Đó là những hành động có sự nỗ lực ý chí để vượt qua những khó khăn nhằm thực hiện được mục đích. Đây là một loại hành động quan trọng nhất của con người, tạo nên giá trị xã hội, tạo nên hiệu quả trong hoạt động của họ.
Đây là những hành động chủ yếu, cơ bản của nhà quản trị. Ở con người có những hành động ý chí đặc biệt, ở những hành động này, do lặp đi lặp lại nhiều lần, sự nỗ lực của ý chí, sựđiều chỉnh của ý thức giảm đi hoặc không còn nữa. Người ta gọi những hành động này là hành động tựđộng hóa.
Có 2 loại tựđộng hóa. • Kỹ xảo • Thói quen.
Nhà quản trị cần phải chú ý rèn luyện để có những kỹ xảo tốt như kỹ xảo giao tiếp, kỹ xảo
đánh giá con người, kỹ xảo lập kế họach, kỹ xảo nói. v.v…
Mặt khác nhà quản trị cần chú ý tạo nên những thói quen tốt như: Làm việc khoa học, đọc kỹ
văn bản, thói quen văn hóa lịch sự, đúng giờ. Cần tránh những thói quen xấu. Những kỹ xảo và thói quen là những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách làm việc, phong cách quản lý, tư thế tác phong chững chạc, cách làm việc khoa học văn minh…
III. CÁC QUAN ĐIỂM NHÌN NHẬN CON NGƯỜI TRONG QUẢN LÝ DƯỚI GIÁC ĐỘ TÂM LÝ GIÁC ĐỘ TÂM LÝ
1. Quan điểm nhìn nhận thế giới nội tâm của con người
Để thấu hiểu phán đoán một con người thì không thể chỉ dựa vào từng lời nói, cử chỉ hành động biểu hiện bên ngoài mà phải thông qua các hiện tượng đểđánh giá bản chất của người đó
Tiêu chuẩn để nhà lãnh đạo nhìn nhận một con người là: Nhất định phải thấu hiểu thế giới nội tâm của người đó. Nhưng để thấu hiểu một con người không phải dễ.
Những dấu hiệu biểu hiện bên ngoài các sự vật có vẻ tương đồng nhưng thực chất thì không như vậy, chúng rất dễđánh lừa con người.
Cho nên, người kiêu ngạo tựđại có vẻ rất thông minh nhưng thực ra thì chẳng thông minh chút nào, người có vẻ như ngốc nghếch đến đáng yêu, xem như một vị quân tử vậy, thực chất chẳng phải quân tử gì cả; những người thô lỗ có vẻ như rất dũng cảm đấy nhưng cũng không phải.
Những cây cỏ dại mọc lẫn trong đám mạ non thì không dễ phân biệt, những viên đá có màu như sắc ngọc thì rất dễ bị lẫn lộn với những viên đá ngọc. Tất cả những điều này đều là những việc tưởng chừng nhưđúng mà thật ra là sai. “Biết người, biết mặt, khó biết lòng”.
Qua đây, để nói lên hiểu về một con người không đơn giản. Khổng Tử nói “ Lòng người còn hiểm trở hơn cả núi sông, hiểu người còn khó hơn cả hiểu trời” . Trời còn có sớm tối, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, còn người thì sao?.
Đây là một quá trình tâm lý rất phức tạp. Cần phải hiểu đúng, phán đoán về một con người không thể dựa vào những biểu hiện bên ngoài của lời nói, cử chỉ, lời nói hành động mà phải thông qua hiện tượng mà xem bản chất vấn đề, chú ý những thái độ của họ với những hoàn cảnh ngang trái hay những người có địa vị thấp kém trong xã hội.
Chương 2: Con người trong hệ thống quản lý dưới giác độ tâm lý
Trong tình huống giao tiếp cụ thể của con người có thể xuất hiện những tình huống khác nhau, những vấn đề cụ thể cần có thực tiễn cụ thể.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta không thể quan sát, nhìn nhận đánh giá con người một cách đơn giản. Mà chúng ta cần phải dùng nhãn quan sắc bén, nhanh chóng phán đoán, quyết định những phương châm chiến lược giải quyết mau lẹ.
Mỗi người rất khó mà phán đoán những suy nghĩ của đối phương thông qua những biểu hiện trên nét mặt hay ngôn ngữ, cử chỉ của họ. Khi buồn, họ có thể mỉm cười để che giấu một cách khéo léo; khi vui họ có thể giả bộ cúi đầu trầm ngâm không nói.
Do đó, lúc này những lời họ nói ra, những việc họ làm nhất định xuất phát từ thâm tâm của họ. Đó đúng như câu mà mọi người thường nói “Mọi người đều mang một cái mặt nạ giả dối”. Cái mặt nạ này thường lớn dần theo tuổi tác, được mang ngày càng tinh xảo, càng ngày khó phát hiện, lâu dần sẽ trở thành một xu thế nhất định của tư duy mang tính xã hội, một thói quen, những ứng xử ngẫu nhiên cũng là một trong những tiêu chí thường gặp. Thử nghĩ một chút, không phải chính mình cũng thế sao? Những tình cảm vui buồn yêu ghét của chính mình khi thể hiện ra trước người khác thì rõ ràng là có chút che giấu, phải không nào?
