CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 40)

1. Con người đóng vai trò chủđạo trong hệ thống quản lý

Con người đóng vai trò chủđạo trong hệ thống quản lý. Cần xem xét của họ trên ba phương diện:

- Con người với tư cách là chủ thể quản lý - Con người với tư cách là đối tượng quản lý - Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý.

Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng quản lý. Khi người lãnh đạo điều khiển mọi người thì họ là chủ thể quản lý vì tất cảđều phụ thuộc vào sự nhận thức và hiểu biết của người đó. Chìa khóa để giúp người lãnh đạo thành công trong hoạt động quản lý là nhận thức đầy đủ các yếu tố khách quan thấy rõ sự tương quan giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Mọi hoạt động của con người đều là chủ quan vì con người là chủ thể của hoạt động. Đồng thời, hoạt động ấy là khách quan vì nó tác động đến đối tượng này hay đối tượng khác; đối tượng

ấy độc lập với chủ thể, nó tồn tại bên ngoài chủ thể.

- Con người nhận thức được những điều kiện hiện thực đó và tìm cho mình cách xử lý trên cơ sở những điều kiện khách quan đó. Con người không chỉđơn thuần nhận thức những điều kiện khách quan tồn tại ngoài ý thức của mình, mà còn tác động có mục đích và tích cực nhất đối với khách quan.

Vai trò to lớn của con người chính là ởđây. Chỉ thông qua nhận thức đó, thực chất của hoạt

động quản lý con người mới được xác định. Nếu người lãnh đạo không nhận thức đầy đủ các yếu tố khách quan cụ thể thì họ sẽ rơi vào trạng thái cực đoan: Các quyết định của họ sẽ mang tính chất tùy tiện, chủ quan và không có căn cứ. Mặt khác nếu người lãnh đạo quá coi trọng các yếu tố

khách quan và không thể hiện sự tác động tích cực của mình thì họ sẽ rơi vào chủ nghĩa định mệnh và mang lại tác hại to lớn cho công việc.

Như vậy, người lãnh đạo phải theo dõi chặt chẽ sự phát triển của hệ thống quản lý và tác

động kịp thời và có mục đích vào hệ thống quản lý. Mối liên hệ biện chứng này được biểu hiện ở

chỗ người lãnh đạo bao giờ cũng phải lựa chọn được phương án tối ưu. Phương án tối ưu là sự kết hợp giữa điều kiện khách quan và hoạt động có mục đích của con người. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải có sự quản lý có khoa học. Có thể quan niệm quản lý có khoa học như sau:

Quản lý xã hội có khoa học và sự quản lý có hệ thống, có mục đích, có ý thức để tác động

đến xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và các xu hướng tiến bộ của xã hội, nhằm đảm bảo cho xã hội hoạt động và phát triển theo định hướng đã định, Một nét

đặc trưng của quản lý xã hội một cách khoa học là:

Dưới chủ nghĩa xã hội, quản lý không phải là đặc quyền của một số người nào mà sự sáng tạo của quần chúng lao động. Chính vì vậy, càng phải đề cao vai trò của con người. Hãy xem xét con người với tính cách là đối tượng quản lý.

Yếu tố xã hội và tâm lý ngày càng được quan tâm bởi vì hành vi của con người trong hệ

thống quản lý ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Trong xã hội cũng như trong quá trình sản xuất, con người không thể vượt ra ngoài tổ chức nội tại và chính tổ chức nội tại cũng là một nhu cầu tất yếu khách quan quyết định hành vi của con

Chương 2: Con người trong hệ thống quản lý dưới giác độ tâm lý

người mong đạt được, thông qua tổ chức nội tại đó; chẳng hạn, cần phải khuyến khích vật chất tinh thần đối với người lao động v.v…

Lãnh đạo con người trước hết là tổ chức hợp lý lao động, hai là xác định đúng vị trí của mỗi người trong công việc, xác định được nghĩa vụ và quyền hạn v.v…của người lao động.

Tóm lại, khi nói đến vai trò của con người trong hệ thống quản lý, cần phải có quan niệm mới về nhân tố con người. Vấn đề chủ yếu đối với việc lãnh đạo con người là phải thỏa mãn nhu cầu của con người về quyền hoạt động sáng tạo, có được những thông tin chính trị – xã hội chân thực, được hưởng chếđộ dân chủ về kinh tế và chính trị, được giao tiếp và được xã hội tôn trọng, chứ không phải chỉ là thỏa mãn các phương tiện sinh hoạt thiết yếu.

2. Con người trong hoạt động quản lý

2.1. Nhân cách con người trong hoạt động quản lý

Trong các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu nhiều hiện tượng tâm lý con người như nhận thức tình cảm, ý chí…

Đó là những yếu tố quan trọng khi nghiên cứu con người. Tuy nhiên để có thể nắm vững con người, biết được họ người tốt hay xấu, có tài hay bất tài, trung thành hay phản bội …Hoặc có thể sử dụng, điều khiển đánh giá đúng mức con người, cần phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất của họ. Do đó, trong hoạt động quản lý ta cần hiểu rõ nhân cách con người.

