tài là những hành vi thưởng phạt. Một trong những hình thức chế tài ảnh hưởng mạnh đến hành vi giao tiếp của con người trong xã hội. Mặc dù nó không mang tính chính thức, đó là dư luận xã hội, và thậm chí có những hình thức chế tài rất nặng mang tính pháp lý đó là phạt vi cảnh, phạt tù…

2.4. Hệ giá trị, chuẩn mực hành vi.

Hành vi của con người trong xã hội được điều tiết bởi các giá trị và chuẩn mực hành vi.

Giá trị là điều mà một xã hội cho là phải, là đúng, là đẹp, là nên làm, và là cơ sởđể dựa vào đó để

phán đoán, đánh giá và ứng xử. Trong một xã hội các giá trị thường kết hợp với nhau tạo thành một hệ giá trị. Mỗi xã hội khác nhau thường đề cao những hệ giá trị khác nhau. Chẳng hạn, người

Chương 6: Tâm lý trong công tác tổ chức cán bộ

Mỹđề cao cá nhân chủ nghĩa, người Mehicô coi trọng gia đình chủ nghĩa, người Nhật tôn thờ tinh thần tập thể. Mỗi một thời đại khác nhau cũng có những hệ giá trị khác nhau, và ngay trong một xã hội một thời đại giá trị của các nhóm hay của các tầng lớp xã hội cũng khác nhau.

Giá trịđược cụ thể hóa hành vi. Chuẩn mực là những quy tắc sống và ứng xử, quy định cách cư xử của con người là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp. Mỗi một nền văn hóa, một xã hội có các hệ thống chuẩn mực tạo thành hệ thống kiểm sóat của xã hội và điều tiết các hành vi, cách ứng xử cá nhân trong nền văn hóa đó.

Tóm lại, cấu trúc xã hội, tâm lý của một tổ chức nó bị chi phối bởi một hệ thống hết sức phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những yếu tố thuộc vềđời sống tâm lý của cá nhân, những yếu tốđặc trưng từ nền văn hóa và tác động từ những nhóm xã hội, những chuẩn mực hành vi những giá trị mà xã hội đề cao.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 100)