Quả là lòng người khó đoán. Bề ngoài xem ra tất cả dường như rất thành thật, nhưng thế
giới nội tâm lại rất kín đáo, giữ kín như bưng, ai mà có thể biết rõ đây, có người bề ngoài hiền lành, nhưng hành vi lại rất lạnh lùng, ngạo mạn, không có lợi thì không làm, có người diện mạo quân tử nhưng thực chất lại là kẻ tiểu nhân; có người bề ngoài khôn khéo nhưng tính tình rất ngay thẳng; có người xem ra kiên trinh mà thực tế lại yếu đuối; có người xem ra ung dung, tự tại nhưng tính tình họ lại thường hay lo lắng, bất an.
Có người xem ra trang trọng nhưng lại không chính khí; xem ra ôn hòa, nhân hậu mà lại
đi làm trộm cướp; bề ngoài cung kính với bạn, nhưng bên trong lại chửi thầm bạn, xem thường bạn; có dáng điệu một lòng một dạ thực ra là không toàn tâm toàn ý; có dáng vẻ quả cảm quyết
đoán mà thực tế lại phân vân, do dự; có vẻ như hồ đồ, đần độn mà ngược lại trung thành, chân thực; có vẻ đại khái qua loa nhưng giải quyết công việc lại có hiệu quả; có vẻ như cay nghiệt nhưng thực chất rất tốt bụng.
Có người không có gì là không làm được, không gì là không biết nhưng thực tế là không biết gì, người trong thiên hạ ai cũng coi thường họ. Tất cả các loại trên đều là sự phức tạp không thống nhất của diện mạo và nội tâm con người.
Có những người mang một khuôn mặt đạo mạo, an nhàn, hòa nhã, thân thiện nhưng lại che dấu ý đồ đầy trong lòng. Biểu hiện bên ngoài thì cực kỳ khen ngợi tán dương người khác nhưng ngấm ngầm bên trong lại tính những mánh khóe, làm sao để khiến cho người ta không nhìn thấy được con đường phía trước, làm sao để khiến cho người ta thân bại danh liệt. Loại người này thường không xuất đầu lộ diện hại người mà thường thực hiện ngấm ngầm thông qua người khác.
Xung quanh chúng ta, có lúc họ thấy lãnh đạo thăng quan tiến chức liền nói những lời tán dương, tâng bốc; có lúc họ thấy bạn mình mọi việc thuận lợi tiến triển thì họđặt điều sinh sự sau lưng bạn, làm bất lợi với lãnh đạo; có lúc những sự lừa lọc, dối trá giăng bẫy ấp ủ trong đầu họđã trở thành “những thòng lọng treo cổ”, với lãnh đạo, làm họ trở mình không kịp; có lúc họ thấy lãnh đạo rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì vui sướng mượn gió bẻ măng. Tất cả những điều như thế, lãnh đạo làm sao có thể không đề phòng?
Chương 2: Con người trong hệ thống quản lý dưới giác độ tâm lý
2. Quan sát trạng thái tinh thần của con người
Trong nghệ thuật nhìn người của Tăng Quốc Phiên nổi tiếng đời Nhà Thanh có khả năng
đặc biệt nhìn nhận con người. Khi ông đánh giá về con người thì luôn nghĩ mấy câu vè: “Tà chính nhìn mắt, thật giả nhìn miệng, công danh nhìn diện mạo, sự nghiệp nhìn vào tinh thần, ý chí nhìn vào nét mặt, từng trải nhìn vào bàn chân, nếu biết nhìn đúng cách, tất cả sẽđược biểu hiện ra”. Tăng Quốc Phiên đơn giản phân con người thành bốn đẳng cấp:
- Người thuộc đẳng cấp thứ nhất: Khí chất hiên ngang - Người thuộc đẳng cấp thứ hai: Vì ổn định mà thận trọng - Người thuộc đẳng cấp thứ ba: Vì tiền tài mà đầu óc mê muội - Người đẳng cấp thứ 4: Vì dao động mà hay hỏng việc
Tăng Quốc Phiên nhìn người, mục đích đều là lựa chọn phát hiện trọng dụng nhân tài. Tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng của ông Băng Giám lại là trọng thần, đồng thời chú ý hình thể, từ xem trọng những việc bình thường mà phân biệt những điều kỳ quái, xem trọng đạo lý dẫn dắt võ nghệ, xuất phát từ tổng thể, đánh giá con người từ tướng mạo, thân thái từ trạng thái tĩnh mà nắm bắt bản chất con người, từ trạng thái động mà quan sát những điểm quy tụ của con người. Coi trọng cân bằng và đối xứng, tương xứng và tương hợp, trung hòa và vừa phải, hài hòa và điều chỉnh, chủ yếu là quyết định. Băng Giám nói lên được sự khác biệt về tinh thần của con người, giúp đỡ rất nhiều cho các nhà lãnh đạo nhìn người.
Quan sát về một con người là một qúa trình từ ngoài vào trong, bới lông tìm vết, tìm tới ngọn nguồn. Khi quan sát trạng thái tinh thần của con người, cũng cần phải chú ý từ những cử chỉ
biểu lộ tình cảm bên ngoài đi tìm tòi kiểm tra những khí chất tinh thần tiềm ẩn bên trong, thấy
được những hành động chân thực sâu thẳm bên trong tâm hồn con người. Quá trình này có vẻ
mang tính thần bí, vô sắc, vô vị, vô thanh, vô tín, vô hình, vô trạng, vô điềm, vô báo, nhưng còn có lý để làm theo, chứ không phải là không có lửa làm sao có khói; cây không có đất, nước không có nguồn.