Nhân cách thể hiện là con người có ý thức, có khả năng nhận biết cư xử với mọi người, với xã hội. Do ý nghĩ này có thể hiểu nhân cách là một thực thể xã hội có ý thức.

Nhân cách là toàn bộđặc điểm tâm lý đã ổn định, của cá nhân tạo nên giá trị xã hội, hành vi xã hội của cá nhân đó. Như thế, không phải mọi hiện tượng tâm lý đều là thành phẩm của nhân cách, mà chỉ những đặc điểm nào đó trở thành ổn định, bền vững và tạo nên giá trị xã hội của cá nhân mới là thành phẩm của nhân cách. Nhân cách là bản chất của con người.

Nhân cách bao gồm cái riêng và cái chung của con người. Cái riêng là đặc điểm riêng hoàn cảnh riêng của mỗi người. Cái chung là các mối quan hệ, hoặc hoàn cảnh xã hội mà con người sống, làm việc trong đó.

- Khi sinh ra, con người chưa hình thành được nhân cách. Nhân cách được hình thành trong cuộc sống của con người. Khi ý thức phát triển đến một mức độ nhất định, nhân cách mới được hình thành và phát triển. Sự hình thành và phát triển nhân cách diễn ra do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc điểm bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh xã hội và hoạt động quản trị kinh doanh, vấn

đề nghiên cứu nhân cách có ý nghĩa rất quan trọng. Dựa vào nhân cách và sự hình thành nhân cách, chúng ta xây dựng hướng hoạt động và quản trị con người, một cách đúng đắn và có hiệu quả.

Hoạt động quản trị, hoạt động giao tiếp chính là tác động vào nhân cách con người. Đánh giá con người cần dựa trên đặc điểm nhân cách. Khi sử dụng, điều khiển, cư xử với con người phải căn cứ vào phẩm chất nhân cách của họ.

Việc xây dựng nề nếp hoạt động của tập thể sản xuất, thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc những nội quy, quy chế của tập thể sẽ góp phần tạo nên những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách của nhân viên. Bởi vậy, sự hiểu biết về nhân cách rất cần thiết đối với hoạt động quản lý.

Chương 2: Con người trong hệ thống quản lý dưới giác độ tâm lý

2.2. Năng lực

Trong quản trị, việc sử dụng người phải dựa vào năng lực của họ. Đánh giá năng lực của một người không chỉ dựa vào kết quả của công việc mà còn dựa vào nhiều yếu tố như:

+ Phương thức hoàn thành công việc

+ Tính độc lập và độc đáo khi thực hiện công việc + Tính sáng tạo của phương pháp thực hiện + Hiệu suất thực hiện công việc

+ Thời gian hoàn thành

+ Sự giải quyết những tình huống đột biến + Mức độ kết quả công việc…

* Trong công tác quản trị, việc phân công công việc cho từng người, nếu hợp với năng lực của họ, sẽ có kết quả rất tốt. Tuy nhiên việc sử dụng người cần gắn với việc bồi dưỡng, phát huy năng lực của họ. Như thế công tác quản trị mới đạt hiệu quả cao.

Việc rèn luyện năng lực quản trị và các năng lực khác của nhà quản trị phải là một công tác thường xuyên.

Cần chú ý, năng lực được hình thành do tác động của các yếu tố: - Đặc điểm bẩm sinh (năng khiếu)

- Sự giáo dục của xã hội (học ở trường nào, trình độ, bằng cấp…) - Sự tự rèn luyện bản thân

- Kinh nghiệm và sự từng trải

- Phẩm chất ý chí và phẩm chất khác…

2.3. Ý chí và hành động

Ý chí là phẩm chất tâm lý của con người giúp cho họ vượt qua những khó khăn trở ngại trong hành động. Ý chí thường thể hiện ở sự nổ lực hành động. Nó biểu hiện tính tích cực của con người trong đời sống của họ.

Ý chí có vai trò đặc biệt trong đời sống con người, nó tạo nên sức mạnh của con người, làm cho con người đạt được mục tiêu, mục đích hoạt động. Nó cũng nâng cao hiệu quả hoạt động. Đó là sức mạnh tinh thần của con người.

Ý chí là nhân tố quan trọng tạo nên bản lĩnh con người. Chúng ta cần chú ý những phẩm chất quan trọng của ý chí sau:

Tính mục đích, tính độc lập, sự quyết đoán, sự kiên trì, sự dũng cảm, tính tự chủ, tính tự kiềm chế hay chịu đựng v.v…

Đối với nhà quản trị, ý chí là những phẩm chất không thể thiếu được. Nói cách khác, nếu không có những phẩm chất ý chí, con người chúng ta không thể làm tốt công tác quản lý và cũng không thể trở thành một nhà quản lý giỏi được.

Ý chí không tồn tại độc lập mà tồn tại trong các hành động. Những hành động có ý chí tham gia gọi là hành động ý chí. Hành động ý chí là những hành động có mục đích có kế họach, có sự điều chỉnh của ý thức.

Một phần của tài liệu Tâm lý học trong quản lý (Trang 40)